Phan Lạc Phúc, từ “tạp ghi” tới những dấu ấn khác trong sự nghiệp báo chí

03 Tháng Ba 201012:00 SA(Xem: 15268)
Phan Lạc Phúc, từ “tạp ghi” tới những dấu ấn khác trong sự nghiệp báo chí

blankblank 


















Mục “Tạp Ghi” Ký giả Lô Răng, bút hiệu của nhà báo Phan Lạc Phúc, theo tôi một dạng tản văn tổng hợp nhiều thể loại văn xuôi khác nhaụ

Nó có thể là dạng tùy bút mà không quá nặng văn chương. Nó có thể là dạng ký sự mà không quá nhiều dữ kiện. Nó cũng có thể được viết dưới dạng kể chuyện, hồi ký. Thậm chí nhận định hay phê bình từ lãnh vực văn chương qua tới chính trị, xã hội,...

Trong một bài tạp ghi, tác giả cũng có thể sử dụng nhiều dạng văn chương cùng một lúc mà, không phải bận tâm về kỹ thuật hoặc trầm trọng hơn, vấn đề tu từ pháp. Điều này tạo sự dễ dàng, thoải mái cho người viết...

Một bài tạp ghi của ký giả Lô Răng/Phan Lạc Phúc, thời nhật báo Tiền Tuyến, theo ghi nhận của tôi, trung bình chứa từ 700 tới 1,000 chữ.

Nó không quá dài để trở thành một bài nghị luận. Nhưng nó cũng không quá ngắn để trở thành một đoản văn. Và, sau cùng, cốt lõi của một bài “Tạp Ghi” bao giờ cũng chứa đựng một chủ điểm hay một thông điệp nào đó mà, tác giả muốn gửi tới người đọc.

Một người bạn kể với tôi rằng, tới hôm nay, anh vẫn còn cảm thích thích thú với nội dung một tạp ghi của ký giả Lô Răng. Đó là bài viết về ông Đại Sứ Mỹ Bunker (?)ở Saigon, một buổi chiều mưa ra phi trường Tân Sơn Nhất, đón vợ, cũng là một đại sứ Mỹ ở một quốc gia vùng Đông Nam Á. Ông đại sứ che dù, kiên nhẫn đợi vợ trong nhiều giờ vì máy bay tới trễ do thời tiết xấụ

Từ hình ảnh này, ký giả Lô Răng đã dẫn người đọc trở lại với ca khúc “Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa” của Tô Vũ, một nhạc sĩ nổi tiếng thời tiền chiến.

Và tác giả kết luận bài tạp ghi của mình rằng, về phương diện tình cảm, nếu đó là một tình yêu chân thành thì dù Đông hay Tây, người ta đều có những cảm thức và hành vi lãng mạn giống nhau, dù ở tuổi nàọ

Mục Tạp Ghi của ký giả Lô Răng cũng được rất nhiều độc giả yêu thích qua những bài viết của ông về những trận túc cầu lớn, diễn ra ở miền Nam hay một nơi nào đó, trên thế giớị

Sự kiện này cho thấy, ký giả Lô Răng không chỉ là một nhà báo có công lực thâm hậu về phương diện văn học, nghệ thuật mà ông còn được đánh giá cao về bộ môn túc cầụ Một bộ môn thể thao mà ông từng thú nhận rằng ông đã hâm mộ từ khi còn trẻ.

Bởi vì mục tạp ghi của họ Phan, giống như một sân chơi chung hay, “vùng oanh kích tự do” nên nó đã có được sự tham gia của rất nhiều cây bút. Từ chuyên nghiệp tớị.. xuân thu nhị kỳ. Từ nhà văn tới ký giả. Từ nhà thơ tới những học giả, trí thức, độc giả, lâu lâu cao hứng, đóng góp một vài cảm nhận bất chợt của họ...

Vẫn theo ghi nhận của tôi, những năm trông nom nhật báo Tiền Tuyến và phụ trách mục Tạp Ghi, người đóng góp nhiều “Tạp Ghi” nhất, cho ký giả Lô Răng, là nhà văn Thanh Tâm Tuyền. Ông là một trong những người bạn văn chương thân thiết của Phan Lạc Phúc. Người thứ hai, cũng thuộc loại sốt sắng góp tạp ghi cho họ Phan, là nhà văn Thảo Trường.

Đặc biệt, một người bạn văn chương cũng thân thiết với họ Phan không kém, là nhà văn Mai Thảo, thì dường như ông không có một “tạp ghi” nào cho bạn. (Hay có mà tôi không được đọc?)

Ở mặt khác, vẫn ghi nhận của tôi thì, người nhỏ tuổi nhất, nhưng lại được ký giả Lô Răng thường xuyên “nhường đất” của ông cho anh, chính là nhà báo Nguyễn Chí Khả.

