Lời Tựa

12 Tháng Năm 201012:00 SA(Xem: 7088)
Lời Tựa

Ngày xưa, Tetsugen bên Nhật muốn ấn hành kinh Phật bằng mộc bản, Ngài đi từ tỉnh này sang tỉnh khác trong vòng mười năm để quyên góp tiền bạc, khi số tiền đã tạm đủ, chưa kịp in kinh thì xảy ra bão lụt, dân Nhật sống trong cảnh màn trời chiếu đất, Tetsugen đem tiền quyên góp được cứu trợ đồng bào. Ngài lại đi quyên góp lần nữa, khi vừa tạm đủ thì nước Nhật lại bị dịch thời khí, dân Nhật lại cần sự cứu trợ để sống còn, Tetsugen lại đem tiền quyên góp được trong việc in kinh Phật ra phát chẩn giúp đỡ đồng bào. Sau khi quyên tiền lần thứ ba, ý nguyện của Tetsugen mới toại nguyện, khi kinh Phật được in xong thì Tetsugen lìa đời, hài lòng.

Người đời sau biết chuyện, thường nói rằng, Tetsugen in kinh Phật tới ba lần, hai lần trước tuy không ai được đọc nhưng xem ra còn giá trị hơn lần thứ ba.

Noi gương người xưa, tuy nhà thơ Du Tử Lê không đi quyên tiền để in kinh Phật, nhưng với tất cả tâm huyết của mình, ông cũng đã trải qua trên mười năm để hoàn thành tâm nguyện viết nên một cuốn thơ về thiền tính “Vì Em, Tôi Đã Làm Sa Di” để trợ duyên cho một tờ báo chuyên về phổ biến giáo lý đạo Phật, bước đi thênh thang trên lộ trình người xưa đã rộng mở cho những ai có duyên khởi : Pháp thí.

Không nơi nào thiếu bóng tình yêu, không có gì thành tựu mà thiếu bóng Tình Yêu, Tình Yêu ở đây được viết hoa, họ Lê đã bước vào sâu thẳm, cho ta rung cảm từng thớ thịt, khi quỳ dưới chân Bồ Tát :

Hôm nay quỳ dưới chân Bồ Tát
Tụng một pho tình-yêu-hoa-nghiêm

Chúng ta hãy bước xa hơn một chút trong thế giới tình yêu, tình yêu nhân loại, có phải chung thủy là bài học Đức Phật vẫn dạy cho đệ tử của Ngài :

Hãy trì mật chú kinh chung-thủy
Để thấy trong nhau có niết bàn

Theo quan niệm Phật giáo, tâm là nguồn gốc trên con đường tu tập, tâm lặng thì an lạc:

Cái tâm ngó vậy mà xuôi, ngược
Con mắt mai này : khép
tự nhiên

Không ai muốn làm môït chuyện thừa thãi. Ca tụng một người làm thơ trong bốn mươi năm. Một đời, sống với chữ nghĩa, bốn mươi tác phẩm, thơ hòa cùng với nhạc, nhạc thơ làm ấm bầu trời, mênh mang trên những cuốn video, chập chùng trên nhiều CD góp mặt với đời qua nhiều thế hệ.

Tôi đọc tập thơ thiền tính của họ Lê mà chợt khám phá một mới lạ, thơ tình mà không phải tình, Phật bảo kinh mà không phải kinh.

Tìm đựơc cái bao la của Pháp để khỏi lầm lẫn giữa ngón tay chỉ và mặt trăng là điều mà một tay thức giả phải khổ công trong nhiều năm tháng... càng khó khăn biết bao khi luôn vướng mắc với chữ tình :

Trì tụng cho tình kinh vãng sanh,
Một pho Phụ Rẫy. Một pho Quên,
Đêm đêm trăn trở Tăng và Pháp,
Ngón nào là Phật ? ngón nào trăng?

