ĐỖ TRƯỜNG - Vịn vào lục bát, điểm tựa cuối cùng của Trần Hoài Thư

25 Tháng Sáu 20245:20 CH(Xem: 3328)
ĐỖ TRƯỜNG - Vịn vào lục bát, điểm tựa cuối cùng của Trần Hoài Thư

 

Không ngờ thi tập Vịn Vào Lục Bát từ Hoa Kỳ được gửi đến tôi sớm như vậy, chỉ hơn chục ngày sau in ấn, ra lò. Vâng, chắc chắn đó là sự ưu ái của nhà xuất bản Thư Ấn Quán và nhà văn Trần Hoài Thư đã dành cho tôi. Một chút đó thôi, ấy vậy để lại trong lòng người một ấn tượng, một cảm xúc thật sâu sắc.

 

Tuy trước đây, rải rác đâu đó đã đọc một số bài, nhưng khi nó được chọn đóng thành thi tập chuyên lục bát một cách có hệ thống, đọc lại cho tôi cảm xúc khác hẳn. Có thể nói, đây là tập thơ quan trọng, và tâm huyết nhất của Trần Hoài Thư. Nó như một điểm tựa sống cuối cùng của ông. Bởi, bệnh tật và thời gian khắc nghiệt đã làm bạn bè, người thân, từng ngày, từng ngày rời bỏ ông. Do vậy, sự biên tập từng phần, từng giai đoạn gắn với thân phận của thi sĩ và xã hội, một chủ ý rõ ràng của tác giả. Có điều đặc biệt, dường như tập sách nào của Trần Hoài Thư dù viết, in ấn ở trong nước (trước 1975), hay nơi hải ngoại đều mang hơi thở của chiến tranh. Và Vịn Vào Lục Bát cũng vậy, tuy là tập thơ với cái tôi riêng tư nhất, nhưng nó vẫn không thoát ra khỏi cái lẽ thường ấy. Ngoài hai phần viết về bản thân, gia đình, và bạn bè thì chiến tranh khói lửa vẫn đậm đặc trong thi tập này.

 

Vịn là động từ, nhưng ở đây nó đã chuyển thành tính từ, hình tượng hóa tâm trạng bi đát, ngã lòng ấy của người thi sĩ, xuyên suốt thi tập Vịn Vào Lục Bát. Tính hình tượng này, trước đây, cũng như hiện nay đã có nhiều người sử dụng, tuy nhiên làm người đọc rung động từ đầu đến cuối trang của một tập thơ lục bát, không phải ai cũng làm được như nhà văn Trần Hoài Thư.


Có thể nói, những năm gần đây bạn bè lần lượt ra đi, nhất là từ khi người bạn đời bị đột quỵ, nhà văn Trần Hoài Thư đến với thơ nhiều hơn. Và lục bát như những liều Aspirin giảm đi nỗi đau tâm lý trong tâm hồn ông. Tuy nhiên, thơ Lục bát dễ làm nhưng khó hay. Do vậy, để có một tập thơ Lục bát là thử thách không nhỏ đối với một nhà văn như ông. Và khi nhận được thi tập Vịn Vào Lục Bát, tôi đã đọc ngay, đọc một mạch. Đọc rồi, đâu đó, vẳng lên tiếng thét, sắc nhọn như mũi khoan xoáy thủng hồn người, xuyên thủng 143 trang sách trước mặt. Và “Dường Như“

là một bài thơ, hay là một câu hỏi tu từ cho cả tập thơ, mà buộc tôi phải tìm lời giải đáp trong bài viết này:

 

“Dường như tôi sắp quị rồi

Nghe chăng tiếng thét vỡ màng nhĩ tôi

Này em, em đừng bỏ tôi

Này thơ, xin đừng bỏ tôi một mình

Tôi cần thơ, tôi cần mình

Sao mình cứ mở mắt nhìn ở đâu...“ (Dường Như)

 

Với Trần Hoài Thư bao năm xa quê là bấy nhiêu năm thương nhớ. Thân gửi nơi đất khách, hồn vẫn nơi quê nhà. Thật vậy, có lẽ, chỉ những người xa quê, xa Tổ Quốc trên ba mươi năm, và đường trở về mịt mù, xa vời vợi như chúng tôi đọc “Tiếng Mưa” mới thấu hiểu hết nỗi lòng của Trần Hoài Thư. Mang theo một nỗi buồn thường trực, một tiếng mưa rơi bất chợt trong đêm cũng làm nhà thơ thổn thức. Để rồi, nghe giọt mưa rơi ấy, cứ ngỡ tiếng mưa nơi quê nhà:

 

“Ở đây đất lạ quê người

Mấy mươi năm cũng một đời xứ xa

Ngày ở Mỹ đêm quê nhà

Có khi thức giấc, bên ngoài, trời mưa!

