Hồ Minh Dũng

21 Tháng Giêng 20225:43 CH(Xem: 429)
Hồ Minh Dũng



Hồ Minh Dũng, nhà văn thường trực phản ảnh chiến tranh trong sáng tác.

Cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, trên một số tạp chí xuất bản tại miền Nam việt Nam, người đọc đã bày tỏ lòng yêu mến đặc biệt, dành cho một cây bút trẻ thời đó, là nhà văn Hồ Minh Dũng.

Sau Thế Uyên và Y Uyên, có thể nói, Hồ Minh Dũng là một trong vài nhà văn thường trực phản ảnh chiến tranh trong sáng tác.

Cùng thời với Hồ Minh Dũng, là nhà văn Trần Hoài Thư, một cây bút cũng chọn phóng chiêu đời sống hàng ngày của mình vào thế giới truyện ngắn.

Nếu trong sinh phần văn chương của Trần Hoài Thư, người lính chỉ là một cái cớ hay người lính chính là tác giả, với những ưu tư, triết lý về lẽ tử sinh, về một tình yêu tuyệt đối, lãng mạn, thì người lính trong sinh phần truyện ngắn của Hồ Minh Dũng, những năm cuối thập niên 60, lại chỉ là nhân chứng. Một nhân chứng với tất cả tính khách quan của mình. Người lính trong truyện của họ Hồ, thời gian này, là bất cứ một người lính nào trên chiến trường miền Nam Việt, thuở đó. Không nhất thiết, đó phải là Hồ minh Dũng. Cũng nhất thiết, người lính đó phải mang hình ảnh hay đại diện, để nói hộ, nói thay cho họ Hồ.

Nếu người nữ trong thế giới truyện của Trần Hoài Thư là một hình ảnh của một dòng suối cứu rỗi, với tất cả phần thiên thần, ngôi cao, thì người nữ trong truyện của Hồ Minh Dũng, lại là một người nữ bình thường, một người nữ vùng thôn dã bị chiến tranh thổi dạt ra thành phố. Những người nữ này trở thành trung tâm, thành chính diện của thế giới truyện ngắn Hồ Minh Dũng, đôi khi bị ngòi bút tác giả lột trần, xé rách trên những trang sách nạn nhân, đời thường và thảm kịch.

Ngòi bút Hồ Minh Dũng, có cái lạnh cần thiết của một nhà văn, băng giá, lãnh đạm nhìn ngắm và ghi nhận một góc độ, những tiêu biểu cho tranh xã hội miền Nam. Một xã hội hoang mang, lẩy bẩy trong những mâu thuẫn và thảm thương đương nhiên của nó, lúc chiến tranh tung hết những cánh tay bạch tuộc, quơ quào, quấn, xiết những cuộc đời Việt Nam cuối thập niên 60. Mỗi truyện ngắn mang tên Hồ Minh Dũng, do đó, đã là một tiếng kêu tắt, nghẹn. Một tiếng nấc cụt ngủn trên chính những giọt máu bất hạnh mà tự thân truyện ngắn ấy, vắt xuống cho người đọc, cho nhân gian.

Sinh năm 1942 dưới bóng rợp âm âm lãng quên của những lăng tẩm, cùng những bức trường thành rêu úa của một Huế thấm, rịn niềm kiêu hãnh bập bềnh thất lỡ, Hồ Minh Dũng đã sớm chọn văn chương, như chọn mặt bên kia của đồng tiền khổ nạn quê hương.

Tốt nghiệp khóa 23 Thủ Đức, bương trải và sống sót qua nhiều mặt trận, nhiều trận đánh, cuối cùng, được trở về làm phụ tá Trưởng phòng Tâm Lý Chiến, Sư đoàn 1 BB, Hồ Minh Dũng đã dùng chính vốn sống của mình, đầu tư vào truyện ngắn, vào văn học miền Nam... Ông đã đóng góp phần tươi tốt nhất của tài năng và trí tuệ của mình, cho hai mươi năm chữ nghĩa phồn thịnh và sung mãn này.

Sau bảy năm tù cải tạo, cuối 1993, Hồ Minh Dũng định cư tại Hoa Kỳ. Thoạt tiên là miền Nam, California, trước khi quyết định đưa hết gia đình về Atlanta, Georgia.

Tính gắn bó nơi con người nhà văn mang tên Hồ Minh Dũng, theo tôi, là điều đáng khâm phục nhất. Bởi vì ngay tự bước chân tỵ nạn thứ nhất, trước bao nhiêu thúc bách ngặt nghèo để có thể thích ứng được với cuộc đời tỵ nạn, Hồ Minh Dũng vẫn dành thì giờ cho chữ nghĩa.

Trong lúc biết bao người đã bỏ cuộc, gồm luôn cả những người đã bước qua đoạn đường định cư bầm giập thì Hồ Minh Dũng, vẫn nghiếm răng, một mình, lội ngược cuồng lưu. Ông viết mê sảng, viết hối hả giữa bề bộn khó khăn vật chất, vây quanh. Ông viết, như thể nếu để chậm một ngày, ông sẽ không còn cơ hội viết nữa. Chỉ trong một thời gian ngắn, ở California, ông đã hoàn tất tập truyện "Hoa Vạn Hạt Cuối Mùa." Một tập truyện cho thấy, một Hồ Minh Dũng lìa, tách khỏi một Hồ Minh Dũng xa xưa. Một tập truyện cho thấy, một Hồ Minh Dũng đã đẩy, mở được một cửa khác cho truyện ngắn, cho văn chương. "Hoa Vạn Hạt Cuối Mùa," hay Hoa Vạn Hạt Đầu Mùa? Đầu, một mùa gặt văn chương mới. Đầu, một mùa gặt truyện ngắn, với con số có thể lên tới hàng trăm, chỉ trong vòng năm năm ở quê người. Đầu, một mùa gặt chữ nghĩa nhằm vinh danh con người, vinh danh những sinh vật tội nghiệp, lầm than nhất, trên mặt địa cầu này. Và tựu thành của Hồ Minh Dũng, hiển nhiên đã có những hy sinh âm thầm, không nhỏ, của người bạn đời và, những đứa con của họ .



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16812)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12048)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18829)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9023)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8123)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 450)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 817)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1019)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22338)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13898)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19085)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8693)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8390)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10936)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30587)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20743)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25363)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21613)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19669)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17962)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16823)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24371)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31807)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,