LÊ THANH TRƯỜNG - Mấy dòng quanh quẩn với Phan Thuý Hà

10 Tháng Năm 20255:19 CH(Xem: 275)
LÊ THANH TRƯỜNG - Mấy dòng quanh quẩn với Phan Thuý Hà
0.
Tôi không đọc sách Phan Thúy Hà theo đơn vị “cuốn”, dù có những khoảng chờ dài ngắn giữa các cuốn ấy. Luôn luôn là một phần tiếp theo, một khía cạnh khác, những chi tiết làm sống động thêm ký ức – những cuốn sách như phần phụ lục dài tiếp nối song song với phần chính văn không hiện trên mặt giấy. Phần chính văn cứ hiển hiện, mồn một trên từng trang, từng tập, bên dưới những dòng phụ lục liên miên khủng hoảng.
Tôi gọi đó là lịch sử. Nhưng Phan Thúy Hà không phải người chép sử, không phải “nhà văn” (như cô tự nói vậy) - Hà là người thâu thập, và ở mức độ nào đó, cô sống dùm cho độc giả những cay đắng trả giá cho sự hiểu biết của họ. Cô chịu cơn sốt vật vã của vác xin, để trao cho bạn sự miễn dịch.

1.
Bao nhiêu nhân vật đã xuất hiện trong những cuốn sách của Phan Thúy Hà? Bạn đọc có thể kể ra tên họ không?
Tôi thì không. Hầu như không nhớ tên ai cả. Hà đã đi, đã gặp từng người, lắng nghe, ghi chép. Tỉ mỉ và kỹ càng. Mỗi nhân vật đều có tên tuổi địa phương đầy đủ. Vậy mà những thông tin đó là thứ cuối cùng tôi có thể nhớ tới sau khi đọc hết những câu chuyện của họ. Có phải là mất công tác giả quá không? Hay là tôi thiếu trân trọng những con người trong ấy? Những con người mà phần đời họ kể lại làm nên một lịch sử chân xác và sống động!
Đối với tôi, chính điều cuối cùng đó đã biện minh cho sự quên của mình. Tôi đọc, lắng nghe chuyện đời của những con người cụ thể. Những chi tiết ly kỳ có thể khiến người đọc thương xót, đau đớn, phẫn nộ, buồn bã, cảm thấy kỳ quái như một ác mộng phi lý, như một sự hư cấu tàn nhẫn… Nhưng rút cuộc, khi cảm xúc ngơi đi, còn lại là sự nhận hiểu sâu xa về một giai đoạn lịch sử, vừa bao quát vừa tỉ mỉ. Của đất nước xứ sở này.

2.
Những nhân vật trong sách của Hà vì vậy, chìm lặn vào sự vô danh của lịch sử. Như những lát màu hòa vào toàn cảnh bức tranh lớn. Sở dĩ họ có thể trở nên vô danh, vì chuyện đời họ không phải chỉ là chuyện đời riêng tư. Mỗi chi tiết trong câu chuyện của họ đều quá điển hình, mỗi số phận là một đại diện - những bi kịch cá nhân tiếp nối nhau, kết nối lại trên một nền bối cảnh chung gọi là “hoàn cảnh lịch sử”, và chúng đan thành tấm lưới trùm lên một thời đại. Đọc bao nhiêu chuyện, nhìn thấy bao nhiêu mắt lưới, nhưng dừng đọc rồi vẫn thấy những ô lưới còn nối dài tỏa rộng trên toàn xứ sở và thời kỳ, không bỏ sót một ai.
Vậy chăng mà đọc sách của Phan Thúy Hà, rồi bước ra nhìn những mặt người, thấy ai ai cũng là nhân vật, ai cũng là một nhân chứng. Ai cũng có thể là một vết màu góp lên bức tranh lịch sử. Chỉ cần có người biết khơi lên, nắm lấy, mang mẩu màu ấy đặt đúng trên toan ấy.
Lâu nay khoa lịch sử thường được quan niệm một cách chung chung là khô khan, chỉ đầy những ngày tháng năm và sự kiện lớn lao – những hành động được ghi chép lại thường mang tính cách biểu tượng; những tên tuổi những công tội, thường được nhìn như sự minh họa cho “động lực lịch sử”, thứ lực đẩy cái bánh xe lịch sử lăn tới ầm ầm và át đi bóng dáng của con người cá nhân.
Những nhân vật của Phan Thúy Hà, với ký ức cá nhân của họ, đem cho người đọc một lịch sử sống, người đọc có thể nhìn thấy lịch sử như chiếc lá tươi đầy diệp lục, như cánh bướm đang bay lượn trên cỏ hoa lay động, chứ không phải những gân lá, những xác bướm ép khô quắt queo trong những trang sách cũ.

