Đầu thập niên 1970, nền Tân nhạc miền Nam đã ghi nhận được sự xuất hiện sung mãn của một luồng gió mới. Đó là sự bùng nổ của phong trào nhạc được gọi là “Nhạc trẻ.”
Phong trào Nhạc trẻ du nhập từ Tây phương bởi một số ca, nhạc sĩ trẻ. Họ chủ trương “thay máu” cho dòng Tân nhạc miền Nam, ở giai đoạn vẫn còn nhiều dấu ấn của dòng nhạc lãng mạn thời tiền chiến.
Những người trẻ muốn phổ cập Phong trào Nhạc trẻ thế giới kể trên, không chỉ có những bài giới thiệu các nét đặc thù của Phong trào Nhạc trẻ Tây phương, từ phong cách trình diễn tới nhạc cụ, giai điệu, nội dung ca khúc - - Mà, họ còn sáng tác những ca khúc trẻ thực sự với nội dung ra khỏi khuôn nếp “kinh điển” cũ.
Giá trị sáng tạo của họ ở chỗ họ đã cho nền Tân nhạc Việt Nam, một linh hồn, một máu, thịt khác. Tôi muốn gọi đó là một “cuộc cách mạng… không màu” - - Làm thành một nhân dáng và, phong cách Tân nhạc Việt Nam mới.
Tiêu biểu cho nỗ lực đổi mới này, nổi bật nhất là các ca, nhạc sĩ Quốc Dũng, Lê Hựu Hà và, Nguyễn Trung Cang. Họ được giới trẻ thời đó, xưng tụng là “Tam kiệt Nhạc trẻ Việt Nam.”
Tuy có chung mẫu số “nhạc trẻ” rộn rã, vui tươi… nhưng khởi đi từ tài năng riêng, mỗi người đã đánh ra một đường gươm huê dạng mang dấu ấn của riêng họ.
Nếu Quốc Dũng có ca khúc “Mai” với ca từ như:
Mai
Anh đã quen em một ngày
Anh đã yêu em một ngày
Một tình yêu quá không may
“Mai
Anh nhớ môi em mỉm cười
Anh nhớ môi em ngọt lời
Dù lời yêu thương chưa nói…
Hay:
Một sớm tan chuông tà áo trắng ngập đường
Mình anh chơ vơ chờ em trước cổng trường
Rồi bóng em ra qua giây phút muộn màng
Nắm tay anh em cười khẽ nói
Trọn sáng hôm nay giờ triết lý thật buồn
Giờ anh đưa em đi tìm giây phút lạ thường
Mình có bao lâu rồi sẽ hết một ngày
Hãy trao nhau trọn tình đắm say…
(Trích “Bên Nhau Ngày Vui”)
Thì, Nguyễn Trung Cang có “Thương Nhau Ngày Mưa:”
Như mưa ngày nào thấm ướt vai em
Như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm
Thương em ngày nào khóc ướt môi mềm
Thương nhau thật nhiều biết mấy tin yêu
Cho nhau trọn tình dẫu có điêu linh
Xa nhau trọn đời vẫn nhớ thương nhau...
(Trích “Bên Nhau Ngày Mưa”)
Hay:
Này đây bước chân xin tìm đến người
Này đây cánh tay xin chào đón người
Này đây cỏ cây xanh gợn ý tình
Này đây gió mây nghe hồn tái sinh
Này đây cánh hoa xin dâng đến người
Đời như nở hoa trong vạn tiếng cười
Ầm vang suối reo như dậy núi rừng
Bầy chim hót ca theo từng bước chân…
(Trích “Bước Tình Nồng”, còn có tên “Xin Một Bóng Mát Bên Đường” # 2)
Và, Lê Hựu Hà cũng có những ca khúc đến nay vẫn còn được nhiều người yêu thích như ca khúc “Tôi Muốn:”
Tôi muốn mình tìm đến thiên nhiên
Tôi muốn sống như loài hoa hiền
Tôi muốn làm một thứ cỏ cây
Vui trong gió và không ưu phiền
Tôi muốn mọi người biết thương nhau
Không oán ghét không gây hận sầu
Tôi muốn đời hết nghĩa thương đau
Tôi muốn thấy tình yêu ban đầu…
Hoặc:
Hỡi anh yêu xin anh đừng buồn
Có đôi khi em hay giận hờn
Để cho anh quên đi ngày dài
Với bao đêm suy tư miệt mài.
