ĐỖ QUÝ TOÀN - Trường Hợp Du Tử Lê, Một Hiện Tượng Hiếm Thấy

30 Tháng Mười 201612:00 SA(Xem: 12732)
ĐỖ QUÝ TOÀN - Trường Hợp Du Tử Lê, Một Hiện Tượng Hiếm Thấy


(Bài nói chuyện tại Đại Học Montreal, Montreal ngày 14 tháng 5-1994)

doquytoan-content
Nhà thơ Đỗ Quý Toàn


Với một bài thơ tầm thường, chúng ta có thể sẵn sàng mang ra để bình luận hay giải thích. Nhưng nếu là một bài thơ hay, không cách gì chúng ta có thể bình luận được. Bởi vì những bài thơ hay là những bài thơ vượt ra ngoài ngôn ngữ thông thường. Nếu chúng ta dùng ngôn ngữ thông thường để nói, tức thị chúng ta đã làm hỏng bài thơ đó. Cũng tương tự như khi chúng ta coi một bức tranh, hoặc ta thấy nó đẹp hoặc không. Ta không thể nhờ một người nào đó chỉ hộ ta nó đẹp ở chỗ nào! Tôi đã thấy có vị coi tranh hỏi tranh này vẽ cái gì vậy? Và người hướng dẫn trả lời: chỗ này là người đàn bà, đây là mái tóc, dưới là cái mũi, cái miệng... Tôi nghĩ người họa sĩ thấy người khác bình luận tranh của mình như vậy, chắc chắn sẽ không vui chút nào cả! Thi sĩ cũng vậy. Hôm nay, có mặt Du Tử Lê ở đây, tốt nhất là tôi không bình luận gì về thơ Du Tử Lê. Vậy, tôi chỉ xin nói kinh nghiệm của tôi, trước đây độ mươi, hai mươi năm, tôi không thích thơ Du Tử Lê lắm. Cho đến những năm 75, 76, một bài thơ của Du Tử Lê, bài Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển, bài đó được rất nhiều người thích và chính tôi cũng đã mang ra trong một cuộc hội thảo về tại Boston, để giảng cho một số văn sĩ, thi sĩ Mỹ, hầu cho họ dịch sang tiếng Anh, xem họ có thích hay không? Đó là một bài thơ rất tiêu biểu cho tâm trạng người Việt tỵ nạn từ Việt Nam sang Hoa Kỳ, và, nói rằng bao giờ tôi chết đi thì hãy đưa tôi ra biển để sóng đẩy tôi qua Thái Bình Dương, trở về Việt Nam. Đấy là một bài thơ mà tôi rất cảm động. Ý thơ rất đẹp, lập trường tốt nữa. Nhưng nếu bảo bài thơ đó tuyệt diệu hay không thì tôi thành thật nói rằng nó cũng không có gì là tuyệt diệu lắm. Đó là một bài thơ bình thường. Ai cũng có thể làm được. Tôi nghĩ cái đó không khó.

Trong thời gian năm, ba năm gần đây, chúng ta mới thấy trong thơ Du Tử Lê có nhiều cái lạ.

Du Tử Lê là người đã thoát ra được thời kỳ đầu của mình, để bước sang một thứ ngôn ngữ mới. Đó là một hiện tượng khá hiếm thấy. Bởi vì, theo kinh nghiệm, thường thường các thi sĩ càng già càng cùn đi, thui đi. Một thi sĩ ở tuổi 15, 16, bắt đầu làm thơ, ai cũng có thể làm được cả. Đến tuổi 40 mà làm thơ, thường khó hay lắm. Lý do ở tuổi đó, mình chỉ làm thơ bằng cách chép lại những bài thơ cũ của mình mà mình không biết. Tôi xin nói lại, tôi thấy rất nhiều thi sĩ ở tuổi 40, 50, những thi sĩ nổi tiếng, viết một bài thơ ra, lúc mình đọc mình phải tự hỏi: “Quái! Cái bài này hình như ông ấy đã viết từ ngày xưa rồi!” Nghĩa là ông ấy cũng viết về một đề tài mới, ông ấy còn đề cả ngày tháng làm bài thơ đó nữa. Thế nhưng khi đọc mình vẫn thấy rõ ông thi sĩ kia đã viết lại thơ của mình. Nó cũng giống như người họa sĩ, nhạc sĩ vẽ hay viết lại bức tranh, bản nhạc của mình vậy.

Nhưng Du Tử Lê là một hiện tượng đặc biệt. Ngoài 40, đến tuổi 50, Du Tử Lê vẫn luôn khám phá và làm mới chính thơ của anh. Tôi xin thưa lại rằng, trước kia tôi không thích thơ Du Tử Lê lắm. Nếu hỏi tôi thấy thơ đó thế nào? Thì tôi xin trả lời, tôi thấy nó cũng hay hay, đại khái cũng như thơ của tôi vậy. Không khá lắm.

Lúc gần đây tôi đọc những bài thơ đăng rải rác, hay trong những tập thơ như Em Hiểu Vì Đâu Chim Gọi Nhau; Chấm Dứt Luân Hồi: Em Bước Ra; hay Ở Chỗ Nhân Gian Không Thể Hiểu;..., tôi khám phá ra rằng Du Tử Lê đã tự làm một đổi thay trong chính thi ca của anh. Tôi xin nói lại, đó là một hiện tượng rất hiếm trong thơ.

