PHAN TẤN HẢI - Đọc thơ Phạm Cao Hoàng với dòng chữ thơm hương đất quê nhà

28 Tháng Năm 202311:58 SA(Xem: 2133)
PHAN TẤN HẢI - Đọc thơ Phạm Cao Hoàng với dòng chữ thơm hương đất quê nhà

 

Trí nhớ là cái gì rất là mơ hồ, không nhìn thấy được, không trực diện được để chúng ta có thể truy vấn, nhưng vẫn là cái gì rất có thực, mà chúng ta không quay lưng được. Đôi khi ký ức, một số kỷ niệm nào đó, vài sợi tóc thời thơ dại, hay đôi mắt của nhiều thập niên trước, hay cái nắm tay thời mới lớn, hay mùi hương đất bay thoang thoảng trở lại… vẫn có thể làm chúng ta bâng khuâng, mất ngủ. Cho dù đã cách xa nhiều thập niên, và cho dù đã cách biệt nhiều ngàn dặm, bên kia bờ đại dương.

Với sức mạnh như thế, hai tác phẩm của nhà thơ Phạm Cao Hoàng — Đất Còn Thơm Mãi Mùi Hương (ĐCTMMH), và Mơ Cùng Tôi Giấc Mơ Đà Lạt (MCTGMĐL) — đã gợi nhiều nỗi nhớ trong tôi. Nơi đây, Phạm Cao Hoàng đã trải ra trên trang giấy những sương khói Đà Lạt, Phú Yên, Bình Thuận… và đã lấy ngòi bút thương nhớ chép xuống những dòng mực kỷ niệm để làm thơ, để viết lên các tùy bút hồi ức.


blank
Bìa hai tác phẩm của Phạm Cao Hoàng


Thế đó, từ nơi rất xa quê nhà, Phạm Cao Hoàng viết lên những dòng chữ vô cùng thương nhớ, nơi có hình ảnh cha và mẹ, nơi có cánh đồng gốc rạ và mây mù lưng đèo:

nhớ ngày tôi đi biển khóc
bóng cha tôi ở cuối đường
và cánh đồng trơ gốc rạ
đất còn thơm mãi mùi hương

nhớ ngày tôi đi mẹ khóc
ruộng vườn bỏ lại sau lưng
mây mù che ngang đèo Cả
đường xa mưa gió mịt mùng

(ĐCTMMH, tr. 62- Mai Kia Tôi Là Hạt Bụi)

Đất Còn Thơm Mãi Mùi Hương là tuyển tập thơ của Phạm Cao Hoàng, gồm 41 bài thơ viết sau năm 1975. Nơi những dòng đầu thi tập là lời gửi về thân phụ:

thương cha một đời lận đận lao đao
cầm lấy chiếc cày
để tay con được cầm cuốn sách
thương chiếc áo cha một đời thơm mùi đất
thương đất quê mình thơm mãi mùi hương.

Có một cảm giác độc giả nhận được rằng thơ Phạm Cao Hoàng là đời thực, không phải kiểu lãng đãng mơ với gió và mộng với mây… Cuối tất cả những bài thơ đều ghi ngày tháng và nơi nhà thơ cầm bút sáng tác. Không phải nhà thơ nào cũng có thói quen cẩn trọng như thế. Nghĩa là, một thái độ cẩn trọng với cảm xúc lúc đó. Chúng ta đọc và không thấy chất hư cấu. Chuyện kể đời thực đã hiển lộ trong thơ anh một cách tự nhiên. Thí dụ như bài “Sau chiến tranh trở lại Tuy Hòa” cho thấy lưu giữ một phần đời thực của tác giả. Bài thơ này làm theo thể lục bát, và chỉ có tám dòng nơi trang 14, như sau.


khi về thăm lại cố hương

thấy quê nhà nghĩ càng thương quê nhà
hắt hiu một bóng mẹ già
một ngôi mộ cỏ xanh và khổ đau
bâng khuâng một chút vườn sau
ngậm ngùi ngõ trước lao xao nắng vàng
đã qua chưa cuộc điêu tàn
đám mây năm cũ biết tan nơi nào
— Tuy Hòa, 1976


