PHAN TRANG HY - Dáng xưa tôi tìm

29 Tháng Ba 202310:53 SA(Xem: 466)
PHAN TRANG HY - Dáng xưa tôi tìm

 -Tặng Nha Trang                      

                                            

Đà Nẵng tháng 4. Nắng vẫn vậy và con đường Bạch Đằng vẫn vậy. Vẫn nhịp xôn xao của gió sông Hàn. Vẫn còn đây những kỷ niệm dáng xưa.


Tháng 4 năm ấy, tôi bước những bước dớn dác tìm em ở bến xe. Nghe thằng bạn nói, em ở đâu đó gần bến xe. Thằng bạn nói như in là có biết em ở đó.


Thật là bể dâu! Cuộc đời này quả là dâu bể. Mới đó, em là cô sinh viên đài các. Giờ, em ở đâu? Tôi tìm em khắp chốn. Những bước chân rã rời, tôi tìm đường, tìm cư xá. Kia rồi! Nhà của em ở kia. Mái lợp tôn xi măng, xinh xắn. Tôi mường tượng ở đó có đôi mắt sáng của em. Ở đó có nụ cười của em. Tôi như thấy em “lười lĩnh”- từ mà em thường dùng - ôm chiếc gối, nằm nghe những bản tình ca. Tôi mường tượng buổi chiều, em ngồi đọc sách, nắng dịu nhẹ. Con mèo tam thể hiền dụi đầu vào chân em. Em bâng quơ hát bài Tuổi đá buồn của Trịnh. Và những lúc vui, em hát bên những chiếc bánh ngọt mới làm thơm lừng. Em vẫn thế, vẫn đi suốt cuộc đời áo trắng trong tôi.


Tôi vẫn tìm em. Tôi quẩn quanh ở bến xe hàng tuần, chỉ mong tìm được em như lời thằng bạn kể. Nhưng chẳng thấy bóng dáng em đâu. Chỉ nắng, bụi mù. Chỉ có nỗi khắc khoải trong tôi. Tôi tìm em hoài mà chẳng thấy!


Nhớ thuở học trò, tôi cũng thường tìm em trong mơ ước. Mơ ước đã giúp tôi lớn; mơ ước đã giúp tôi không thành người xấu. Hồi còn học ở Đông Giang, nghe em rủ các bạn đi Non Nước, thế là, tôi cũng tìm cách đi, dù em chẳng hề quan tâm tới tôi. Tôi nhớ ngày ấy, người đông vô kể. Giữa dòng người, tôi mong được gặp em, gặp để chứng tỏ rằng, tôi có thể đến cùng em, như thể rằng Non Nước là nơi tôi được gặp em. Nhưng, vẫn người là người, em đâu chẳng thấy. Tình cờ tôi gặp đứa bạn. Nó chỉ tôi biết em đang ở động Huyền Không. Tôi lại đến động Huyền Không. Sau này tôi mới biết đó chỉ là trò đùa của nó. Bên tai tôi có tiếng nhắc thầm là em đang tìm đường Lên Trời. Tôi bèn tìm đường lên trên ấy. Lên Trời đâu có dễ. Phải bò, phải có chút can đảm, phải có lòng say mê. Tôi trèo lên được. Một không gian hữu tình, một làn gió mát, một chút nắng, chút rạng rỡ... Thế mà, em đâu chẳng thấy. Và tôi lại tìm em.


Tôi hoà vào dòng người trẩy hội. Vẫn tìm em. Vẫn thầm gọi tên em. Thấy người ta khắc tên của nhau trên những vách đá. Tôi cũng bắt chước, tìm tên của một ai đó có trong tiểu thuyết, trong truyện kiếm hiệp có cả tên tôi và em để khắc. Ôi! cái thuở học trò sao ngô nghê dễ yêu đến vậy? Và tôi đã khắc tên của tôi, của em lên vách đá như minh chứng rằng tôi đã yêu em – dù là yêu chưa dám ngỏ.


Rồi ngày cũng tàn. Người lại vắng. Tôi vẫn đứng dưới chân núi Ngũ Hành đợi em.


