TẠ TỴ - Du Tử Lê Nhà Thơ Của Khám Phá

07 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 13210)
TẠ TỴ - Du Tử Lê Nhà Thơ Của Khám Phá

Thơ Du Tử Lê là một sợi giây nối dài từ Việt Nam, quê hương yêu mến qua nước Mỹ, mảnh đất tạm dung. Nói đến thơ Du Tử Lê là nói đến khám phá, trong mỗi từ, mỗi ý.

Khen hay chê đã vượt khỏi mức của một tài hoa phong phú, trong một con người đa dạng.

Những vần Lục bát hoặc những câu thơ Tự do từ năm 1960, nó không còn ở ngoài chúng ta nữa. Đích thực nó đã thẩm thấu vào tâm hồn chúng ta rồi vượt thoát, nó lang thang bay bổng như mây trời trên cao, theo gió phiêu du về những chân trời mới trong lòng vũ trụ.

Tôi đã đọc thơ của Lê nhiều, thật nhiều,nhưng thơ của Lê đã bỏ xa thơ Lê những năm về trước, để khoan thai bước vào một tòa lâu dài uy nghi và tráng lệ, ở đấy đã có những khát vọng và ngưỡng mộ chào đón. Không một ai có thể đoán trước được những dài rộng của những kẻ có thực tài và có một tâm hồn hiến dâng cho cuộc đời những giá trị hằng cửu của từng dòng thơ rớt xuống tự trời cao.

vhnt-taty01-content-content


Thơ của Du Tử Lê hôm nay như con chim đại bàng đang soải cánh đo không gian và đo cả chiều dài của thơ mình trong lòng những người mến mộ Du Tử Lê.

Nhưng muốn được như vậy không phải dễ, một sớm, một chiều ta có thể tóm bắt được những gì ta hằng mơ ước. Nó phải phấn đấu, phải tự vượt, phải tự tra khảo mình để tìm kiếm chất liệu của thơ đang bay lượn, ẩn ấp đâu đó, để hiến dâng cuộc đời, chẳng mong được sự trả ơn, mà chỉ mong người đời hiểu được những ý nghĩ thầm kín ấp ủ sau hàng chữ làm nên vần điệu siêu thoát. Hai chữ thi nhân nó là cái nghiệp, chẳng phải ai muốn cũng được. Chỉ có những người mà định mệnh bắt phải kết duyên với nàng Thơ, mới có được cái ân sủng đó thôi!

Làm thơ không khó, nhưng làm thơ hay quá khó. Nó không phải là sự lựa lời chọn chữ để ghép câu, hoặc tự do phóng túng bày tỏ những gì mình muốn nói, muốn bày tỏ cùng kẻ khác cái tâm sự đa đoan phơi bày trên lòng giấy trắng. Không, thơ không như vậy. Mallarmé, nhà thơ Pháp ở cuối thế kỷ 18, thuộc phái Tượng Trưng nói: Làm thơ là sự kết hợp giữa trí tuệ và ngôn ngữ. Chữ nào được tôi dùng trong thơ, trước hết, chữ đó phải có tính chất Thơ. Ai đọc thơ của Mallarmé cũng kêu khó hiểu, nhà thơ cho rằng thơ của mình không khó hiểu, chỉ tại quý vị yêu thơ, đọc thơ ít chịu suy nghĩ để tìm hiểu đấy thôi! Cũng như Appollinaire đã chuyển hướng thơ của mình từ phái Tượng Trưng qua trường Siêu Thực (Surréalisme) do tiến bộ đòi hỏi. Nhưng xét cho cùng, dù thơ thuộc loại nào, trường phái nào đi nữa,trước hết thơ phải có tính truyền cảm và gợi lên ở trong trí tưởng những hình ảnh mà cuộc đời đã in dấu vào hồn mình, không cách gì chối bỏ! Mình phơi bày trên giấy trắng với ngòi bút những ăn năn cùng những nỗi ám ảnh không sao xóa bỏ trong lòng!

Nói cho đúng thơ Du Tử Lê không quá khó hiểu và cũng chẳng dễ dàng tiếp nhận. Muốn tiếp nhận những vần thơ làm theo thể tự do, người đọc phải kiên nhẫn gỡ từng mối chỉ rối, vì cố ý, người thơ đã trộn lẫn vào nhau để tìm sự hòa hợp cho ý nghĩ. Một khi mối chỉ đã gỡ xong, người đọc thơ cũng đã góp phần vào công việc sáng tạo.