3.
Phan Thúy Hà đã làm cái việc sống cùng từng nhân vật của cô, sống với tất cả đau khổ oan khiên của từng người từng người, để chưng lại cho bạn đọc một điều lớn hơn rất nhiều: biết và hiểu về hàng triệu cuộc đời vô danh khác, trong một thời đoạn khốn khổ đau thương của đất nước mình. Bởi nếu không được như vậy, thì việc đọc những cuốn sách ấy thậm vô ích. Chỉ là một cuộc ngồi lê hóng chuyện giết thì giờ. Nếu không nhìn thấy tính chất “điển hình” của từng mẩu chuyện, nếu không thể khái quát mỗi “tai nạn” riêng tư để thấy một “kiếp nạn” chung của những con người cùng chia sẻ một “hoàn cảnh lịch sử”, thì những tức thở, bức bối vân vân khi đọc sách chỉ làm tổn thương tim máu bạn một trận tơi bời mà thôi.
Tuy nhiên, những chữ nếu tôi vừa nêu lên đó, có lẽ thừa. Nói một cách sáo mòn là những “bài học” đó, tự nhiên nhi nhiên mà hình thành trong tâm trí sau khi lội qua những trang sách bề bộn của Hà. Đó hiển nhiên trở thành kinh nghiệm cá nhân cùng với sự xác tín của một nhân chứng, một người trong cuộc. Người đọc tự nhiên tham dự vào lịch sử chứ không còn là kẻ bàng quan. Và cảm nhận trách nhiệm trực tiếp của mình đối với mọi thứ đang diễn ra xung quanh – từ trách nhiệm của nhân chứng bước tới trách nhiệm của người tạo tác.

4.
Trên bìa sách “Những ngày tháng năm”, Hà ghi chú một tuyên bố: đây là “cuốn sách cuối cùng về chiến tranh”. Cuối cùng của cô ấy thôi – dĩ nhiên, và điều đó khiến tôi nghe buồn bã.
Không phải là hụt hẫng, tôi không mong Hà chép thêm những chuyện như vậy, vì có lẽ chừng đó là đủ với cô rồi. Nhưng tôi chắc chắn sẽ chờ đón những cuốn sách kiểu vậy, những câu chuyện kiểu vậy, vì, không biết bao nhiêu là đủ cho câu chuyện về lịch sử và con người. Nhất là trong hoàn cảnh còn quá nhiều sự hời hợt và lầm lẫn hôm nay.
Tôi cảm thông với tình trạng kiệt sức của Hà. Không chỉ là sự tiêu tốn năng lượng ghê gớm khi sống cùng những câu chuyện và nhân vật của cô, suốt bao năm trời. Còn là những chuyện trời ơi đất hỡi xoay quanh việc đưa những cuốn sách tới với độc giả. Ở cuốn sách “cuối cùng” này, cái bút danh quen thuộc Phan Thúy Hà đã phải trốn đi, vì cái tên ấy đã là “thương hiệu” gắn liền với “loại sách ấy” – và nó không được chờ đợi chút nào trong ngành xuất bản, nói sòng luôn, là trong cái não trạng kiểm duyệt như con ngáo ộp luôn muốn bóp chết những gì khác khẩu vị của nó. Tôi nghĩ rằng Phan Thúy Hà có thể viết một cuốn sách khác về hành trình xuất bản những cuốn sách của cô, và nó cũng không thiếu kịch tính và đau thương hơn những “sách chiến tranh” này đâu.

