KAO SƠN - Bông điên điển vàng trên nền tuyết trắng

02 Tháng Mười Một 20231:07 CH(Xem: 1914)
KAO SƠN - Bông điên điển vàng trên nền tuyết trắng
Cách đây hơn hai mươi năm, Trần Hạ Vi (tên thật là Nguyễn Yến Ngọc) - cô gái nhỏ được ví như bông điên điển với những cánh hoa vàng mỏng manh trên sông nước của vùng quê nghèo An Giang - lần đầu tiên xa quê sang nước ngoài học tập. Sau nhiều năm học tập tại nước Úc với tấm bằng tiến sĩ tài chính, nhiều biến cố trong cuộc sống đã đưa bông hoa nhỏ mỏng manh ấy đến một nơi xa, thật xa: bang Nova Scotia, Canada với mùa đông phủ dày tuyết trắng. Cô trở thành giảng viên ngành tài chính của một trường đại học nhỏ ở bờ đông Canada. Cũng ở đất nước này, cô đến với thơ văn bằng tất cả niềm đam mê mãnh liệt của mình. Trần Hạ Vi đã cho ra đời tác phẩm thơ đầu tiên - Lật tung miền kí ức (2017), và mới đây nhất, năm 2020, là tập thơ thứ hai - Vi.

Sự xa quê của cô gái trẻ Vi gắn với nhiều đau đáu, da diết, những xung đột nảy sinh, sự thảng thốt của mất mát đan xen trong hồi hộp phấn khích của cái mới mẻ chờ đón. Sự giao thoa giữa những nền văn hóa được tiếp xúc có lẽ góp một phần giúp cái nhìn của cô trở nên đa dạng hơn, cũng như những câu thơ có nhiều nếp gấp hơn, như có thể được nhìn thấy trong tập Vi.

Bài thơ Hạnh phúc là một quan niệm về thơ và hạnh phúc đời thường. Chuyển biến là một cái nhìn tích cực. Không phải sau mỗi đổ vỡ là sự tan biến, băng hoại. Sau mỗi đổ vỡ, có thể sự đổ vỡ mang sức mạnh của một Big Bang đi nữa thì bao giờ cũng là một bắt đầu cho những điều mới nảy sinh. Hình ảnh con kiến vàng bò ngang nhành lan trắng hay con sóc bò ngang kỉ băng hà nghịch quả sồi… là hình ảnh tượng trưng cho quy luật sinh tồn mang tính an nhiên, tự tại. Nó hầu như không chịu ảnh hưởng của những chuyện đời lắt léo nơi mỗi con người. Không biết Vi có bị ảnh hưởng từ lối thơ “vụt hiện," "hiện sinh” vốn từ lâu đã làm chao đảo giới viết trẻ châu Âu không hay thơ Vi chỉ là khát vọng chạy trốn khỏi sự trì trệ, ước muốn đốt cháy giai đoạn mà có tới gần chục bài những câu chữ trở nên cuống quýt, như cách nói của cô: …thơ em không nhịp điệu/ rời rạc/ bản thảo dở dang/ thô sơ hoang đàng/ dọc ngang không thanh tú. Đó là lời tự thú chân thành.

Bằng lối tự do thả chữ nhiều khi không cần chú ý tới thanh âm vần điệu, Vi tự tháo gỡ cho mình những ràng buộc không cần thiết. Cô chú trọng đến “điều muốn nói” hơn. Những bài thơ với những câu thơ được tập hợp lại giống như những mảnh ghép, đa dạng, xộc xệch một cách cố tình để lộ những khoảng trống mà qua đó người đọc phải tự lấp đầy bằng cảm xúc riêng của mình.

Có nhiều cách chọn và dựng tứ mới lạ trong thơ Vi. Có sự tự tin đến thành chủ quan (Sau em). Có nét tinh nghịch của tuổi trẻ (Ác). Có sự vị tha cảm thông rất thực tế, rất hiện đại trong cái nhìn và đánh giá người (Vì anh là đàn ông). Và có cả cái tỉnh táo đến lạnh lùng (Chia tay). Kinh nghiệm, Tâm kế... cũng là một cách nhìn và qua đó là một định hướng cho cuộc sống.

