NGUYỄN THÁNH NGÃ - Từ Lột Vỏ Bóng Tối Đến Hiển Thị Hiện Thực

12 Tháng Mười Hai 20217:22 SA(Xem: 3226)
NGUYỄN THÁNH NGÃ - Từ Lột Vỏ Bóng Tối Đến Hiển Thị Hiện Thực

 

Có ai đó đã nói: "Điều đáng quý nhất của con người là tình bạn." Tôi và Phạm Minh Châu có duyên văn chương và tình bạn. Khi anh "Lột vỏ" để trở thành một nhà thơ hiện đại, tôi ủng hộ anh. Bởi kẻ dám vượt qua chính mình mới có thể làm nên điều gì đáng kinh ngạc.

Và tôi kinh ngạc khám phá vẻ đẹp của tư tưởng Phạm Minh Châu qua Hiển Thị. Thơ Hiển Thị không phải để nhìn thấy ngay, mà hiển thị qua lung linh con chữ. Sự nghiền ngẫm khiến ta bật ngộ nhiều điều, nên thơ PMC là loại thơ triết luận, phải suy nghĩ rồi mới cảm được.

Quả thật, thơ Phạm Minh Châu phải "lột vỏ" mới có thể tiếp cận. Đây là điều mà thơ mặt phẳng không có, người lười đọc sẽ bỏ qua. Chỉ có ai thật sự là người yêu thơ, muốn dự phần vào cuộc sáng tạo của tác giả, mới thích thú hân thưởng vẻ đẹp ngôn từ và tư tưởng thơ chứa đựng trong đó. Lúc ấy, cái lớp vỏ hào nhoáng của ngôn từ đã được tách ra, cốt lõi thơ mới hiển thị. Giống như lõi cây quý, nằm dưới đáy sông lâu năm được trục vớt, tất sẽ tạo được sự kỳ diệu...

Thơ PMC là thế, khi nhìn ngắm, những âm vang sẽ bay lên khiến màng nhĩ bạn rung động. Sự rung động không vần điệu. Nó vừa hiện đại vừa thâm sâu, người đọc day dứt mãi không thể chối từ cái hay, cái đẹp mà thơ mang lại.

Vậy Hiển Thị là gì? Có thể sẽ có người đọc buông tập thơ xuống và nói "chỉ có rối chữ, chứ làm gì có hiển thị..." Vì thế, chúng ta nên hiểu rằng, đọc thơ Phạm Minh Châu như cách uống cà phê, phải biết nhấm nháp chứ không phải uống như nước lọc. Từng ngụm cà phê, có đắng đót, chua cay mặn chát, và ngọt ngào trộn lẫn hương vị thơm ngon trong từng cung bậc thưởng thức. Cảm xúc sẽ len lỏi trong hồn ta, đến lúc nào đó ta mới phát hiện ra:

               Xới ngược thời gian

               Trôi câu hát...

 (Điều không thể)

Thơ không những xới ngược thời gian, mà còn đi trước thời gian. Xem ra làm thơ đâu có dễ, phải đủ sức đào xới ký ức tâm mình, nguồn mạch mới hiện ra. Phải đón trước tương lai như một dự báo, hay tiên tri. Tất cả những cái đó là để làm gì? Chỉ để trôi câu hát....Đó không phải vu vơ. Đó là lẽ tất nhiên. Hiểu được cái tất nhiên là thơ. Trịnh Công Sơn viết: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi..." Nội hàm thơ PMC tuy khác, nhưng vẫn có chút tương tự là để cho trôi đi, cuốn đi... Thơ chịu số phận cô đơn hơn câu hát bay bổng, thăng hoa, nên PMC đã thốt lên:

               Ta chỉ muốn giam mình trong ô cửa
               Dừng chân loài thú đi hoang
                        (Chỉ là mơ)

Nếu chịu giam mình thì đâu có hiển thị. Tưởng là tiêu cực, nhưng thật ra rất tích cực, cả trong dừng chân loài thú để "người hơn" là một dấu hiệu vô cùng tinh tế, mà thơ có sứ mệnh phải gánh vác:

              đêm - tiếng côn trùng rả rích

              lời khẩn cầu từ phía không gian

              giấc mơ nào thực

              giấc mơ nào hoài bảo

              sự mong đợi sẽ là hư ảo

             đêm sáng rồi sao không mở cửa ra?