Tất cả các bài thơ của Phạm Cao Hoàng đều đời thực như thế. Nếu chúng ta nhớ lại, nhà thơ Nguyễn Du lãng đãng viết về truyện nàng Kiều, trong đó những Từ Hải, Thúc Sinh… hiện lên. Tương tự, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu viết về Lục Vân Tiên, trong đó có nàng Nguyệt Nga bay bổng trong mơ mộng Nho gia của tác giả. Không có nàng Kiều thực, không có nàng Nguyệt Nga thực nào được các phê bình gia nhìn ra đang đứng bên cạnh hai nhà thơ họ Nguyễn đó.

Thế rồi tới thế kỷ 20, người thực… Thơ của Vũ Hoàng Chương có nàng Tố, thơ của Nguyên Sa có cô Nga. Thơ của Bùi Giáng đa dạng hơn, nhưng cũng là đời thực, có Ni sư Trí Hải, có nghệ sĩ Kim Cương, có em mọi nhỏ nơi rừng sim xứ Quảng.

Trường hợp Phạm Cao Hoàng, có nàng Cúc Hoa, người con gái xứ Đà Lạt đã trở thành bạn đời và là nguồn thơ trọn đời cho anh. Phạm Cao Hoàng không chỉ làm nhiều bài thơ — ít nhất là một ca khúc, và 8 bài thơ trong tuyển tập tặng nàng Cúc Hoa trong Mơ Cùng Tôi Giấc Mơ Đà Lạt — và cũng viết một số bài văn xuôi, theo dạng bút ký, ghi lại truyện thật giữa nhà thơ và nàng Cúc Hoa.

Trong bài văn xuôi “Mơ Cùng Tôi Giấc Mơ Đà Lạt” trong tuyển tập cùng tên, được ghi là “truyện thật của tác giả” — Phạm Cao Hoàng kể lại sự kiện năm 2011, khi Cúc Hoa gặp tai nạn xe, được xe cấp cứu chở vào một bệnh viện ở Virginia, trải qua giải phẫu. Đêm đó, bệnh viện cho Phạm Cao Hoàng ở trong bệnh viện. Tác giả kể lại, nơi trang 43:

“Cúc Hoa nằm đó, trong nỗi đớn đau của thân xác.

thương em ngày nắng Tuy Hòa
chiều mưa Đức Trọng sáng Đà Lạt sương
thương em và những con đường
một thời tôi đã cùng em đi về
bây giờ lạ đất lạ quê
bước chân phiêu bạc biết về nơi đâu
thương em nắng dãi mưa dầu
đau cùng tôi với nỗi đau riêng mình
chia cùng tôi một chút tình
của ngàn năm trước và nghìn năm sau

Cúc Hoa nằm đó, vẫn khuôn mặt thánh thiện nhưng có hằn lên những nét khổ đau. Một đời Cúc Hoa hết tình hết nghĩa với tôi và các con. Tôi cầu mong sao vết thương không nặng lắm để Cúc Hoa có thể vượt qua tai ách này.” (MCTGMĐL, tr. 43)


blank


Đọc thơ Phạm Cao Hoàng, một điểm nổi bật là tác phong nhà giáo. Trong đời thực, bên cạnh làm thơ, anh còn đi dạy học. Đứng về nghề dạy học, Phạm Cao Hoàng có chuyên ngành nhà giáo nhiều lần hơn rất nhiều nhà giáo khác, anh đã học: Sư Phạm Qui Nhơn, Đại Học Đà Lạt (chuyên ngành Triết Học Tây Phương – học hết năm thứ ba, chưa tốt nghiệp), Đại Học Sư Phạm Sài Gòn (chuyên ngành Anh Văn).