Buồn ơi lạnh khép chăn thưa

Nghe như lời vọng quê nhà: Tiếng mưa !!!“

 

Có thể nói, Vịn Mẹ, Vịn Cha chưa phải là hai bài thơ hay nhất, nhưng nó lạ, và cảm động nhất trong thi tập này. Bởi, cái nhìn từ ân và bi ân mang tính Phật Pháp về cha mẹ của tác giả. Và nếu đặt hai bài thơ này ở cạnh nhau, ta mới thấy hết được tài năng nghệ thuật đối cú và đối ý trong thơ của Trần Hoài Thư. Từ những hình ảnh so sánh đó, cho ta thấy sự khác biệt khi biểu hiện tình cảm, dưỡng dục của cha mẹ, cũng như cảm được cái điểm tựa đầu đời vô cùng quan trọng. Và điều đó chắc chắn không chỉ ở riêng Trần Hoài Thư:

 

“Lan can mẹ, mẹ khom lưng

Để con được vịn, khỏi cần nhón chân

Đứng bên mẹ, bé vô cùng

Thấy như tay mẹ sẵn sàng dẫn con...” (Lan Can Mẹ)

“Lan can ba, ba thẳng lưng

Ba dạy con, chân đạp bùn mà đi

Con nhón chân, con đưa tay

Con vịn ba với cái đầu

ngẩng lên !...” (Lan Can Cha)

 

Nói, thể thơ chỉ là hình thức, tải đến người đọc là những ngôn từ. Thơ hay hoặc dở, cũ hay mới, chẳng liên quan gì đến thể loại. Thế nhưng viết về những người mẹ, người vợ, có lẽ không thể thơ nào được sử dụng nhiều bằng lục bát. Và Trần Hoài Thư cũng không nằm ngoài cái lẽ đó. Bài Vịn Em, được ông viết khi vợ bị đột quỵ phải đưa vào nhà thương, nhà dưỡng bệnh. Với phép so sánh tu từ, người vợ hiện lên như Chúa, như Phật trong lòng Trần Hoài Thư. Cái đoạn trường khổ đau ấy, dường như vợ ông đã giành lấy hết cho mình. Nó như một sự khai sáng và giải thoát cái linh hồn nhà văn, người lính trận Trần Hoài Thư vậy. Tôi nghĩ, đây là một trong những bài thơ hay, chân thực và cảm động nhất trong tập lục bát này:

 

“Lòng em là cả trăng rằm

Lòng tôi trăng tối như nhằm ba mươi

May nhờ tôi được dựa hơi

Nên lòng cũng nhẹ, ít nhiều hồi tâm

------

Lời Phật em tụng hằng đêm,

Nghe chừng như thể em cầu cho tôi

Cho tôi, bớt điếc bớt mù

Bớt sân si, bớt dâm tà tham lam...

--------

Em đi để nhận đoạn trường

Xe lăn định mệnh, chiếc giường nghiệp oan

Hay là em chuộc dùm chồng

Như xưa Chúa đã chuộc dùm thế gian?“

 

Trần Hoài Thư đã viết nhiều về tình bạn, tình đồng đội trong văn xuôi của mình, nhưng quả thật đến tập thơ này, cái tình bạn ấy, mới cho tôi đến đỉnh cảm xúc, khi đọc. Tình bạn được nhà thơ hình tượng hóa một cách cụ thể. Và chiếc lan can kia đâu phải chỉ là nơi những cánh tay vịn tựa nhau, mà còn là những sẻ chia vui buồn. Tuy viết theo thể lục bát, nhưng từ ngữ trong thơ Trần Hoài Thư mộc mạc, với những khẩu ngữ thường nhật. Đây cũng đặc điểm nổi bật trong lục bát Trần Hoài Thư. Vịn Bạn là một bài thơ như vậy của ông:

 

“Lan can bạn - vịn thân tình

Để còn thấy được cuộc đời dễ thương

Chai rượu quí chắc phải buồn

Nếu không có bạn, ai người cụng ly?”

