HUỲNH NHƯ PHƯƠNG - Học văn thời công nghệ số

30 Tháng Mười Một 20249:07 SA(Xem: 126)
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG - Học văn thời công nghệ số

Từ buổi giao lưu về đề tài “Ước vọng cho học đường và câu chuyện học văn”, tôi nhận được nhiều ý kiến phản hồi rất thú vị, trong đó có ba ý kiến đáng suy nghĩ nhất.

Nhà phê bình Huỳnh Như Phương


Sau bài tường thuật “Tại sao môn văn dưới góc nhìn xã hội lại bị giảm sút uy tín?” của Hà Ánh trên báo Thanh Niên, độc giả Vietroad nhận định một cách nghiêm khắc: “Môn văn là môn bắt buộc ở phổ thông, số tiết học tương đương với môn toán, vậy mà ra trường rất nhiều trường hợp viết sai chính tả, thậm chí cả người làm trong lĩnh vực văn hóa. Điều này khó có thể chấp nhận. Hãy thay đổi cách dạy. Hãy dạy tiếng Việt thay cho dạy văn. Thay vì bắt học sinh ngồi bình luận, miêu tả, cảm nhận tác phẩm văn học, thì nên ngồi rèn từ ngữ, ngữ pháp cho thành thạo. Tìm hiểu Truyện Kiều làm gì khi mà bản thân viết một câu không ra hồn”.

Quả thật gần đây có nhiều ý kiến phàn nàn về tình trạng dạy văn quá tải hiện nay, từ đó đề nghị không nên sa vào chương trình văn học nặng nề mà chỉ nên tập trung dạy tiếng Việt thật tốt để học sinh ra trường nói và viết đúng ngữ pháp. Thật đáng buồn khi một số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông rồi mà vẫn không viết chuẩn một cái đơn xin việc. Quả là nghịch lý khi chưa bao giờ sách giáo khoa cung cấp nhiều kiến thức ngôn ngữ học hiện đại, sâu sắc như bây giờ nhưng cũng chưa bao giờ học sinh viết sai chính tả và ngữ pháp nhiều như bây giờ. Chúng tôi thật khổ tâm khi chấm bài tuyển sinh ngành văn, phải chấp nhận những bài thi có ý tưởng tốt nhưng diễn đạt rối rắm, mơ hồ. Lẽ ra nhà trường phổ thông phải giải quyết yêu cầu về kỹ năng viết lách, trình bày cho học sinh trước khi họ bước chân vào đại học. Theo thông tin của GS Trần Hữu Dũng, một nghiên cứu gần đây ở Mỹ cho biết yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến thành công trong bất cứ ngành nghề nào là khả năng viết báo cáo, phát biểu, thuyết trình cho rõ ràng, mạch lạc – điều có thể trang bị từ việc học ngôn ngữ và văn nghị luận – chứ không phải kiến thức chuyên môn về toán học, hóa học hay địa chất.

Hồi tôi học cấp hai, thầy giáo khuyên nên mua một cuốn từ điển tiếng Việt và cuốn sách giúp ích nhiều cho tôi là Việt Nam tân từ điển minh họa của Thanh Nghị. Ở tiểu học, thầy giáo cũng chỉ bày một lần quy luật viết chính tả các từ láy theo câu ghi nhớ “Huyền Ngã Nặng – Sắc Không Hỏi” là mình có thể áp dụng mà không sợ viết sai, trừ một số ít trường hợp ngoại lệ. Hiện nay, học sinh sinh viên sẵn sàng mua từ điển tiếng Anh hơn là từ điển tiếng Việt, hình như họ cho rằng người bản ngữ thì không lo viết sai tiếng Việt, chỉ lo sai tiếng Anh. Nhưng ở thời đại công nghệ số, dùng tự điển online cũng rất tiện dụng. Khi soạn thảo văn bản, người học có thể cài phần mềm sửa lỗi tiếng Việt để kịp thời chỉnh sửa. Điều quan trọng là chúng ta có tra cứu cẩn trọng như một thói quen thường xuyên hay không.

Tuy nhiên, ý kiến cho rằng chỉ cần coi trọng dạy tiếng Việt mà không đặt nặng việc dạy văn học cũng khó thuyết phục vì văn học là nghệ thuật ngôn từ, giữa học văn và học tiếng có mối quan hệ hỗ tương không thể tách rời. Người học sinh giỏi tiếng Việt sẽ am hiểu sâu sắc tác phẩm văn học, ngược lại người cảm thụ văn chương tinh tế sẽ viết tiếng Việt hay. Hơn nữa, có tư duy và quan niệm sáng rõ thì mới diễn đạt được mạch lạc, khúc chiết.