Từ vạn cổ, người làm thơ luôn luôn cô đơn, mình làm thơ cho người khác đọc, tiếc thay, phần đông những người đọc thơ chỉ muốn đọc những gì mình có thể nhận biết ngay sau khi đọc, còn chiều sâu của thi ca là vấn đề của tác giả hoặc các nhà phê bình văn Học! Như vậy thiệt thòi qúa, thiệt thòi cho cả người làm thơ lẫn người yêu thơ. Thi sĩ làm thơ chẳng để ngâm nga một mình cho vui miệng. Không, không phải như vậy. Chính thực thi nhân phải mở trái tim mình ra để cho nguồn cảm thức rung động theo nhịp trái tim làm nên những vần điệu dù mơ hồ bóng gió, hay tỏ bày trực tiếp những nỗi niềm dù nhẹ nhàng hay cay đắng, nó là tinh túy của chất thơ tạo bằng sự thành thực nhất, sự dũng cảm nhất mà thi nhân có thể có được.

taty_1967-content

Thơ Du Tử Lê hôm nay, một mình một cõi,không chịu ảnh hưởng của ai. Nó như ngọn núi sừng sững giữa trời cao, gió cả, mặc cho mưa gió, bão tố dập vùi.

Thơ Du Tử Lê thật đáng yêu, nhất là ở những bài thơ tình. Cái tình yêu ấy không đơn thuần giữa đôi nam, nữ vừa bắt gặp đã quấn quýt hay đã đứt đoạn, chia lìa. Biệt ly nào mà chẳng buồn... Định mệnh đã bắt như vậy, Những kẻ yêu nhau phải cúi đầu chịu tội. Du Tử Lê lại có qúa nhiều duyên nợ với tình, mà cuộc tình nào trước sau gì cũng phải trả nợ bằng nước mắt, nó làm cho cuộc đời của thi nhân biến thành bi kịch. Nhưng Lê là con người gan lì, chẳng bao giờ chịu bỏ cuộc chơi. Tuy thế, Lê vẫn yêu quê hương với lũy tre, bụi chuối, yêu tiếng khóc, câu cuời của mẹ già, nơi chốn cũ, nơi Lê thường lui tới tìm về kỷ niệm:

lòng già sớm bạc cơn mong
sáng, vun chân mộ, chiều, trông nhang tàn
mẹ ngồi một cõi chia tan
óc moi xác những đứa con đã vùi
lưng đeo đá nặng một đời
bảy mươi năm đó còn hoài giọt, sương...

(Đêm mưa về Chí Hòa Thăm Mẹ, trích Thơ Du Tử Lê 1967-1972, tái bản tại Hoa kỳ, 1983.)

Nhưng tình mẫu tử với Du Tử Lê cũng như một thoáng qua, nó có đó rồi tan đi như cây nhang đã cháy hết phần của nó, vì Lê còn nhiều nhớ thương khác.

Những chuyện tình luôn luôn làm xáo trộn đời Lê. Nhưng Lê không có can đảm từ chối..., trừ trường hợp đặc biệt đối với Donna, một cô gái Mỹ rằng, không bao giờ Lê quên, hoặc rời bỏ Việt Nam bất cứ vì lý do nào:

không bao giờ đâu Donna
dù anh có yêu em
hơn bất cứ thứ gì có trên đất Mỹ
thì anh cũng vẫn trở về
quê hương anh với cả trăm ngàn khốn khó
nơi anh sống chui rúc như chuột
trong một căn nhà tôn vách ván
nơi người yêu anh đang từng giây mong đợi
(nàng cũng có một mái tóc dài thả xõa như em
nàng cũng có đôi mắt mở to sáng trong nhẫn nhục
tất nhiên tóc và mắt của nàng thì đen)
không bao giờ đâu Donna, Donna
dù anh có yêu em...

(Vỡ Lòng Cho Một Người Con Gái Mỹ, sdd...)