Không phải cái đầy ắp, cái thỏa mãn làm nên sàn bê tông cho sự bền vững. Sự bền vững nằm ở cái hồi hộp được khám phá được làm mới liên tục thậm chí cái bấp bênh cái dự cảm mơ hồ được mất: tình yêu như con thú dữ/ đôi khi cần bỏ đói/ không thể nâng niu. Cái nhạt nhẽo tầm thường, sự lặp đi lặp lại gây một nhàm chán sẽ là thứ acid cực kì nguy hiểm có khả năng ăn mòn và phá hủy tất cả những gì gọi là bền vững nhất. Đó là lí do trong Ghiền khóc, Vi bộc bạch: thèm nghe tiếng cãi nhau cho đỡ tẻ. Hư thực cũng là một cách nhìn mới về hạnh phúc. Có người đã mở và đã biết, đã được hưởng và đã sợ nhưng rồi có cảm giác lại đã quên. Bên trong cái hộp Pandora mà người ta thấp thỏm và kì vọng ôm ấp trong tay kia là cái gì, không ai biết. Nhưng không thể vứt bỏ: những thương yêu nhớ mong manh quá đỗi mơ hồ/ em nhặt một mảnh chiều tím ngắt/ thổi phù/ bao gã đàn ông lịm chết không vết thương. Tình yêu có khi là thế. Mơ hồ, không thể định nghĩa rạch ròi nhưng những hệ lụy mà nó đem lại lại rất thật. Học yêu như đàn ông là một cách nhìn thẳng, một cách nói thẳng, một rắp tâm quậy phá được giấu kín cho dù câu kết mang dạng một câu hỏi.

Trần Hạ Vi đơn giản là để cảm xúc chi phối. Cảm xúc đến độ, chín rồi thì thơ bật ra. Không tự mặc định cho mình phải thế này thế nọ. Yêu theo cảm tính, đôi khi để bị cuốn đi văng mạng trong dòng chảy của tình cảm. Những cảm xúc nổi loạn - nhưng kệ. Bất chấp kết cục sau này thế nào. Bởi điều đó không quan trọng. Cái chính là khi này tôi đang hạnh phúc. Lúc đó, thời điểm đó, giây phút ấy, yêu, yêu đến điên dại, đến đánh mất mình. Nhưng sau đó thì không. Bây giờ cũng không. Đừng hỏi, đừng đòi lí giải. Bởi chỉ là thực lúc đó nó vậy. Đó là sự hết mình. Yêu ghét rạch ròi, dâng hiến và thụ hưởng đến cạn kiệt. Đầy bản lĩnh. Bình thản trước những mất mát, đổ vỡ. Nhưng vết sẹo để lại trong tim là có thật. Và đây là điều làm cho những người viết trẻ không bị rơi vào quên lãng. Không bị gắn cho sự vô trách nhiệm hay bàng quan.

Nước mắt: một cách xây dựng tứ khá mới mẻ. Tơ vương: một cách sống. Một cách yêu. Không bận tâm quá khứ. Chỉ hiện tại mới quan trọng. Vũ trụ gầy: là một cách nhìn khác nữa. Hãy cứ để cái mung lung xa xôi của những ánh sao xanh trong vũ trụ kia tỏa lặng, đừng giành chi cho riêng mình, hãy để cho cuộc đời mênh mông cùng ảo mộng.

Cùng với lòng kiêu hãnh là cái nhìn đa chiều và khách quan. Không từ sợ hãi câm nín cam chịu để bước sang thái cực khác của buông thả hoặc bạo loạn lật đổ hay lạnh băng cay nghiệt, không tự đắp mền lên vết thương rồi dối mình rằng không sao cả... Trần Hạ Vi bình tĩnh nhìn thẳng vào sự thật, bình tĩnh tự chọn cho mình một cách ứng xử mà cô cho là phù hợp nhất. Song, đối diện với những điều mà trái tim người thơ cảm nhận được, cô không khuyên bảo, cô chỉ thể hiện mình, phơi bày và tìm cách hiểu những trắc trở mình. Những đổ vỡ sẽ được thay thế. Còn cái thay thế đó là gì, là vui buồn theo chiều hướng nào thì lại tùy thuộc vào số phận và cách ứng xử lựa chọn của mỗi người. Chính vì vậy Vi có nhiều bài thơ đọc cứ có cảm giác hụt hẫng không hoàn chỉnh. Cái kiểu thơ mà như bảo: Tôi thế đó, chịu được không? Nghe có vẻ… kiêu, có vẻ… bất cần. Nhưng nếu để ý kĩ vẫn thấy dù cố tình tỏ ra cứng cỏi hay dù thơ có phá cách đến mấy thì Vi vẫn là đàn bà với trái tim đàn bà:… bao cuộc tình/ bấy nhiêu tả tơi/ tan nát/…vẫn muốn tin/ một chút dịu dàng. Cũng lạ, và… cũng vui.