Một điểm cho thấy thái độ cẩn trọng rất mực sư phạm của Phạm Cao Hoàng là nơi trang 32-33 của tuyển tập Đất Còn Thơm Mãi Mùi Hương trong bài thơ “Bây Giờ” nơi dòng thứ 8. Bài thơ “Bây Giờ” là đề tặng “cho Cúc Hoa và tôi, một thời lưu lạc” với một trích đoạn đã đăng nơi trên. Trong đó có hai dòng:

bây giờ lạ đất lạ quê
bước chân phiêu bạc biết về nơi đâu (*)

Đó. Độc giả thấy có dấu hoa thị ghi chú đó nơi dòng thơ vừa dẫn, và chú thích là ở trang 33, ghi như sau:

(*) PHIÊU BẠC [飄泊]

Tác giả cẩn trọng từng chữ như thế. Muốn độc giả không nhầm chữ c (bạc) thành chữ t (bạt). Lại còn ghi chú nguồn từ chữ Hán. Đó là tác phong nhà giáo, rất mực cẩn trọng với chánh tả.

Nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp khi viết Lời Bạt nơi đầu sách Đất Còn Thơm Mãi Mùi Hương đã nhận định về thơ Phạm Cao Hoàng là, trích:

Đọc thơ Phạm Cao Hoàng, ta thấy tâm hồn anh đầy nhân hậu, bao dung và độ lượng, luôn mở rộng đón nhận những âm vang của đất trời. Ở Phạm Cao Hoàng, không có sự ganh ghét, thù hận hay ra vẻ trí thức triết lý với đời. Thơ anh trong sáng, tự nhiên, bình dị;  nhẹ nhàng đi vào hồn người. Đọc thơ Phạm Cao Hoàng ta tìm được niềm an ủi trong tình yêu, gia đình, bạn bè, quê hương đất nước và cuộc sống chung quanh mình.” (ĐCTMMH, tr. 12)

Đón nhận những âm vang của đất trời… Tất cả những gì nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp viết về nhà thơ Phạm Cao Hoàng đều đúng. Trong khi các nhà thơ đón nhận những âm vang của đất trời cho thành chữ, Phạm Cao Hoàng còn chuyển thể thành nhạc. Như ca khúc “Gửi Em, Đà Lạt” nơi trang 56, trong tuyển tập Mơ Cùng Tôi Giấc Mơ Đà Lạt. Đó là ca khúc nhà thơ họ Phạm viết tặng Cúc Hoa, khi họ mới quen nhau. Và cũng trong đêm bệnh viện, khi Cúc Hoa mới tỉnh thuốc mê sau giải phẫu, nàng Cúc Hoa yêu cầu chàng Phạm Cao Hoàng hát nho nhỏ, vừa đủ cho Cúc Hoa nghe. Lời ca khúc này như sau:

sáng nay mưa đã về
ngàn thông xao xuyến khách phương xa
hỡi cô em Đà Lạt
về đâu?
tôi muốn theo về với người
mưa cho đôi má em hồng
mưa cho đôi mắt nai tròn
mưa bay qua cõi vô cùng
và tôi bay giữa mênh mông
mưa âm vang suốt bên đời
mưa lang thang mấy phương trời
mưa qua như dáng thu người
đời vui thêm tiếng em cười
sáng nay mưa đã về
vườn kia hoa nở đóa tương tư
gửi cô em Đà Lạt
bài thơ tôi viết khi về với người.” (MCTGMĐL, tr. 44-

Phạm Cao Hoàng khác với hầu hết các nhà thờ đương thời trong rất nhiều điểm. Trước tiên, là tấm lòng yêu thương chân thành với người vợ. Rất nhiều nhà thơ Việt Nam trong thế hệ Phạm Cao Hoàng không có lòng trung thành như thế, và ngay cả các nhà thơ trung thành với bạn đời của họ, cũng không ai làm thơ tặng vợ nhiều như anh. Mối tình giữa Phạm Cao Hoàng và Cúc Hoa hiển nhiên là hy hữu.