                      (Đêm sáng rồi sao không mở cửa ra)

"Mở cửa ra" là hành trình của sự vận động không ngưng nghỉ, chứ đâu phải muốn mở là mở được. Phải trải qua nhiều hoài bảo, nhiều hư ảo giữa thực và tan mới mở được cánh cửa hồn mình, hòa nhập vào ánh sáng chung quanh, để thấy:

              Thiên nhiên thức dậy

              Là hành trình rửa mặt
                    (Gởi thân vào lá)

Câu thơ thật khôn ngoan, nếu không nói là tinh quái. Cả một hành trình của giấc mơ là phải "rửa mặt." Ta nghe như gáo nước lạnh tạt vào câu thơ. Tỉnh táo và bừng sáng cả không gian. Và thiên nhiên thức dậy là một nhận thức có tính khái quát, nhưng đã hiển thị ra những hiên tượng:

                Ta biết

                gió không phải về từ núi

                không phải về từ bên kia đại dương

 

                gió về từ không khí

                từ vận hành tự tạo

                tự nhiên đã cho bốn mùa

                nắng, khô, mưa, bão

                cuộc đời đã cho bốn điều

                sướng, vui, đau, khổ

                tình yêu cho điều hạnh phúc

                sao lắm lúc tim đau

 

                ta nghĩ,

                rồi một ngày nếu không còn ánh sáng

                vạn vật sẽ trộn vào nhau không màu

                tôn giáo không cần tín đồ

                bởi sự tranh giành đã bị nuốt chửng

                hố đen khổng lồ mở cửa

                hoá sinh tìm đến sự giải mã

                ma quỷ ẩn mình trốn trong áo thầy tu...

                       (Hiển thị)

Bài thơ như bức tranh tượng trưng, phơi ra ánh sáng. Họa sĩ - thi sĩ đã vẽ cả không gian trong đường nét duy lý, cả những chấm phá phi logic trộn lẫn sắc màu của đời sống tâm linh. Nghệ thuật của bức tranh chỉ là cái cớ, "nếu không còn ánh sáng/ vạn vật sẽ trộn vào nhau không màu" hoặc "tôn giáo không cần tín đồ..." vv... Nhà thơ đã mượn hình ảnh ấy, để nói về bức tranh xã hội loài người. Đó là lòng tham, sự đau khổ và mê tín thống trị, đã làm cho "hố đen khổng lồ mở cửa", và nó nuốt chửng những gì đẹp đẽ, quý giá nhất của con người. Phải chăng, đây là cách "hiển thị" của PMC? Hiển thị bằng tư duy duy lý, lấy gió làm nguồn sức mạnh, có năng lực vô hình, mềm mại đẩy ra ánh sáng lớp "ma quỷ ẩn mình trốn trong áo thầy tu..." Tuy dùng hình ảnh tôn giáo, nhưng tuyệt nhiên không phải nói về tôn giáo, mà có thể áp dụng cho mọi lãnh vực trong cuộc sống. Câu thơ như một cảnh báo về "chiếc áo không làm nên thầy tu", mà còn ẩn chứa sâu xa những vấn đề nhức nhối của xã hội. Nhà thơ đã dùng hình ảnh về đôi mắt để gợi suy:

                 Hỡi ai, thử nhắm mắt lại

                 Sẽ nghe tâm mình thổn thức

                             ( Vùng giáp mặt)

Nhắm mắt, tức không nhìn bằng đôi mắt thịt, mà nhìn bằng tâm thức, bằng trí tuệ. Vì thế PMC luôn đề cao ngôn ngữ thơ bằng một "phác họa" rất đắc như sau:

                 Xé toạc ý nghĩ

                 Chiêm nghiệm sự trần truồng

                             (Phác họa)

Trần truồng đây là sự thật. Một sự thật trần truồng đến thế mà có người vẫn không nhìn thấy, cho nên vai trò của thi ca luôn được tiếp diễn trong cõi người. Bằng cách này hay cách khác, thơ làm cho ý tưởng thăng hoa, đắp bồi những thiếu sót, cạn cợt mà làm giàu cho trí tưởng:

                 Tư duy heo may

                 Nhắm mắt để nhìn thật sạch

                             (Nghiệp)

Tôi nhớ W. Gof đã nói:"Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp." Hai câu thơ trên chính là cách trưởng thành trong tĩnh lặng, mới có thể dùng "tư duy heo may" mà nhập vào mùa thu - mùa đẹp nhất của đời người, để nhận diện ngọn gió phương Bắc the thắt như thế nào! Và "nhắm mắt để nhìn thật sạch" là thủ thuật cấu tứ giác quan, thị giác tĩnh lặng thì cái nhìn của trí tuệ mới trong sáng làm sao...

Viết đến đây, tôi chợt nhận ra nhà thơ luôn là người hướng thượng. Họ chắt lọc máu thịt, chất xám của mình thành thơ, rồi truyền rao, dâng hiến cho cuộc đời. Bởi có lúc dường như muốn gác bút, thì cảm xúc lại bật khóc:

                Tưởng rồi sẽ gấp lại những trang thơ

                Nhưng cảm xúc bật thành tiếng khóc

                Và con chữ hiện hình...