Đức Phật dậy, trong 49 năm giáo hóa, ta chưa nói một lời nào :”Đạo ta bất khả thuyết, lời nói chỉ làm mất đạo mà thôi”. Du Tử Lê đã hiểu được Pháp hay Pháp đã đi sâu vào Du Tử Lê trong chừng mực :

Nếu hiểu rồi ta là cát bụi,
Kinh nào uyên áo hơn vô ngôn...

Là Phật tử, chắc ai cũng từng đọc kinh Bát Nhã, và, kinh Bát Nhã được tóm tắt lại cùng với chiều dài của thuyết nhân quả, gieo nhân thì khởi từ tâm, tất cả được gói khít khao trong bốn câu :

Nhìn nghiêng : cây thấy sương gieo nghiệp
Những sợi thời gian giăng rất xa
Cái tâm cười bảo : nghìn sau, trước
Không có tôi và, không : chúng ta

Thiền sư Nansen đã nói :’Muốn chính mình thể nhập vào đạo, hãy mở rộng mình như đất trời”

Du đã mở rộng lòng mình (hay tình mình) như đất trời trong những câu thơ nhuốm ít nhiều chất thiền, thiền học vốn đã mông lung như đất trời mà người hòa nhập vào thiền cũng mở rộng như đất trời, như có như không :

ta, biến mất như chưa từng xuất hiện
có tôi không ? Hình, tướng ở đâu cà ?
sông chảy xiết, thủy chung không diện mạo
sóng, lênh đênh, gió. Biển vẫn, như, là.
(vẫn,như, là Oct. 00)

Thật là quá cũ để mà phân tích những dấu chấm, dấu phẩy, những dấu chéo trong thơ họ Lê, nhưng lúc đọc, dù là bài thơ rất thiền, rất đạo, những dấu chấm, dấu phẩy... ấy vẫn cho ta cảm giác rành rẽ, dứt khoát, mạnh bạo, rõ ràng... như châm, thủng từng ý nghĩ trong ta. Trong một chừng mực nào đó, tôi hiểu được thơ họ Lê, và tôi, trong một ngẫu hứng, muốn bước hẳn vào đó như kẻ đi trong mưa mà nghe cái lạnh của đất trời... tôi bước vào và thấy lạnh, thật lạnh... rõ ràng, dứt khoát...

Tất cả vạn Pháp đều không, hiểu được lẽ không của vạn Pháp là đã tới gần được với vạn Pháp, nhưng vạn Pháp vốn không thì tới gần ở đâu (?) :

ta, có đâu ! mà một
người, có đâu ! mà hai
trời không hai, chẳng một
đất không một, chẳng hai
như con gió tự tại
chưa từng : trong với ngoài !
(Phân biệt
)

Khi họ Lê nói chuyện với tôi để in tập thơ Thiền tính “Vì Em, Tôi Đã Làm Sa Di” dành riêng cho tạp chí Pháp Âm phát hành, anh cẩn trọng chỉ định bài thơ cuối cùng khép tập thơ lại, câu cuối : “tất cả, chúng ta: - vốn... một.”, như tất cả vạn Pháp vốn... một. Tám vạn bốn nghìn pháp môn, vốn... một.

Như một nhà phê bình nào đó từng phê bình thơ họ Lê, không thể nghe đọc, không nghe ngâm mà chính mình phải mở tập thơ ra và chính mình đọc, mới thưởng ngoạn được tất cả những gì họ Lê muốn nói.

Vậy nên, mời bạn đọc thể nhập vào với “Vì Em, Tôi Đã Làm Sa Di”... 

NGUYÊN KHÔI
Chủ trương tạp chí
PHÁP ÂM

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2022(Xem: 6103)
23 Tháng Tư 2022(Xem: 18269)
23 Tháng Sáu 2021(Xem: 4845)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 4040)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 5120)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3051)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21060)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15944)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17590)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10305)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18770)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5127)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1865)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2416)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2252)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23568)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20052)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8861)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9898)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9274)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12330)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31818)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21554)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26602)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24040)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22833)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20949)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18980)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20157)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17720)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16807)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25884)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33202)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35609)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,