Một điểm cũng rất đặc biệt về Phạm Cao Hoàng, và rất khác với hầu hết các thi sĩ khác, là hình ảnh người cha trong thơ. Nhiều nhà thơ viết về mẹ. Phạm Cao Hoàng cũng viết về mẹ. Nhưng rất ít nhà thơ viết về cha. Phạm Cao Hoàng viết tràn ngập về cả mẹ và cha. Thú thật, đọc thơ Phạm Cao Hoàng, tôi tự thấy trong lòng mình có lỗi biết là bao nhiêu, vì thấy mình chưa làm được bài thơ nào để tưởng nhớ thân phụ.

Trong những dòng thơ đầy cảm xúc của Phạm Cao Hoàng có rất nhiều những dòng viết về cha, về mẹ. Ngay trang đầu thi tập Đất Còn Thơm Mãi Mùi Hương nói trên, là những dòng “thương cha một đời lận đận lao đao…”

Cũng hình ảnh cha và mẹ đã hiện ra với nhà thơ Phạm Cao Hoàng, trong bài thơ trước ngày sang Hoa Kỳ định cư. Bài thơ này nhan đề “Mây Khói Quê Nhà” viết tại Tuy Hòa ngày 20.11.1999. Trong 4 đoạn đó có những câu ghi ơn cha và mẹ, trích hai đoạn giữa như sau:

mùi hương của đất làm con nhớ
những giọt mồ hôi những nhọc nhằn
cha đã vì con mà nhỏ xuống
cho giấc mơ đời con thêm xanh

mùi hương của đất làm con tiếc
những ngày hoa mộng thuở bình yên
nồi cá rô thơm mùa lúa mới
và tiếng cười vui của mẹ hiền
(ĐCTMMH – tr. 22)

Trong những bài thơ nổi bật của Phạm Cao Hoàng, có bài “Cha Tôi” kể về hình ảnh người cha rất mực thiết tha. Bài thơ này khá dài, khoảng 30 dòng, với câu ngắn và cả câu dài. Bài “Cha Tôi” được Phạm Cao Hoàng làm tại Virginia, vào tháng 3-2015. Trích những dòng thơ đầu bài “Cha Tôi” như sau:

và bài thơ tôi viết đêm nay
là bài thơ sau bốn mươi năm
kể từ hôm vượt đèo Ngoạn Mục xuống Sông Pha
chạy ra Tuy Hòa
trở vô Sài Gòn
và nhận tin cha tôi đã chết
ông qua đời khi chiến tranh kết thúc
để lại trần gian nỗi nhớ khôn nguôi  
để lại đàn con trên quê hương tan tác   
để lại trong tôi vết thương mang theo suốt cuộc đời 

bốn mươi năm rồi con vẫn nhớ, cha ơi!
ngày mùa đông cha mặc áo tơi ra ruộng
ngày nắng lửa cha gò mình đạp lúa
những sớm tinh mơ cùng đàn bò lầm lũi đi về phía bờ mương 

rồi mùa thu cha đưa con đến trường
con thương ngọn gió nồm
mát rượi tuổi thơ những ngày đầu đi học… (ngưng trích)

Tôi tin rằng đó là những dòng chữ đẹp vô cùng của thi ca Việt Nam khi viết về cha. Hình ảnh của ngày mùa đông cha mặc áo tơi ra ruộng… hình ảnh ngày nắng lửa cha gò mình đạp lúa… hình ảnh ngọn gió nồm mát rượi tuổi thơ… Tôi cảm nhận trên trang giấy phả lên hơi lạnh của mùa đông, rồi nắng lửa gay gắt bỏng cháy, rồi gió nồm mát rượi tuổi thơ… Rất mực hy hữu được đọc những dòng thơ như thế.