Dẫu đã có hai tập thơ ngay ngắn trình làng, nhưng tôi vẫn nghĩ thơ Vi chưa ổn định. Nhưng lại nghĩ, Vi còn trẻ. Thơ Vi là thơ của người trẻ. Và khi người ta còn trẻ thì người ta có nhiều quyền lắm: quyền được nghĩ, được viết, được thử sức ở nhiều phương diện. Tất cả những điều này làm cho nhóm người đọc Vi chắc chắn có sự phân hóa. Không sao cả. Thơ như người. Thơ đứng trong một không gian đa chiều với mối quan hệ đa chiều. Chỉ mong bông điên điển với cánh vàng mỏng manh sẽ vẫn sống hết mình để đứng vững được với tuyết trắng theo cách tự khẳng định.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười 20243:56 CH(Xem: 63)
Tôi thương ông vất vả như tôi thương tất cả những ai đeo đuổi công việc sáng tác từng nếm mùi cay đắng, thất bại, khổ đau.
22 Tháng Chín 20248:53 SA(Xem: 128)
Vừa qua họa sĩ Nguyễn Đình Thuần gọi cho biết, Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe. Mong anh tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm “cay” hơn.
25 Tháng Tám 20246:53 SA(Xem: 239)
Thông tin từ các bạn thơ tri kỷ, “Mắt Biếc” là tập thơ cuối đời của nhà thơ Linh Phương sau những tháng ngày phải chống chọi với căn bệnh tai biến,” đến nỗi khi được tin thi phẩm này được Hội Nhà Văn cấp phép anh đã khóc trên giường bệnh!
10 Tháng Tám 20248:59 SA(Xem: 256)
Hơn ba mươi năm trở lại đây, trên các báo Việt ngữ ở hải ngoại, độc giả đã quen biết bút hiệu Vương Trùng Dương, một cây bút viết nhanh, viết đều, đủ loại,
30 Tháng Bảy 20247:18 SA(Xem: 256)
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao,
18 Tháng Bảy 20246:03 CH(Xem: 302)
Vực trắng là tập thơ mới nhất của Lữ Mai gồm 54 bài thơ, được chia làm 6 phần:
02 Tháng Sáu 20245:41 CH(Xem: 636)
Chỉ trong 2 năm 2023-2024, Vũ Ngọc Giao - một cây bút nữ xứ Đà thành đã cho ra đời 4 tác phẩm,
22 Tháng Năm 20244:58 CH(Xem: 673)
Phan Nhật Nam tính tình hào sảng, sẵn sàng móc túi đến đồng bạc cuối cùng để giúp đỡ những trường hợp khó khăn dẫu chỉ quen biết hay sơ giao.
12 Tháng Năm 202410:42 SA(Xem: 641)
cuộc sống và sự nghiệp sáng tạo của Đỗ Hồng Ngọc rất sinh động, và phong phú.
05 Tháng Năm 20241:31 CH(Xem: 859)
Tập thơ có bề dày 249 trang gồm ba tiểu đề: ngẫu hứng, mai anh về miền Trung và những bài thơ khác và khổ lụy.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20797)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15755)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17424)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10110)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18554)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4973)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1725)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2210)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2119)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23438)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19951)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8753)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9768)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9191)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12156)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31680)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21471)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26462)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23902)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22692)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20799)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18896)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20045)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17635)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16752)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25716)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33049)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35550)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,