Như tôi biết, chỉ với tác giả Nguyễn Chí Khả (nhiều lắm, thêm là một hai cây bút khác), ngay khi bài tạp ghi của họ được in ra, thay vì phải làm phiếu, đợi giữa hoặc cuối tháng lãnh tiền nhuận bút từ quản lý của ty trị sự thì, Chủ bút Phan lạc Phúc ưu ái dùng tiền túi của mình, ứng trước nhuận bút cho họ Nguyễn. Phần ông phải đợi tới cuối tháng mới lấy lại được tiền từ quản lý của tờ báọ

Nhuận bút tạp ghi thống nhất, đồng đều cho mọi tác giả, khi ấy là 300$. Số tiền này tương đương với 6 bữa ăn trưa đủ “chất lượng” cho một người, ở Saigon thời đó.

Nguyễn Chí Khả cũng là ký giả trẻ tuổi nhất được nghe họ Phan đọc, phân tích về thơ của những tác giả nổi tiếng từ thời tiền chiến hoặc trong kháng chiến, như Vũ Hoàng Chương, Xuân Diệu, Hồ Dzếnh, Huy Cận, Hoàng Cầm, Hữu Loan,...

Nhưng theo nhà báo Nguyễn Chí Khả thì ký giả Lô Răng tỏ ra xúc động hơn cả là, những lúc ông đọc thơ Quang Dũng, người cùng quê Sơn Tây với ông.

Nguyễn Chí Khả nói,

“Tôi có cảm tưởng như những lúc đọc thơ Quang Dũng, ông được sống lại, đắm mình trong không giang Sơn tây của ông. Hay, những lời thơ kia đã mang ông trở lại quê nhà chỉ còn trong ký ức...”

Vẫn theo nhà báo Nguyễn Chí Khả thì, họ Phan thường đọc thơ vào những lúc rảnh rỗi, hoặc cần nghỉ xả hơi sau nhiều giờ làm việc căng thẳng,

“Nhưng, nếu lúc ông đọc thơ mà bên ngoài trời đang mưa thì theo tôi, không còn một khung cảnh nào hợp hơn, thích thú hơn đối với người nghẹ Những lúc đó chỉ còn ông với bài thơ. Không còn người nghẹ Không còn điều gì khác...”

Tôi không biết sau khi Nguyễn Chí Khả tình nguyện ra Sư Đoàn 2, đóng ở Đà Nẵng để được gần gia đình, anh có còn thì giờ viết “tạp ghi” cho họ Phan nữa hay không? Tôi chỉ nhớ, anh có một thời gian khá dài là quân số của Cục Tâm Lý Chiến.

Thoạt đầu, Nguyễn Chí Khả phục vụ tại phòng Điện Ảnh và Truyền Hình Quân Đội, trong vai trò tương đương với một đạo diễn quân độị Tới khi xin thuyên chuyển qua phòng Thông Tin Báo Chí (gọi tắt là phòng Báo Chí,) anh trở thành một phóng viên chiến trường thuộc loại “mũi nhọn.” Hiểu theo nghĩa anh rất xông xáo và nhạy bén.

Vì phóng viên chạy ngoài của nhật báo Tiền Tuyến rất ít, chỉ đủ cho những sự kiện quan trọng trong phạm vi đô thành Saigon. Nên phần tin tức, phóng sự thuộc 4 vùng chiến thuật, báo Tiền Tuyến trông cậy vào lực lượng phóng viên chiến trường, của phòng Báo Chí.

Trước khi có nhật báo Tiền Tuyến, các phóng viên chiến trường đi công tác về, phải viết bài cho một trong hai tờ báo của quân dội là bán nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa, hoặc nguyệt san Tiền Phong. Nhưng từ khi có Tiền Tuyến, họ được lệnh nộp bài báo Tiền Tuyến trước nhất vì yếu tố thời gian tính.

Thoạt đầu những phóng sự, bút ký hoặc những tiết mục liên quan tới quân đội gói gọn trong một phụ trang, gọi là “Trang Quân Đội” xuất hiện hàng ngày, trên Tiền Tuyến. Sau đó, do cái nhìn hay do nhu cầu đổi mới (?)của chủ bút Phan Lạc Phúc (hoặc do lệnh từ đâu, tôi không biết), “Trang Quân Đội” được hủy bỏ. Phóng sự, ký sự của các phóng viên chiến trường thuộc phòng tâm lý chiến, cùng tất cả những tin tức liên quan tới chiến sự được “hòa lẫn” cùng những bài vở khác của tờ Tiền Tuyến. Nó không còn là những ốc đảo giữ biển Tiền Tuyến nữạ

Tùy theo mức độ quan trọng hay “ăn khách” mà phóng sự, ký sự chiến trường được “đi” trang nhất hay vào trang 3.

Và, Nguyễn Chí Khả cũng lại là người có nhiều phóng sự chiến trường được ký giả Lô Răng chọn đưa ra trang ngoài, hơn bất cứ một phóng viên nào khác.

Tuy không có nhiều cơ hội tiếp xúc với đồng nghiệp, những người làm nhật báo cùng thời với mình, nhưng họ Phan được nhiều đồng nghiệp với ông, nể trọng.

Họ nể trọng họ Phan xuyên qua những chuyến công du nước ngoàị Đó là những lần ông có chân trong phái đoàn báo chí, đại diện làng báo miền Nam Việt Nam, viếng thăm hay, tham dự những buổi họp báo chung, sau những cuộc họp thượng đỉnh đây đó.