Một điểm đặc biệt nữa trong thơ văn Phạm Cao Hoàng là tấm lòng trân trọng với những người bạn của thi sĩ. Như với các họa sĩ Đinh Cường, Nguyễn Trọng Khôi, Trương Vũ… như với các nhà thơ Luân Hoán, Trần Hoài Thư, Nguyễn Xuân Thiệp…

Trong văn phong của Phạm Cao Hoàng, chúng ta nhận ra một mô hình lý tưởng của truyền thống nhiều ngàn năm lịch sử Việt Nam: nhà thơ bước vào nghề giáo. Lệ thường, các nho sĩ Việt Nam làm cả hai việc một lúc, vừa là nhà giáo để giữ vững giềng mối đạo lý xã hội, vừa là nhà thơ để ghi lại những cảm xúc riêng. Thực tế, nhà thơ bước vào nghề giáo cũng rất mực đa dạng: đó là Nguyễn Khuyến, là Nguyễn Đình Chiểu, là Vũ Hoàng Chương, là Nguyên Sa, là Cao Huy Khanh… Và Phạm Cao Hoàng cũng là một thi sĩ rất mực thơ mộng trong một kiểu nhà giáo rất mực hiền lành, rất mực gương mẫu trong thời kỳ cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21: anh trung thành và miệt mài làm thơ tặng vợ, anh thương nhớ làm thơ tặng cả mẹ và cha, anh hoài niệm làm thơ để ủ mùi hương đất quê nhà lên trang giấy… Phạm Cao Hoàng là một nhà thơ rất mực hy hữu tuyệt vời. Chữ trong thơ anh có những dòng sáng rực như ngọc quý, với đầy những thiết tha thương nhớ.

Tôi đọc thơ anh và nhớ lại một vài kỷ niệm lãng đãng, đã rất xa. Một vài buổi sáng sương mờ trong ký ức. Nơi chân cầu Đại Ninh với lối đường mòn đi vào ngôi chùa của cố Hòa Thượng Thích Thiền Tâm. Rồi hình ảnh tên bạn có nhà trên đường Phan Đình Phùng, Đà Lạt, nơi một tường nhà treo chân dung Bồ Đề Đạt Ma trên giấy xưa cũ ố vàng vẫn cứ mãi hiện lên đôi mắt rực sáng. Và hiển lộ trong tôi những cánh đồng gốc rạ vàng rực nắng nơi quê nhà. Trân trọng cảm ơn những dòng thơ của Phạm Cao Hoàng.


blank


Sau đây là tóm lược Tiểu sử Phạm Cao Hoàng.

Sinh năm 1949 tại Phú Thứ, Tuy Hòa, Phú Yên.

Đã học qua các trường: Tiểu Học Phú Thứ, Trung Học Bồ Đề (Tuy Hòa), Trung Học Nguyễn Huệ (Tuy Hòa), Sư Phạm Qui Nhơn, Đại Học Đà Lạt (chuyên ngành Triết Học Tây Phương – học hết năm thứ ba, chưa tốt nghiệp), Đại Học Sư Phạm Sài Gòn (chuyên ngành Anh Văn). Do hoàn cảnh riêng, do chiến tranh và thời cuộc, việc học dở dang nhiều lần và phải học đi học lại nhiều lần. Văn bằng cao nhất: Cử Nhân Anh Văn. Từ 1969 đến 1999 dạy học qua các tỉnh Bình Thuận, Phú Yên, Lâm Đồng. Cùng vợ và 3 cô con gái định cư ở Mỹ từ năm 1999 và hiện sống tại tiểu bang Virginia.

Khởi viết từ năm 1969. Trước 1975 có thơ đăng trên các tạp chí văn học ở Sài Gòn: Văn, Bách Khoa, Vấn Đề, Khởi Hành, Thời Tập, Ý Thức… Sau 1975 ngưng sáng tác và mãi đến năm 2005 khi định cư ở Hoa Kỳ mới cầm bút trở lại. Ngoài thơ và truyện ngắn còn viết một số ca khúc.

Ngày 10 tháng 4.2012 hình thành trang Blog Phạm Cao Hoàng. Đây là nơi giới thiệu và lưu trữ các sáng tác của  Phạm Cao Hoàng và bằng hữu.