Mắt môi đây xin anh đừng chờ
Chiếc hôn kia mong anh từng giờ
Ngón tay kia xin chớ hững hờ
Dắt em đi về trong đợi chờ…
Những dòng nhạc với những ca từ đó, giống như những dòng suối trong lành, xanh, mát giữa nứt nẻ “hạn hán” niềm tin, nhưng lại dư thừa đau thương, tuyệt vọng của 20 năm Tân nhạc miền Nam. Đấy cũng là những tia mặt trời, không chỉ sưởi ấm những bơ vơ, lạc lõng của tuổi trẻ miền Nam thời điểm đó, mà, nó còn mang tính hướng dẫn, chỉ đường hoặc, kiến tạo xác tín yêu thương cho giới trẻ và, luôn cả những người vốn bi quan về dòng tân nhạc đẫm ướt bi lụy, nhàu nát chia ly, hoang mang, không lối thoát.
Trong số “Tam kiệt Nhạc trẻ,” hôm nay nhìn lại, người ta thấy sự nghiệp của nhạc sĩ Quốc Dũng, ít, nhiều có bề dày lớn hơn hai bạn đồng hành với ông.
Quốc Dũng, và hành trình trẻ hóa nhạc Việt
Trong cột mục “Tiểu sử và sự nghiệp” của nhạc sĩ Quốc Dũng, trang mạng Wikipedia – Mở, ghi nhận như sau:
“Quốc Dũng sinh năm 1951 tại Thái Lan. Năm 1954, khi Quốc Dũng 3 tuổi, gia đình ông hồi hương trở về Việt Nam. Năm 10 tuổi Quốc Dũng vào học tại trường Quốc gia Âm nhạc ở Sài Gòn và năm 16 tuổi ông tốt nghiệp Thủ khoa môn Nhạc Pháp Tây phương. Sau khi đỗ Tú tài 2, Quốc Dũng vào học tại Viện Đại học Vạn Hạnh.
“Đam mê âm nhạc từ nhỏ, 15 tuổi Quốc Dũng đã trình diễn mandolin trên truyền hình trong dàn nhạc đại hòa tấu. Bản nhạc đầu tiên của Quốc Dũng được ông viết khi mới 11 tuổi. Nhưng đó chỉ là một nhạc phẩm không lời. Phải đến năm 17 tuổi ông mới hoàn chỉnh bản nhạc đó thành ca khúc đầu tay ‘Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa.’ Sau đó ông viết nhiều ca khúc nổi tiếng khác như: ‘Mai,’ ‘Đường Xưa,’ ‘Cơn Gió Thoảng,’ ‘Chuyện Ba Người,’ ‘Còn Mãi Nơi Đây,’ ‘Điệp Khúc Mùa Xuân,’ ‘Thoát Ly,’ ‘Hoang Vắng,’…
“Vào những năm đầu thập niên 1970, khi Phong trào Nhạc trẻ phổ biến ở miền Nam Việt Nam, Quốc Dũng cùng Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà là những nhạc sĩ đầu tiên Việt hóa nhạc trẻ, bắt đầu soạn các ca khúc nhạc trẻ bằng tiếng Việt. Khi đó ông cùng với Thanh Mai tạo thành một đôi song ca nổi tiếng. Với khả năng sáng tác, biểu diễn và sử dụng mandolin, guitar, piano, trống, bass, keyboard, organ, Quốc Dũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của nhạc trẻ thời đó.