Phản hồi về bài tường thuật “Dạy văn ở phổ thông chủ yếu là dạy người” của Trần Mặc trên báo Tuổi Trẻ, độc giả Van Do phản biện thẳng thắn: “Dạy người là khái niệm mơ hồ, chưa có định nghĩa. Tạm hiểu là dạy nhân cách. Môn nào cũng góp phần dạy người, nhưng môn văn có ưu thế. Dẫu như vậy thì dạy văn vẫn là dạy “văn” cũng như dạy toán phải là dạy nội dung toán học”.

Ý kiến trên đây giúp tôi suy nghĩ kỹ hơn về đặc trưng của môn văn ở trường phổ thông để phân biệt với các môn học khác. Quả thật không phải chỉ môn văn mới góp phần đào tạo một con người toàn diện. Người thầy giáo dạy khoa học tự nhiên cũng góp phần dạy cho con người hiểu biết về thế giới, có kiến thức và tầm nhìn sâu rộng. Người thầy giáo dạy toán, bằng cung cách và phong thái dạy học, bằng việc đề cao sự chính xác, cũng dạy cho học trò có tư duy logic và nhân cách thẳng thắn, trung thực.

Tuy nhiên, môn văn (ở trường phổ thông) “có ưu thế” vì mục đích cuối cùng không phải là dạy người học hiểu biết kiến thức văn học, để thuộc làu lịch sử văn học hay các mệnh đề lý luận như thuộc các định luật vật lý hay định lý toán học. Môn văn ở trường phổ thông gánh sứ mạng bồi dưỡng cho học sinh tình thương yêu, lòng trắc ẩn, sự ăn năn, niềm rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, sự nhạy cảm với nỗi cô đơn cùng với lòng khát khao được giao cảm và hòa hợp. Điều đó không phải là nhiệm vụ “chủ yếu” của các môn học khác. Các môn toán học, vật lý, hóa học, sinh học dạy ta kiến thức nền tảng để ta áp dụng khi học làm thợ máy, kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ… Còn môn văn học “chủ yếu” không chuẩn bị để ta làm văn sĩ. Dạy học trò kiến thức về điện để họ có thể giúp gia đình mắc cái bóng đèn; còn dạy học trò cách miêu tả con mèo hay cây thông không phải để họ viết được truyện ngắn hay tùy bút về các đề tài ấy, mà để họ luyện óc quan sát và trau dồi tình yêu với loài vật cũng như ý thức bảo vệ môi trường sinh thái. Người ta không phê phán cách giải những bài toán mẫu mà phê phán cách dạy văn mẫu, vì văn mẫu góp phần thủ tiêu việc “dạy người” như là những cá nhân độc đáo, có cảm nhận và suy nghĩ riêng về cuộc đời. Cũng chính từ đây mới thấy công nghệ giáo dục có thể thành công trong việc dạy các môn tự nhiên, cả các môn khoa học xã hội như lịch sử, địa lý nhưng chắc không có “ưu thế” trong việc dạy văn chương, nghệ thuật.

Nhưng nói như vậy phải chăng là môn văn (ở trường phổ thông) đứng ngoài, thậm chí dửng dưng với sự tiến bộ của công nghệ số và chúng ta vẫn dậm chân tại chỗ hay quay lại thời của những thầy đồ dạy văn trước đây.

Không. Công nghệ số giúp cho việc học văn rất nhiều thuận lợi nếu ta biết khai thác thế mạnh của nó. Nhờ Internet, chưa bao giờ học sinh có thể tham khảo nhiều tài liệu văn học phong phú như hiện nay. Google có thể trả lời những thắc mắc về kiến thức văn học một cách nhanh chóng. Nếu phòng học được trang bị hiện đại, bằng những thao tác chính xác, trong khi dạy trích đoạn tiểu thuyết Những người khốn khổ của V. Hugo, giáo viên có thể dẫn đường link chiếu lên màn ảnh cho học sinh xem một đoạn phim dựng từ tác phẩm ấy để minh họa cho bài học. Trong khi dạy trích đoạn Truyện Kiều của Nguyễn Du, giáo viên có thể vào mạng YouTube mở cho học sinh nghe một bài Kiều ca của Phạm Duy để tăng thêm cảm xúc về bài học. Khó khăn hiện nay là do những quy định quá chặt chẽ về giờ giấc, quy trình giảng dạy, khiến người giáo viên bó tay, không được phép “sáng tạo” thêm được gì ngoài sách giáo khoa và giáo án đã được phê duyệt.