 

Không rõ cái lịch sử tình bạn của các bác nghệ sĩ miền Trung, xứ Huế như thế nào, nhưng trước đây đọc nhà văn Lữ Quỳnh và lúc này đọc Trần Hoài Thư cùng viết về họa sĩ Đinh Cường, quả thật tôi không kìm được cảm xúc của mình. Có thể nói, không chỉ có Lữ Quỳnh, mà Trần Hoài Thư cũng vậy, ông đã dành hình ảnh, câu thơ đẹp nhất để viết về người bạn quá cố. Dường như, nó khác hẳn cái khẩu ngữ thường nhật khi ông viết về bạn bè khi còn bù khú bên nhau. Vẫn sử dụng phép tu từ, với lối hoán dụ, bài thơ Còi Tàu Hụ Nhớ Đinh Cường cho ta thấy rõ tài năng của Trần Hoài Thư không chỉ ở trong lãnh vực văn xuôi:

 

“Kể từ bạn bỏ đi xa

Con tàu vẫn đến nhà ga mỗi ngày

Còi tàu vẫn vút lên mây

Cớ sao thưa bạn hôm nay quá buồn!

Tàu ngừng, chở tiếp hoàng hôn

Làm sao chở hết nỗi buồn của tôi?”

 

Những quán hàng dân dã, với những căn nhà liêu xiêu đầy mộng mị, nhưng là một phần ký ức quan trọng đối với Trần Hoài Thư. Ký ức ấy, đã được ông hóa vào thơ, bằng chân dung bạn bè Khu Sáu- Bình Định, thời bom rơi đạn nổ. Tuy buồn, nhưng những nét vô tư vẫn hiện về. Có thể nói, Trần Hoài Thư luôn dành cho bạn những trang thơ đẹp và trân trọng nhất, kể cả những người không đồng chí hướng. Với Thái Ngọc San, không phải là bài thơ hay trong thi tập này, nhưng đã cho người đọc hiểu thêm nhân cách sống Trần Hoài Thư:

 

“Từ ngày bạn bỏ hàng quân

Có Khu Sáu mở rộng lòng chở che

Ngày ngày thuốc lá cà phê

Chẳng cần thắc mắc mô tê bạn thù

Bạn chửi tôi lính đánh thuê

Tôi giận quá đập chai bia xuống bàn

Bạn hãnh diện thắng miền Nam

Tôi hãnh diện vì cháu con nên người...”

 

Không chỉ văn xuôi, mà cả những bài thơ viết về thời chiến là những trang viết hay nhất của Trần Hoài Thư. Nếu Điếu Thu, một bài thơ được cho là phá cách hay nhất được viết trong thời gian gần đây, thì Nước Lên là bài thơ hay và đẹp nhất, viết trong một lần hành quân tác chiến của ông. Cùng với thủ pháp nghệ thuật ngắt nhịp, xuống dòng, đọc Nước Lên, tưởng như mình đang đứng trước một bức tranh thủy mặc về hoàng hôn, mang mang nét hoài cổ vậy:

 

“Nước lên, trời thổ mật vàng

Nửa lan mây núi

nửa tràn bãi sông

Nước lên kéo mặt trời gần

Khanh vàng lai láng

một dòng vàng khanh

------

Nước lên, bờ tả đã mờ

Chỉ còn bờ hữu nắng vàng níu chân

Nước lên trời cũng tối dần

Quân qua bỏ lại một dòng quạnh hiu”

 