“Sau 1975, Quốc Dũng tiếp tục ở lại Việt Nam và hoạt động âm nhạc. Vợ của ông là ca sĩ Bảo Yến. Năm 2005, Trung tâm nhạc Thúy Nga đã thực hiện DVD Đường Xưa, giới thiệu dòng nhạc của ba nhạc sĩ Quốc Dũng, Châu Kỳ và Tùng Giang.
“Ngoài vai trò nhạc sĩ, Quốc Dũng còn là diễn viên, từng đóng vai nam chính trong bộ phim Trường Tôi của đạo diễn Lê Dân.” (Nđd)
Tôi nghĩ không phải tình cờ, chẳng có lý do mà Trung tâm Thúy Nga đã chọn tựa đề ca khúc “Đường Xưa” của Quốc Dũng, làm nhan đề chung cho bộ video của họ. Khi mà hai nhạc sĩ Châu Kỳ và Tùng Giang, mỗi người đều có hơn một ca khúc nổi tiếng.
Dưới đây là trọn vẹn phần ca từ “Đường Xưa” của Quốc Dũng:
Bước trên đường về em thương nhớ anh âm thầm
Nhớ bao hẹn thề xưa êm ấm
Những trưa hè tình dâng lên đắm say vô bờ
Em nói bằng tiếng thơ mong chờ
Tiếng yêu ngày nào cho em nhớ anh tơi bời
Với bao ngọt ngào ta vun xới
Đã không còn đường xưa thơm nắng môi em hồng
Tan nát rồi giấc mơ hương nồng
Rồi ta sẽ bước chới với khi người khuất xa chân trời
Sẽ hấp hối trong đêm mù khơi
Sẽ thấy bóng tối vây từng nỗi đau xanh ngời
Xa vắng rồi những khi bên người
Với bao muộn phiền em trông ngóng anh bao miền
Hỡi anh ngọt ngào sao hoang vắng
Xót xa này từng đêm thao thức em đong đầy
Đêm vẫn là những đêm hao gầy
Bước trên đường đời em mơ thấy anh tươi cười
Với bao hẹn hò tan trong gió
Những ân tình đời chưa cho sớm mai yên bình
Ta vẫn còn đứng đây riêng mình
Rồi anh sẽ thấy thấp thoáng bao lần tóc em bay dài
Thấy bóng dáng yêu thương ngày mai
Với những tiếng hát yêu người thiết tha mơ màng
Ta gói trọn giấc mơ phai tàn.
(Nguồn: Wikipedia – Mở)
Tuy “Đường Xưa” cũng diễn tả một cuộc tình có kết thúc không yên vui; nhưng người nghe vẫn không phải “đối mặt” với những những kết án, những than than oán não nề như:
Này em hỡi/ Con đường em đi đó/ Con đường em theo đó/ Đúng hay sao em?/ Xa nhau rồi/ Thiên đường thôi lỡ/ Cho thần tiên chấp cánh/ Xót đau người tình si…
(Trích “Bài Không Tên Cuối Cùng”) (Nguồn: Wikipedia – Mở)
Hoặc Đỗ Lễ với “Sang Ngang:”
Nếu biết rằng… tình là giây oan/ Nếu biết rằng… hợp rồi sẽ tan/ Nếu biết rằng… yêu là đau khổ/ Thà dương gian… đừng có chúng mình… (Nđd)
Mà, trong “Đường Xưa” người nghe vẫn gặp được những hình ảnh mới ở cuối đường chia tay, như: “Bước trên đường đời em mơ thấy anh tươi cười…” Hay: “Rồi anh sẽ thấy thấp thoáng bao lần tóc em bay dài/ Thấy bóng dáng yêu thương ngày mai…”
Chủ tâm đổi mới “khí hậu” âm u, ảm đạm của Quốc Dũng không chỉ thể hiện qua giai điệu mà, nó còn lấp lánh những lời nói bình thường (rất chân thật;) nhưng qua tài hoa âm nhạc Quốc Dũng, chúng lại như được mặc một chiếc áo mới. Chiếc áo của ngôn ngữ không bác học, mỹ miều nhưng vẫn có ma lực quyến rũ, rung động lòng người.