Như vậy, Du Tử Lê đã chấp nhận tất cả mọi khổ đau, Lê từ chối mọi ân tình ngoài ân tình với quê nghèo đói và đôi mắt với dòng tóc đen. Có lẽ nó là ý muốn cuối của một người Việt Nam yêu quê hương, bằng lòng từ bỏ mọi ân sủng do cuộc đời ban phát!

ta_ty_1996-content

Bài thơ Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển, theo thiển ý, bài này có một giá trị nghệ thuật không thua gì bài thơ Chờ Anh Em Nhé của Simonov, Nhà thơ Nga, làm trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến, do Tố Hữu dịch. Đại ý bài thơ nói với người tình (hay vợ) hãy cố khắc phục gian khổ, khó khăn, đợi anh về, sau khi chiến thắng quân thù! Một đằng, dù thân xác lưu vong này chẳng may có chết nơi đất lạ, quê người, thì xin hãy đưa xác tôi ra biển, vì biết đâu nước biển chẳng đưa đẩy xác tôi trở lại quê nhà:

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đời lưu vong không cả một ngôi mồ
vùi đất lạ thịt xương e khó rã
hồn không đi sao trở lại quê nhà

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
nước ngược dòng sẽ đẩy xác tôi đi
bên kia biển là quê hương tôi đó
rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối
biết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi
những năm trước bao người ngon miệng cá
thì xá gì thêm một xác cong queo

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
cho tôi về gặp lại các con tôi
cho tôi về nhìn thấy lệ chúng rơi
từ những mắt đã buồn hơn bóng tối

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và trên đường hãy nhớ hát quốc ca
ôi lâu quá không còn ai hát nữa
(bài hát giờ cũng như một hồn ma)

khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết
đời lưu vong tận tuyệt với linh hồn.

12.77

(Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển, Trích Thơ Tình / Love Poems, in lần thứ 4.)

Những câu thơ trên vừa buồn vừa đau đớn, nhưng may thay, đây chỉ là thơ, là tâm hồn bay bổng trên vùng trời sáng tạo.

taty_600-content
Từ trái qua: Du Tử Lê, Tuyền, Tạ Tỵ, Phan Diên


Không hiểu sao tôi không chấp nhận được những bài thơ phổ nhạc, dù có nhiều bài thơ phổ nhạc rất hay. Có lẽ, tôi thường nghĩ thơ là thơ, nhạc là nhạc. Nếu không thế người làm thơ chỉ là kẻ viết lời cho nhạc. Thơ và nhạc là hai ngành riêng biệt. Thơ làm ra để bày tỏ những thiết tha chất ngất, những nỗi niềm không giải tỏa, những vết chém từ lưỡi dao bén, ngọt như hương vị của tình yêu, những đam mê đến chết không rời... Đó, đó là Thơ với ý nghĩa trọn vẹn nhất. Một khi thơ đã được hát lên rồi, cái chất thơ đã mất đi phần tinh túy của nó. Nó như một người ái nam, ái nữ,chả ra làm sao. Hỡi! ai đó hãy chứng minh dùm tôi có một bài thơ nào được phổ nhạc, còn nguyên vẹn tính chất thơ hay không? Hay nó biến bài thơ thành lời của bản nhạc? Bài thơ sẽ mất đi cái hay riêng của nó, và trở thành nô lệ cho cung bậc dù qua tiếng hát của ca sĩ thượng thặng đi nữa. Thơ có cái hay của thơ. Nhạc có cái hay của nhạc. Thơ để đọc, để suy gẫm về lời và y thơ, chứ không phải để nghe tiếng đàn, tiếng sáo cùng các nhạc khí làm mất hết cái uy thế của thơ, thơ chỉ còn là phần phụ, phần chính là nhạc. Sự thực cả hai đều là chính, nếu ta đừng giao duyên chúng với nhau.

Ngay như bài Khúc Thụy Du, một bài thơ rất hay của Du Tử Lê, khi nó được phổ nhạc, thì kỹ thuật âm nhạc đã nắm giữ phần chính, thơ chỉ còn là phần lời hát.

Cũng như hội họa, tác phẩm là tác phẩm, minh họa là minh họa, vì nó có 2 phần kỹ thuật khác nhau. Người ta không thể xử dụng thay thế cái nọ cho cái kia được.

Xin cám ơn Du Tử Lê đã cho tôi những rung động sâu thẳm, qua những vần thơ, đã cho tôi được cùng sáng tạo, qua những slash!... Tuy vậy, cũng khó lắm lắm!...

(Tuần báo Đời Nay, Hoa Thịnh Đốn, ngày 1 tháng 5 – 1997)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Sáu 20241:40 CH(Xem: 4959)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 1713)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 2200)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 2111)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 23430)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 14899)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 2130)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 2401)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 7907)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 7616)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20786)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15748)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17415)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10096)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18545)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4959)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1713)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2200)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2111)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23430)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19945)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8749)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9765)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9183)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12146)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31673)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21467)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26456)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23899)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22688)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20792)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18892)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20041)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17630)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16747)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25711)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33041)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35546)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,