Trong những sinh hoạt như thế, họ Phan luôn là người nêu những câu hỏi sâu sắc, chứng tỏ sự hiểu biết thấu đáo về những sự kiện lớn của chính trường.

Một nhà báo từng đi chung với ký giả Lô Răng/Phan Lạc Phúc trong những chuyến xuất ngoại cho rằng, sở dĩ họ Phan có được những câu hỏi khiến người được hỏi phải ngạc nhiên, phải cân nhắc trước khi trả lời, vì căn bản ông có một kiến thức sâu rộng, tích lũy từ những năm tháng đọc và nghiên cứu sách vở ở nhiều lãnh vực khác nhaụ Ông cũng lại là người có khả năng ngoại ngữ vững vàng, nên cập nhật được một cách nhanh chóng và chính xác những diễn biến vừa mới xảy ra, thông qua hai nguồn tài liệu Anh và Pháp ngữ.

Vẫn theo nhân vật vừa kể thì, Lô Răng/Phan Lạc Phúc (4) là một trong những nhà báo đáng trân trọng của sinh hoạt làng báo miền Nam Việt Nam, 20 năm.

Riêng tôi, tôi không biết nhật báo Tiền Tuyến nên cám ơn phần đóng góp đáng kể của họ Phan? Hay, họ Phan nên cám ơn báo Tiền Tuyến?

Vì, nhờ nhật báo này, mà ông có cơ hội “lừng lững” bước vào nghề báọ Để bây giờ, nhìn lại, như một kỷ niệm. Một kỷ niệm thân yêu và cũng buồn bã, theo tôị

(23 tháng 2, 2010)

Chú thích:

(4) Theo tiểu sử được ghi nhận bởi trang mạng bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì nhà báo Phan lạc Phúc sinh năm 1928 tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tâỵ Cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòạ Bị tù cải tạo cộng sản từ 1975 đến 1985, ông hiện định cư tại Sydney, Australia từ năm 1991. Ngoài bút hiệu Lô Răng, ông còn các bút hiệu khác như: Thiên Khải, Tường Huân, Huy Quân, Thiên Chương,...

Ông có hai tác phẩm được xuất bản trong vòng 10 năm qua là: “Bạn Bè Gần Xa”, bút ký, Văn Nghệ, Hoa Kỳ, Xb năm 2000. (Tái bản tại Úc Châu năm 2001.) Và “Tuyển Tập Tạp Ghi”, Văn Nghệ, Hoa Kỳ (Xb năm 2003).

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Giêng 20249:03 SA(Xem: 5274)
chẳng phải vì ông đã đi xa. quá xa. rất lâu./ mà, vì họ đã có ông trong tim./ như ông sẽ mãi sống trong ký ức đám đông,/ tập thể./ đất nước.
01 Tháng Giêng 20243:52 CH(Xem: 6705)
thánh thần rời hai vai/ nhường ngôi người cứu rỗi.
01 Tháng Giêng 20249:40 SA(Xem: 340)
Mỗi năm nhà thơ Du Tử Lê sáng tác một bài thơ Tháng Giêng để tặng vợ, và đây là bài thơ Tháng Giêng cuối cùng của ông - Tháng Giêng 2019. (Photo by Đỗ Xuân Hoà, 1994, ngày DTL và HT gặp lại nhau ở Mỹ sau nhiều năm xa cách)
07 Tháng Mười 202312:41 CH(Xem: 1924)
Tháng Mười về với chúng tôi, là mỗi lần miền thơ ấu của Roll sẽ nhỏ dần, nhạt dần, và biến mất.
18 Tháng Chín 20235:37 SA(Xem: 5451)
hoa khế rụng nối đôi bờ sinh / tử/ một lần em, tôi thở đẫm tin yêu.
15 Tháng Bảy 20239:16 SA(Xem: 5591)
về đi, để bước chân/ kịp rơi cùng tiếng nấc.
04 Tháng Sáu 202312:00 SA(Xem: 8144)
tôi muốn kể em nghe/ dù mùa hạ đã đem theo tiếng ve/ /đỏ/ phương trời khác./ những vì sao/ thôi là những nốt nhạc xanh/ hát mình ên
01 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 7053)
khi khoảng cách không thể đo bằng thước,/ thì tình tôi e phủ mọi chân trời./ em kiếp trước, đời sau không thể hiểu:/ sao có người ký ức mãi xanh, tươi!!!
22 Tháng Giêng 20239:28 SA(Xem: 7479)
mưa-tôi lạnh, rúc áo người ấm áp/ vết thương buồn, em đắp bột trăm năm./ tôi già khốc vẫn đợi, chờ chăm sóc -/ người không quên tôi bé dại vô cùng.
18 Tháng Mười Một 202212:27 CH(Xem: 9161)
sông hỏi suối. phụ lưu tìm hỏi tóc:/ - nụ hôn nào cư ngụ với mai sau?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16814)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12052)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18831)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9026)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8125)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 452)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 820)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13901)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19088)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8393)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30590)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25366)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22813)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21615)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19673)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17966)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19149)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16826)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31809)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34842)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,