Ở một ca khúc khác, ca khúc “Bên Nhau Ngày Vui,” rất được giới thưởng ngoạn ưa thích; Quốc Dũng vẫn chung thủy với chủ tâm dùng lời giản dị, ngôn ngữ đời thường, để trực tiếp đến thẳng trái tim người nghe. Ông không đi tìm những danh từ, chữ nghĩa mỹ từ. Ông không cho ca khúc của mình những sáo ngữ, xa rời đời thường… ông viết:
Một sớm tan chuông tà áo trắng ngập đường
Mình anh chơ vơ chờ em trước cổng trường
Rồi bóng em ra qua giây phút muộn màng
Nắm tay anh em cười khẽ nói
Trọn sáng hôm nay giờ triết lý thật buồn
Giờ anh đưa em đi tìm giây phút lạ thường
Mình có bao lâu rồi sẽ hết một ngày
Hãy trao nhau trọn tình đắm say
Là là la lá la hãy sánh bước với nhau kề vai nhau
Nhạc bừng reo khắp nơi, ta dìu nhau theo tiếng nhạc vui
Mình sống bên nhau và quên hết hận sầu
Thì không gian kia là khói thuốc nhiệm màu
Để mãi đưa ta trôi xa bến đợi chờ
Kết hai tâm hồn toàn ước mơ.
(Nđd)
Với tôi, “Bên Nhau Ngày Vui” là một trong số những ca khúc trở thành niềm mơ ước, khát khao được có, được sống giống như hình ảnh hai người trẻ yêu nhau trong ca khúc, của giới trẻ miền Nam, thời điểm trước Tháng Tư, 1975.
Vẫn với tôi, ca khúc ấy, cũng dậy sóng hồi tưởng lãng mạn, xao xuyến nơi những người đã rời xa tuổi trẻ. Nhưng quá khứ, họ cũng có một thời xôn xao, náo nức như vậy.
_________________ @font-face {font-family:Mangal; panose-1:2 4 5 3 5 2 3 3 2 2; mso-font-charset:1; mso-generic-font-family:roman; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:40963 0 0 0 1 0;}@font-face {font-family:"Cambria Math"; panose-1:2 4 5 3 5 4 6 3 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:roman; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:-536870145 1107305727 0 0 415 0;}@font-face {font-family:"Arial Unicode MS"; panose-1:2 11 6 4 2 2 2 2 2 4; mso-font-charset:128; mso-generic-font-family:swiss; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:-134238209 -371195905 63 0 4129279 0;}@font-face {font-family:"\@Arial Unicode MS"; panose-1:2 11 6 4 2 2 2 2 2 4; mso-font-charset:128; mso-generic-font-family:swiss; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:-134238209 -371195905 63 0 4129279 0;}p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-unhide:no; mso-style-parent:""; margin:0in; mso-pagination:none; mso-hyphenate:none; text-autospace:ideograph-other; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman",serif; mso-fareast-font-family:"Arial Unicode MS"; mso-bidi-font-family:Mangal; mso-font-kerning:1.5pt; mso-fareast-language:ZH-CN; mso-bidi-language:HI;}p.Standard, li.Standard, div.Standard {mso-style-name:Standard; mso-style-unhide:no; mso-style-parent:""; margin:0in; mso-pagination:none; mso-hyphenate:none; text-autospace:ideograph-other; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman",serif; mso-fareast-font-family:"Arial Unicode MS"; mso-bidi-font-family:Mangal; mso-font-kerning:1.5pt; mso-fareast-language:ZH-CN; mso-bidi-language:HI;}.MsoChpDefault {mso-style-type:export-only; mso-default-props:yes; mso-fareast-font-family:"Arial Unicode MS"; mso-bidi-font-family:Mangal; mso-font-kerning:1.5pt; mso-fareast-language:ZH-CN; mso-bidi-language:HI;}.MsoPapDefault {mso-style-type:export-only; mso-pagination:none; text-autospace:ideograph-other;}div.WordSection1 {page:WordSection1;}