Có thể nói, Vịn Vào Lục Bát là tập thơ buồn. Bởi, nó là hiện thân của cuộc đời nhà văn người lính, tù nhân Trần Hoài Thư. Nếu bác nào chỉn chu về lục bát không nên đọc tập thơ này, vì sự phá cách, phá niêm luật của tác giả. Và bác nào thần kinh yếu, cũng không nên đọc, bởi sẽ bị ám ảnh, gây ra mộng mị, dẫn đến mất ngủ. Thật vậy, một loạt bài Mục Tiêu Một, Mục Tiêu Hai….tuy viết đã lâu, và chiến tranh đi qua trên bốn mươi năm, nhưng đọc lên vẫn thấy mới, làm nhức nhối lòng người:

 

“Bữa cơm đã dọn ra rồi

Người Ô-đô nói ngậm ngùi bên tai:

“Hôm nay lại thiếu thằng Tài

Em bới một chén mời về ăn chung…”

-----

Khẩu súng cắm giữa gò bồi

Hai hàng quân đứng ngậm ngùi tiễn đưa…”( Mục tiêu 5)

 

Gấp cuốn Vịn Vào Lục Bát lại, và dường như có tiếng vọng vẫn còn đọng lại trong tôi: “Trên nhành một lũ quạ đen/ Oác lời cho thảm điệu kèn điếu thu” Nhưng tôi hoàn toàn không tin, đây là tiếng vọng lên cuối cùng của Trần Hoài Thư. Bởi, tuy là điểm tựa cuối cùng, nhưng lục bát cũng như tình yêu và nghị lực sống của ông còn nồng nàn, mãnh liệt lắm.

 

Leipzig ngày 3-8-2017

Đỗ Trường

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Năm 20258:46 SA(Xem: 579)
Chúng tôi mà ở trong ấy, thì cũng thành các anh. Mà các anh ở đây cũng thành chúng tôi. Hoàn cảnh quyết định hết!
05 Tháng Năm 202511:23 SA(Xem: 665)
Thơ giúp tôi giãi bày tâm tư, gửi gắm ước mơ, phản ảnh góc nhìn đa chiều với cuộc sống muôn màu.
25 Tháng Tư 20253:54 CH(Xem: 620)
tác giả của “Cánh đồng bất tận” – tiếc khi nhiều người không thích chị đổi mới lối viết,
05 Tháng Tư 20256:12 CH(Xem: 1106)
Là một nhà thơ đa tài, mạnh mẽ, can đảm đi đến tận cùng con chữ, bởi vậy ngòi bút Minh Đức Hoài Trinh đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc, người nghe.
25 Tháng Ba 202511:40 SA(Xem: 1263)
Xem hình bưu thiếp xưa, thấy có những kiểu bán hàng rong nhiều thập kỷ trước ở Sài Gòn nay đã vắng bóng.
05 Tháng Ba 202511:23 SA(Xem: 1211)
Có thể nói, chiến tranh tuy tàn khốc, nhưng đã sản sinh ra một loạt các nhà văn, nhà thơ tài năng xuất thân từ những người lính:
15 Tháng Hai 20252:42 CH(Xem: 1379)
Mỗi nhà văn có một lối viết riêng, mỗi nhà văn chọn một góc nhìn nên tác phẩm về chiến tranh sau chiến tranh thật đa dạng, làm nên một mảng lớn trên diện mạo văn học đương đại.
05 Tháng Hai 20254:13 CH(Xem: 1674)
Lê Công Thành đã trò chuyện với tôi bằng giọng nói của một con người tự do.
31 Tháng Mười Hai 20248:38 SA(Xem: 2232)
Nguyễn Trọng Khôi say mê đi qua những nẻo đường của nền nghệ thuật hiện đại.
25 Tháng Mười Hai 202412:00 SA(Xem: 11145)
Loạt tranh Phục Sinh là một thí dụ thật hùng hồn cho sự quyết chí vượt qua những khó khăn về thể lực, trầm uất trong bệnh hoạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 19689)
Tôi cho, định mệnh có thể vùi dập, xé nát một cá nhân, trong đời thường, nhưng nó vẫn bất lực trước những đóng góp trí tuệ, nếu có, của một người nào đó.
(Xem: 35300)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
(Xem: 32141)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 13911)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 21278)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 9550)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 755)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 16606)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6646)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3639)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 20958)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9892)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 11326)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9929)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13716)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 33149)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 22312)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27852)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 25227)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 24187)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 22260)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19772)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 21081)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18479)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17370)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 27411)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34549)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36314)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,