5.
Trừ đi cái vai trò “lịch sử” của những cuốn sách, thì khía cạnh văn chương – thứ mà tác giả dường như không coi là chính yếu – cũng nên kể tới. Cách lắng nghe, cách kể, cách tham dự của tác giả vào những câu chuyện… giúp cho người đọc vừa giữ được khoảng cách để không chìm ngập vào các bi kịch, vừa đủ gần để nhận diện niềm lân mẫn khởi lên trong mình. Lân mẫn với nỗi đau, ghê sợ với sự tàn bạo, cảnh giác với sự dốt nát, tự vấn với những xác tín… Đó là một sự đào luyện tự nhiên mà đáng giá, để trở nên ý thức hơn trong đời sống vốn chứa đầy xung đột hôm nay.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Sáu 20251:33 CH(Xem: 242)
Kể từ lúc rời xa phố cổ Hội An đến nay đã hơn nửa thế kỷ, không có dịp gặp nhau.
25 Tháng Năm 202511:48 SA(Xem: 276)
Trần Đức Tín (Cà Mau), người mà đầu năm nay đoạt giải cả ba cuộc thi thơ: Đồng bằng sông Cửu Long, báo Văn Nghệ TW, báo Áo Trắng:
10 Tháng Tư 202510:32 SA(Xem: 875)
Em nay đã 57 tuổi. Những nốt nhạc em viết tưởng đâu mới hôm qua, hôm kia.
06 Tháng Tư 202512:00 SA(Xem: 7994)
Điều đáng nói với tôi, không chỉ là cánh cửa văn chương dòng chính (Hoa Kỳ) đã rộng mở cho Lan Cao mà, tôi hy vọng, sau Lan Cao, những nguòi cầm bút trẻ, trưởng thành ở xứ người sẽ nối gót Lan Cao,
25 Tháng Ba 202511:01 SA(Xem: 993)
đây là tiểu thuyết đầu tay của một nữ tiến sĩ vật lý đang làm việc tại Pháp, sau tập truyện ngắn (Ảo đăng) cũng in ở Việt Nam vào năm trước.
20 Tháng Ba 20251:00 CH(Xem: 832)
Bốn mươi năm cuộc đời là bốn mươi năm thi sĩ Vũ Hữu Định khao khát, mải miết đi tìm.
10 Tháng Ba 202512:32 CH(Xem: 1120)
Vừa qua họa sĩ Nguyễn Đình Thuần gọi cho biết, Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe. Mong anh tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm “cay” hơn.
21 Tháng Hai 202512:00 SA(Xem: 11436)
Chính thức xuất hiện với tập truyện đầu tay, “Khi Người Ta Trẻ”, Phan Thị Vàng Anh đã mau chóng xác lập cho mình một chỗ đứng giữa quảng trường văn chương nằm ngoài và, rất xa bóng rợp của người cha tên Chế Lan Viên và, mẹ tên Vũ Thị Thường.
15 Tháng Hai 202511:15 SA(Xem: 1610)
Tôi tin khi đời còn những người yêu nhau thì nhạc Từ Công Phụng vẫn là những tình khúc gối đầu của mọi thế hệ người tình, mãi mãi.
19 Tháng Giêng 20256:06 CH(Xem: 2133)
Truyện Khuất Đẩu, dù là truyện ngắn hay truyện vừa, mở ra trong tâm tư người đọc nhiều liên tưởng bát ngát;
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 35190)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
(Xem: 32056)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 13816)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 21236)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 10646)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
(Xem: 719)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 16536)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6583)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3576)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 3936)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 20916)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9850)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 11287)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9901)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13684)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 33099)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 22277)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27816)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 25191)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 24139)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 22210)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19756)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 21048)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18448)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17351)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 27352)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34493)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36289)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,