                                 (Sớm mai thức dậy)

Đời cầm bút nhọc nhằn, mà vật chất đem lại không bao nhiêu. Nhưng nhà thơ đã gánh lấy nợ thi ca, giống như một thiên sứ truyền rao thông điệp cuộc sống. Anh không thể bứt ra khỏi vùng phủ sóng của nó, nên nghiệp dày đeo đẳng. Cho tới hôm nay, sự hiển thị như sóng trào dâng cho những "con chữ hiện hình" đi tới bến thi ca.

Thật thế, Phạm Minh Châu vừa vất vả vật lộn với con chữ, vừa phải cho con chữ hiện hình. Và để làm nên hình nên vóc, là cả một quá trình rèn luyện, hoài thai và sinh nở đứa con tinh thần. Đặc biệt, tôi luôn chú ý cách lập luận độc đáo, ngắn gọn mà nội hàm sâu sắc của thơ Phạm Minh Châu:

               Úp mặt vào nhau

               Hương thơm một thuở

               Ngật ngưỡng

               Úp lưng vào nhau

               Thế là chia ly...

                            (Vô hình)

Nhà thơ đã dựng nên một hiện thực: "úp mặt và úp lưng," là hai tập hợp không bền vững, hai mặt của cuộc đời đối lập lẫn nhau. Hiển thị đã cho người đọc thấu rõ, nhận chân sự thật để sống đẹp đẽ hơn, thoát khỏi những trì trệ cho niềm vui tràn ngập tâm hồn. Cuối cùng, tôi muốn nói rằng bạn đọc thơ dễ hiểu bạn chỉ hiểu được một ít thôi. Trong khi đó, với thơ khó hiểu (không phải thơ tắt tị) bạn sẽ nhận được rất nhiều điều thú vị. Bởi nhờ trí tưởng tượng, thơ luôn bắt đầu mà không có kết thúc...

Sài Gòn tháng 10. 2021

N.T.N

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười Một 20249:59 SA(Xem: 73)
Là một người gốc Bình Định, ngụ cư Sài Gòn. Sống bằng nghề dạy khí công, thiền… dạy thở & thở ra thơ, quờ tay ra tranh…rượu trà ra ngụ ngôn.
05 Tháng Mười 20243:56 CH(Xem: 236)
Tôi thương ông vất vả như tôi thương tất cả những ai đeo đuổi công việc sáng tác từng nếm mùi cay đắng, thất bại, khổ đau.
22 Tháng Chín 20248:53 SA(Xem: 252)
Vừa qua họa sĩ Nguyễn Đình Thuần gọi cho biết, Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe. Mong anh tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm “cay” hơn.
25 Tháng Tám 20246:53 SA(Xem: 379)
Thông tin từ các bạn thơ tri kỷ, “Mắt Biếc” là tập thơ cuối đời của nhà thơ Linh Phương sau những tháng ngày phải chống chọi với căn bệnh tai biến,” đến nỗi khi được tin thi phẩm này được Hội Nhà Văn cấp phép anh đã khóc trên giường bệnh!
10 Tháng Tám 20248:59 SA(Xem: 343)
Hơn ba mươi năm trở lại đây, trên các báo Việt ngữ ở hải ngoại, độc giả đã quen biết bút hiệu Vương Trùng Dương, một cây bút viết nhanh, viết đều, đủ loại,
30 Tháng Bảy 20247:18 SA(Xem: 340)
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao,
18 Tháng Bảy 20246:03 CH(Xem: 396)
Vực trắng là tập thơ mới nhất của Lữ Mai gồm 54 bài thơ, được chia làm 6 phần:
02 Tháng Sáu 20245:41 CH(Xem: 730)
Chỉ trong 2 năm 2023-2024, Vũ Ngọc Giao - một cây bút nữ xứ Đà thành đã cho ra đời 4 tác phẩm,
22 Tháng Năm 20244:58 CH(Xem: 791)
Phan Nhật Nam tính tình hào sảng, sẵn sàng móc túi đến đồng bạc cuối cùng để giúp đỡ những trường hợp khó khăn dẫu chỉ quen biết hay sơ giao.
12 Tháng Năm 202410:42 SA(Xem: 762)
cuộc sống và sự nghiệp sáng tạo của Đỗ Hồng Ngọc rất sinh động, và phong phú.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21068)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15948)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17595)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10310)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18773)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5133)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1868)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2419)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2255)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23571)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20056)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8866)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9903)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9278)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12336)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31823)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21558)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26608)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24048)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22840)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20955)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18984)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20163)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17725)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16810)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25889)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33206)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35612)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,