"Một bài thơ cũ" do Lê Hoàng Tuấn Kiệt phụ trách
Năm xưa ta lại chốn này,
Hồ thu nước mới chau mày với thu.
Nàng Dương mười bốn hái dâu,
Hoa non đâu đã biết sầu vì thu.
Năm sau ta đến chốn này,
Nàng Dương tóc đã đến ngày cài trâm.
Chiều xuân hoen hoẻn trăng rằm,
Con ong lén gởi thơ thầm ngoài hiên.
Qua năm ta lại chốn này,
Ngựa xe chen bước dấu giày in sân.
Phòng khuê cửa đóng mấy tầng,
Chim xanh mỏi cánh mấy lần về không.
Rồi năm ta lại chốn này,
Nàng Dương mở cửa suốt ngày đợi tin.
Thềm ba khách vắng rêu in,
Cành hoa năm ngoái ai vin năm này?
Năm nay ta lại chốn này,
Lầu không chim vắng, chim bay đằng nào?
Hỏi người có biết tăm hao,
Láng giềng rằng có cô nào đâu đây!
29-10-1927
Phan Văn Dật (17/ 08/ 1909 - 11/ 02/ 1987), bút hiệu Tiêu Lang, Thường Nga Phố, là nhà
giáo, nhà thơ, nhà văn, nhà phiên dịch. Ông sinh tại làng Phú Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên; chánh quán làng Đạo Đầu, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán, lớn lên mới theo học chữ quốc ngữ tại Trường Quốc Học
Huế. Năm 1927, ông tốt nghiệp bằng Thành chung, vì gia cảnh phải thôi học vào làm thư ký
tại Sở Trước bạ Đà Nẵng. Năm 1939, ông về lại Huế làm ở Nha Ngân khố Trung Kỳ, rồi trải
qua các sở: Sở Văn hoá, Nha Thông tin, Sở Ngân chánh Huế, đồng thời dạy học tại Trường
Nữ học Đồng Khánh và Trường Quốc Học Huế. Năm 1951, ông làm Chủ sự Phòng Trước bạ
Huế.
Tháng 11-1951, ông được cử đi tu nghiệp ở Trường Trước bạ quốc gia Lyon (Pháp) cho đến
tháng 5 năm 1952. Năm 1959, ông được biệt phái sang Viện Đại học Huế, năm sau được cử
làm Giảng viên Viện Hán học, sau kiêm cả chức vụ Giám học cho đến năm 1963. Năm 1964,
ông về hưu nhưng vẫn tiếp tục dạy giờ tại các trường Cao đẳng Mỹ thuật, Nông Lâm Súc,
trường Bách khoa Bình dân và Trung học tư thục Đào Duy Từ.
Ông viết văn từ 1924, đến 1927 có thơ đăng Nam phong tạp chí, Thần kinh, Rạng đông (ký
Tiêu Lang và Thường Nga Phố).
Tác phẩm:
- Bâng Khuâng (thơ, 1935)
- Diễm Dương Trang (tiểu thuyết, giải thưởng Tự lực văn đoàn năm 1935)
- Những Ngày Vàng Lụa (thơ viết vào khoảng những năm 1938-1944, chỉ đăng rải rác ở các
báo, ở trong các sách hợp tuyển, chưa xuất bản)
Năm xưa ta lại chốn này,
Hồ thu nước mới chau mày với thu.
Nàng Dương mười bốn hái dâu,
Hoa non đâu đã biết sầu vì thu.
Năm sau ta đến chốn này,
Nàng Dương tóc đã đến ngày cài trâm.
Chiều xuân hoen hoẻn trăng rằm,
Con ong lén gởi thơ thầm ngoài hiên.
Qua năm ta lại chốn này,
Ngựa xe chen bước dấu giày in sân.
Phòng khuê cửa đóng mấy tầng,
Chim xanh mỏi cánh mấy lần về không.
Rồi năm ta lại chốn này,
Nàng Dương mở cửa suốt ngày đợi tin.
Thềm ba khách vắng rêu in,
Cành hoa năm ngoái ai vin năm này?
Năm nay ta lại chốn này,
Lầu không chim vắng, chim bay đằng nào?
Hỏi người có biết tăm hao,
Láng giềng rằng có cô nào đâu đây!
29-10-1927
Phan Văn Dật (17/ 08/ 1909 - 11/ 02/ 1987), bút hiệu Tiêu Lang, Thường Nga Phố, là nhà
giáo, nhà thơ, nhà văn, nhà phiên dịch. Ông sinh tại làng Phú Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên; chánh quán làng Đạo Đầu, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán, lớn lên mới theo học chữ quốc ngữ tại Trường Quốc Học
Huế. Năm 1927, ông tốt nghiệp bằng Thành chung, vì gia cảnh phải thôi học vào làm thư ký
tại Sở Trước bạ Đà Nẵng. Năm 1939, ông về lại Huế làm ở Nha Ngân khố Trung Kỳ, rồi trải
qua các sở: Sở Văn hoá, Nha Thông tin, Sở Ngân chánh Huế, đồng thời dạy học tại Trường
Nữ học Đồng Khánh và Trường Quốc Học Huế. Năm 1951, ông làm Chủ sự Phòng Trước bạ
Huế.
Tháng 11-1951, ông được cử đi tu nghiệp ở Trường Trước bạ quốc gia Lyon (Pháp) cho đến
tháng 5 năm 1952. Năm 1959, ông được biệt phái sang Viện Đại học Huế, năm sau được cử
làm Giảng viên Viện Hán học, sau kiêm cả chức vụ Giám học cho đến năm 1963. Năm 1964,
ông về hưu nhưng vẫn tiếp tục dạy giờ tại các trường Cao đẳng Mỹ thuật, Nông Lâm Súc,
trường Bách khoa Bình dân và Trung học tư thục Đào Duy Từ.
Ông viết văn từ 1924, đến 1927 có thơ đăng Nam phong tạp chí, Thần kinh, Rạng đông (ký
Tiêu Lang và Thường Nga Phố).
Tác phẩm:
- Bâng Khuâng (thơ, 1935)
- Diễm Dương Trang (tiểu thuyết, giải thưởng Tự lực văn đoàn năm 1935)
- Những Ngày Vàng Lụa (thơ viết vào khoảng những năm 1938-1944, chỉ đăng rải rác ở các
báo, ở trong các sách hợp tuyển, chưa xuất bản)
Gửi ý kiến của bạn