Và rồi, tôi đợi, đợi cái ngày tôi thổ lộ lời nói yêu em vì tôi nghĩ rằng mình đã đủ tự tin mà thổ lộ. Giữa tháng 3-1975, tôi viết thư cho em. Tôi biết không còn thời gian cho bức thư viết vội khi cuộc chiến gần đến ngày kết thúc. Thư tôi gửi qua đường bưu điện. Tôi cầu Trời cho em nhận được thư tôi. Thư tôi chẳng thể nào đến được em, tôi biết vậy. Chỉ buồn vì đến giờ em vẫn chưa hiểu được tình tôi. Không biết bây giờ bức thư ấy có ai cất giùm tôi không? Riêng tôi, bức thư ấy trong lòng tôi vẫn vẹn nguyên như mối tình không trọn vẹn. Và tôi vẫn cứ tìm em...


Thi thoảng, tôi có đi ngang qua con đường có nhà em ở. Vẫn cư xá đó, nhưng giờ có người khác ở. Tôi tự nhắc mình: một thời ở đó có em. Một thời trong tôi sống dậy. Biết em thích nhạc tiền chiến, tôi cũng bắt chước thích theo. Biết em thích làm thơ, tôi cũng tập tành làm thi sĩ. Tôi tự nhủ lòng là phải học để khỏi hổ thẹn với em. Làm sao tôi quên được cái dáng “mai cốt cách, tuyết tinh thần” của em cùng đôi mắt trong, tròn xoe với lông mày thanh tú. Ai cũng khen em có đôi mắt sáng và hiền. Tôi lấy làm vui vì điều đó, em có biết không?


Cả tháng 4 năm ấy, tôi bồn chồn tự hỏi, em ở đâu?


Vẫn những ngày tháng 4, những ngày nắng bắt đầu mọng đỏ ở quê mình, tôi mơ thấy em cười trong ngày hội ngộ. Bản nhạc ngày xưa, một thời em hát và tôi đã hát theo. Tôi như tìm lại tuổi thư sinh.


Giờ, em ở xứ người, tôi biết vậy. Biết để mà yên tâm rằng em vẫn còn trên đời này. Vẫn cùng tôi sống dưới vòm trời này. Vẫn nhớ về mái trường Đông Giang nửa phố nửa quê ngày ấy.


Tôi vẫn còn thầm gọi tên em, gọi trong tiềm thức. Trong tôi, dáng em ngày xưa vẫn tinh khôi, vẫn mộng đẹp. Tôi vẫn thấy em như thời áo trắng. Vẫn còn mãi trong tôi những gì đẹp nhất về em. Và cuộc hành trình trên cõi đời này tôi mãi tìm em.


                               

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
02 Tháng Sáu 20235:10 CH(Xem: 22)
Cơn mưa qua đi, trăng lại lọt sáng qua từng kẽ lá, Khải khe khẽ mở cửa, trở về căn gác trọ.
30 Tháng Năm 202312:58 CH(Xem: 130)
Lần này là một cuộc chạy trốn.
30 Tháng Tư 202311:19 SA(Xem: 166)
Chị đã nấp dưới khăn liệm để được ôm ấp chồng đêm cuối trên dương thế.
16 Tháng Tư 20235:09 CH(Xem: 272)
Nguyễn Tuân là người sinh ra Nguyễn Tuân. Nói cách khác, ông tự làm ra tính cách ông, làm ra cái sự độc đáo, cái sự không giống ai cho riêng ông.
11 Tháng Tư 202311:16 SA(Xem: 249)
Không công dân nào có thể tốt hơn công dân đã nằm dưới mộ.
03 Tháng Tư 20239:50 SA(Xem: 233)
Chuyện về thời đã qua sẽ thú vị không chỉ cho con cháu, mà cả cho những người khác nữa.
24 Tháng Ba 20235:39 CH(Xem: 198)
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ.
22 Tháng Ba 20233:29 CH(Xem: 379)
Lâu lắm rồi Ngần mới lại khóc, những giọt nước mắt buồn đến tê dại.
12 Tháng Ba 20231:11 CH(Xem: 263)
Khải nói qua điện thoại, từng chữ một nhả chậm.
23 Tháng Hai 202310:06 SA(Xem: 505)
Ừ! Nó phải trở lại thôi. Nợ trần chưa dứt. Cõi nhân gian đang đợi nó về...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31641)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3219)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7893)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8845)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18315)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 18)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
(Xem: 4984)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4861)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 10138)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 16360)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 15961)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5795)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5683)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6046)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6331)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26680)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18481)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21987)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19703)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18256)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15671)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14695)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14992)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13972)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13748)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20853)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28128)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32273)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,