Từ 10 tháng 7.2017 Blog Phạm Cao Hoàng được chuyển thành Trang Văn Học Nghệ Thuật Phạm Cao Hoàng với địa chỉ mới: http://www.phamcaohoang.com/

TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN

TRƯỚC 1975

1.  ĐỜI NHƯ MỘT KHÚC NHẠC BUỒN (Thơ, NXB Đồng Dao, Sài Gòn, 1972).

2.  TẠ ƠN NHỮNG GIỌT SƯƠNG (Thơ, NXB Đồng Dao, Sài Gòn, 1974).

SAU 1975

1. MÂY KHÓI QUÊ NHÀ (Tuyển tập thơ, NXB Thư Ấn Quán, Hoa Kỳ, 2010; gồm những bài thơ chọn lọc từ 2 tập xuất bản trước 1975).

2.  MƠ CÙNG TÔI GIẤC MƠ ĐÀ LẠT (Truyện và tạp bút, NXB Thư Ấn Quán, Hoa Kỳ, 2013).

3.  ĐẤT CÒN THƠM MÃI MÙI HƯƠNG (Thơ, NXB Thư Ấn Quán, Hoa Kỳ, 2015).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Tám 20243:22 CH(Xem: 132)
liên lạc với tác giả qua địa chỉ email sau để mua sách có chữ ký của tác giả: trinhythu@gmail.com
26 Tháng Bảy 20248:25 SA(Xem: 146)
“Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ”/ Tác giả: Việt Dương / Trần Thị Nguyệt Mai/ Thể loại: Bút ký; Sách dày: 388 trang./ Sách đen trắng, bìa mềm: $25./ https://www.amzn.com/B0D68VJM7T/ Sách màu, bìa mềm: $30 https://www.amzn.com/B0D688N2K9/
21 Tháng Bảy 20246:34 SA(Xem: 168)
Sách có bán trên BARNES & NOBLE 326 trang, bìa cứng, 6” x 9”, giá bán: US$25.00 Xin bấm vào đường dẫn sau: Duong ve thuy phu by Trinh Y. Thu, Hardcover | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)
16 Tháng Bảy 20246:40 SA(Xem: 147)
Sách có bán trên BARNES & NOBLE 332 trang, bìa cứng, 5.5” x 8.5”, giá bán: US$25.00 Xin bấm vào đường dẫn sau: Nguoi dan ba khac by Trinh Y. Thu, Hardcover | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)
13 Tháng Tư 20245:29 CH(Xem: 805)
The Sympathizer by Viet Thanh Nguyen, Winner of the Pulitzer Prize 2016.
06 Tháng Hai 20248:30 SA(Xem: 1562)
Sách đã có bán trên BARNES & NOBLE 442 trang, bìa mềm, 6” x 9”, giá bán: US$25.00
31 Tháng Giêng 20245:35 CH(Xem: 1543)
Đọc xong cuốn “Ăn Mà Không Chơi” tôi khoái ông Đỗ Duy Ngọc hơn.
31 Tháng Mười Hai 20239:32 SA(Xem: 1092)
Tác phẩm của Vũ Ngọc Giao cuốn ta đi, vì chỉ khi việc đọc được hoàn tất thì việc cảm nhận mới trở nên trọn vẹn.
20 Tháng Tám 20235:20 CH(Xem: 2196)
Nếu cần mô tả anh Trung Dũng chỉ bằng mỗi một từ, duy nhất, thì tôi sẽ thế này: Trung Dũng - duyên.
24 Tháng Bảy 202310:07 SA(Xem: 2376)
Có thể nói, sau hai tập sách "Búp bê Matryoshka" và "Dòng chảy," tập truyện ngắn "Người đàn bà và chiếc dương cầm" là sự thành công nối tiếp thành công của Vũ Ngọc Giao,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20360)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15326)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17168)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 9848)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18241)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4730)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1497)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2014)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1915)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23255)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19811)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8603)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9611)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9077)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11939)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31491)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21390)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26295)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23721)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22506)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20606)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18772)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19913)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17522)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16655)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25495)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32857)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35457)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,