Thời công nghệ số tạo điều kiện cho người học tiếp cận với kho tàng văn học nghệ thuật phong phú từ cổ điển đến hiện đại và hậu hiện đại. Trong bài viết Cho tôi lại nhà trường trên trang vanvn.vn, nhà giáo Lê Thị Thanh Vy góp ý rất xác đáng: “Với thời chiến hay sau đó với thế hệ 7x, 8x, sách vở rất thiếu thốn nên sách giáo khoa còn là một nguồn không gian tinh thần quan trọng bậc nhất, và những câu chuyện trong sách giáo khoa đóng những vai trò chính yếu trong hành trình “khai tâm” cho tuổi trẻ. Nhưng ngày nay, nếu giới trẻ được bao vây trong rất nhiều “câu chuyện”: phim ảnh đủ mọi nguồn và vô cùng dễ tiếp cận, truyện tranh, Facebook, TikTok, thậm chí các video tóm tắt phim nhan nhản… – thì nên tiếp cận những câu chuyện trong sách giáo khoa như thế nào để những tác phẩm này thực hiện sứ mạng khai tâm, chữa lành của mình”. Từ đây, một vấn đề đặt ra là chọn văn bản nào giảng dạy trong nhà trường cho phù hợp với thời đại và tâm lý lứa tuổi, để người học vừa không cắt đứt với quá khứ, vừa không xa lạ với hiện tại và tương lai. Đâu là những giá trị bền vững đã qua thử thách cần trao truyền trong sách giáo khoa để kết nối nhiều thế hệ mà không phải thay sách liên tục như hiện nay. Sách giáo khoa lưu giữ truyền thống ra sao và thu nhận tinh thần đương đại ở mức độ nào, đó là câu hỏi không đơn giản. Trong nhà trường trung học ở Pháp, chẳng hạn, có lẽ người ta chưa vội thay một tác phẩm kinh điển bằng tác phẩm của Annie Ernaux, người vừa được giải Nobel năm 2022.

Hiện nay, trên thế giới có ba quan điểm lý giải ảnh hưởng của công nghệ số đến cuộc sống con người: (1) Thuyết tất định luận công nghệ (Technological determinism) cho rằng công nghệ chắc chắn sẽ dẫn đến một thế giới lý tưởng (utopia) hoặc là một thảm họa (dystopia); (2) Thuyết kiến tạo xã hội đối với công nghệ (Social construction of technology) khẳng định con người làm chủ công nghệ vì con người tạo ra và uốn nắn công nghệ theo ý mình;(3) Thuyết định hình xã hội của công nghệ (Social shaping of technology) chứng minh con người và công nghệ liên tục tương tác và định hình lẫn nhau. Quan điểm thứ ba này đang được ủng hộ và chấp nhận rộng rãi nhất.

Văn học là con đường giao tiếp và hiệp thông giữa người và người. Công nghệ số giúp cho sự kết nối và tương tác giữa văn học và cuộc đời thêm sâu sắc. Nhưng đôi khi sự giao lưu trong thế giới ảo lại khiến con người trở nên hờ hững với những giao tiếp trong đời thật. Văn học là tiếng nói của cá nhân đến với cá nhân. Công nghệ số vừa cung cấp phương tiện thuận lợi để cá nhân hóa giáo dục, lại vừa có thể giản lược bản sắc của cá nhân qua những dữ liệu được số hóa. Vấn đề là con người và công nghệ luôn quan hệ hỗ tương với nhau chứ không phải công nghệ hoàn toàn điều khiển con người.

Như vậy, ta không lo công nghệ số sẽ bào mòn cảm xúc của con người; ta chỉ nên lo con người không biết khai thác thế mạnh của công nghệ số để làm giàu cho kiến văn, suy tưởng và cảm xúc của chính mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Một 20243:45 CH(Xem: 158)
Thủy Phủ sẽ tràn đầy lòng yêu thương và vang tiếng cười khi con người hiểu biết thế nào là tâm lành và tâm thiện!
22 Tháng Mười 202411:32 SA(Xem: 485)
Tôi thấy lớp nhà văn, nhà phê bình độ tuổi trên dưới 40 hiện nay rất đáng nể, tôi tin là họ sẽ làm nên chuyện.
10 Tháng Mười 20241:03 CH(Xem: 383)
Thơ tài tình luôn luôn hiếm hoi và thường đến từ sáng tạo của những nghệ sĩ tài hoa.
26 Tháng Chín 20244:37 CH(Xem: 278)
Màu, khối, nét, bố cục, ánh sáng đã thay ông kể mãi những câu chuyện của con người.
27 Tháng Tám 202410:07 SA(Xem: 412)
Người nhạc sĩ đã gửi vào ánh sáng một tuổi thơ biết đi đứng, chạy nhảy.
21 Tháng Tám 202410:15 SA(Xem: 534)
Bài viết sau cùng của ca sĩ Quỳnh Giao
14 Tháng Tám 20245:17 CH(Xem: 464)
Đã đến lúc phải coi biên giới là một khái niệm mở, văn hóa cũng là biên giới. Mất văn hóa là mất nước.
31 Tháng Bảy 202410:07 SA(Xem: 619)
70 năm đã trôi qua kể từ cuộc thiên di vĩ đại nhất Việt Nam đương đại.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21447)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16141)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17802)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10500)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19034)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5309)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1995)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2610)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2382)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23710)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20154)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8992)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10088)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9360)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12550)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31998)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21639)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26805)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24201)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23011)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21150)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20292)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17800)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16858)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26117)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33399)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35682)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,