#14819:
Thưa bà, khi tôi chết, tôi muốn được thiêu. Tro than sau khi hỏa táng, sẽ rải trên biển Thái Bình Dương.
#14814:
Thưa ông, tôi ghi tên học đại học Văn Khoa Saigòn năm 1964. Khi đó, tôi đã đi lính. Trước đó nữa, tôi có ghi tên học ở đại học Luật. Cả hai nơi, đều dở dang.
#14811:
Không, vai trò MC là của nữ ca sĩ Bích Liên và nhạc sĩ Vĩnh Lạc, Anh Phạm ạ. Chú chỉ là người được “honor” trong buổi đó mà thôi.
#14810:
Thưa Chị sức khỏe của tôi lúc này tạm ổn. Nói cách khác, ngày mai ra sao thì...chưa biết. Nhưng chắc chắn ca khúc “Khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển” của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, sẽ được trình diễn đầy cảm xúc bởi hai tiếng hát Bích Liên và Lê Hồng Quang.
Mục đích của chương trình thơ nhạc “Hy vọng trong tầm tay” nhằm gây quỹ cho Hội Ung Thư Việt Mỹ có phương tiện phục vụ không chỉ các bệnh nhân ung thư mà, còn gửi đến những người chưa mắc bệnh, những kiến thức cần thiết, hầu gíup mọi người phòng ngừa, Chị ạ.
#14809:
Chào cháu, cả hai phần đều rất ý nghĩa. Nó như hai mặt của một đồng tiền vậy.
#14805:
Tất cả những điều Cháu nghe được, đều đúng là như vậy Tim Huỳnh à. Người Việt
Như Chú biết, vé tham dự chương trình đã có bán tại nhà sách Tú Quỳnh, nhà sách Tự Lực và tại trụ sở của Hội Ung Thư Việt Mỹ. Số Tel. của Hội là (714) 751-5805, hoặc vào website www.ungthu.org
#14802:
Cảm ơn lời thăm hỏi của Cẩm Vân. Tôi không nghĩ là ta có một “bí quyết” nào để có thể làm thơ dài lâu, không mệt mỏi; ngoài việc sống chân thật, sống hết lòng với đời và với người. Thơ sẽ tìm đến với chúng ta, khi “nó” có nhu cầu Cẩm Vân ạ.
Nếu Cẩm Vân có liên lạc với nhà văn Nguyễn Thị Vinh và anh Nguyễn Hữu Nhật, cũng ở Na Uy, thì cho tôi được gửi lời thăm họ, nhé.
#14799:
Thưa cô, một ca sĩ chỉ có thể thành danh khi họ thực sự có tài, hoặc có những khả năng đặc biệt hơn những người khác. Vì thế, khi họ trình diễn một ca khúc, mỗi người đều có một hoặc nhiều cái hay riêng, gửi tới khán giả hoặc người nghe. Do đó, rất khó cho cá nhân tôi, trả lời ai hát hay nhất bài này. Ai hát hay hơn cả, bài kia. Riêng về trường hợp ca sĩ Tuấn Ngọc với ca khúc “Trên ngọn tình sầu” của Từ Công Phụng thì, tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định của cô. Cảm ơn cô đã đặt cho tôi, câu hỏi hơi bị...khó này.
#14722:
Bài thơ đó, nhan đề đầu tiên của nó là “Khúc K. riêng chàng,” Quỳnh Lệ à. Người đầu tiên phổ nhạc là nữ nhạc sĩ Khúc Lan, vào đầu thập niên 80. Sau đó, là các nhạc sĩ Đăng Khánh, Song Ngọc, Anh Bằng, Võ Tá hân, Phạm Anh Dũng và 1 nhạc sĩ trẻ, ở Việt Nam.
#14717:
Tôi cũng nhớ Ông Đạo lắm. Thỉnh thoảng vấn nhớ những ngày “tỵ nạn” trong căn nhà ngang của ông, ở đường Finley,
#14666:
Minh Huy ơi, anh sẽ “nhịn” café từ hôm nay đấy.
#14655:
Chú cảm ơn Minh Phan đã tham dự cuộc nói chuyện online này.
Về câu hỏi “con dế buồn tự tử giữa đêm sương” - - Minh Phan chịu khó đọc phần chú trả lời cho cô Nguyễn Sylvie, ở
Riêng câu hỏi về chương trình thơ nhạc của chú có không, ở San Jose, thì, ngay bây giờ, chú chỉ có thể nói với Minh Phan rằng, anh Nguyễn Vũ Nhã, ở San Jose, nhà báo Phạm Kim, ở Seattle, có thể sẽ liên lạc với nhạc sĩ Thomas Ngô ở nam Cali, để tính chuyện thực hiện một chương trình Du Tử Lê / 50 Năm / San Jose đó, Minh Phan ạ.