Chúng ta đang sống giữa mùa xuân. Chúng ta thấy hoa nở, thấy nắng lên, nghe chim hót... Vậy mà tại sao thi sĩ lại hỏi: Em Hiểu Vì Đâu Chim Gọi Nhau.

Tôi xin hỏi quý vị ở đây, có quý vị nào hiểu vì sao chim gọi nhau không? Phần tôi, tôi đã hỏi những người trong Hội Ngắm Chim, tiếâng Anh gọi là “Bird Watching,” thì họ trả lời rằng muốn biết vì đâu chim gọi nhau thì cứ giở cuốn Bách Khoa Tự Điển, trang mấy đó, sách sẽ cho biết con chim mái cất tiếng gọi tình nhân. Nó nói: “Anh ơi! em này!” Và con chim đực khi cất tiếng hót thì nói rằng: “cái cây này, cái chỗ này là của tôi, đừng ai bén mảng tới..” Thế nhưng là con người nghe chim hót, chúng ta thấy khác. Thi sĩ Tô Thùy Yên cũng là một thi sĩ lớn của chúng ta, cách đây độ 30 năm có viết một câu rằng: cây im nghe chim kể chuyện tình duyên. Thi sĩ ấy muốn nói rằng khi chim hót là lúc chúng đang kể chuyện tình với nhau. Nó kể chuyện Kim Trọng - Thúy Kiều hay Romeo - Juliette gì đó của loài chim. Nhưng Du Tử Lê lại viết: Em hiểu vì đâu chim gọi nhau.

Nếu phải dịch câu thơ ấy sang tiếng Anh hay tiếng Pháp thì quý vị sẽ dịch như thế nào? Tôi chắc mỗi người sẽ dịch một cách khác nhau. Có người sẽ dịch câu đó ở thể xác định, tức là: “Phải rồi, em biết rồi. Em hiểu vì sao chim gọi nhau rồi.” Người khác sẽ dịch như một câu hỏi: “Em ơi, em hiểu vì sao chim gọi nhau không?”

Nhưng mà, sự thực khi thi sĩ viết: Em Hiểu Vì Đâu Chim Gọi Nhau thì thi sĩ định nói cái gì? Chúng ta có thể phân tích, giải thích câu thơ kia theo suy nghĩ của chúng ta.. Thường thì sai hết. Bởi vì câu người thi sĩ định nói, chỉ là em hiểu vì đâu chim gọi nhau mà thôi.

Chúng ta đọc, nghe và để câu thơ thấm vào tâm hồn mình. Nó gợi lên những xao xuyến, hay những xúc động bồi hồi, hoang mang... thì đó là thơ.

Thơ không phải là một lời giảng giải giống như khi ta dịch một câu sang tiếng Anh hay tiếng Pháp. Thơ là cả một câu như vậy. Nó dội vào tâm hồn, và mang lại cho ta những xúc động mới mẻ. Muốn làm được như vậy, thi sĩ phải luôn luôn làm mới ngôn ngữ của mình.

Tôi nghĩ bất cứ ai cũng có thể làm thơ lục bát. Chẳng hạn như: “Con chim, con thỏ, con gà / con trâu, con lợn, ba ba, thuồng luồng.” Những thi sĩ viết loại thơ như vậy chúng ta có vô khối. Thế nhưng làm thế nào để cũng tiếng nói Việt Nam đó, lời lẽ đó, mà làm cho nó mới thì, đó là thi sĩ có khả năng.

Xét trên tiêu chuẩn này, gần đây, tôi thấy Du Tử Lê đã trở nên một thi sĩ rất lớn. Một thi sĩ kỳ tài. Có nghĩa là những người không có khả năng như vậy, dù cố gắng lắm cũng không thể đạt đến như vậy được. Cùng lắm họ chỉ có thể viết những bài thơ như bài thơ xưa của Du Tử Lê, (bài Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển,) một bài thơ rất cảm động, tuy nhiên ai cũng có thể làm được.

Còn thơ Du Tử Lê gần đây phải nói là lạ; phải nói là mới; phải nói là những người khác không thể làm được. Nếu có khổ công dùi mài thì cũng chỉ có thể giông giống; mà không thể có được cái thần khí độc đáo.

Thần khí độc đáo đó chỉ có ở những người sống chết với thơ như Du Tử Lê mà thôi.

(Tạp chí Hợp Lưu, số 18, tháng 8 & 9 - 1994)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 4926)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 4840)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
27 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 10127)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
30 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 16343)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
13 Tháng Ba 20233:57 CH(Xem: 4824)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
28 Tháng Hai 20239:01 SA(Xem: 375)
Thơ Du Tử Lê sang trọng, giàu hình tượng, điển tích cùng với mối liên tưởng phong phú đi sâu vào tầng lớp sinh viên, trí thức.
23 Tháng Giêng 202312:00 SA(Xem: 10269)
“Ngay sau khi gặp ông, tôi đã bước sang “chặng đường ngỡ ngàng.” Không ngỡ ngàng sao được khi mà đứng bên ông
28 Tháng Mười Hai 202211:47 SA(Xem: 4735)
Thi ca lan tỏa không chỉ trong từng ngóc ngách của căn nhà ông ở
30 Tháng Mười Một 20225:26 CH(Xem: 661)
Họ Lê viết ra với tất cả thành thực, không mầu mè, không dùng ngôn ngữ để lòe đời. Tôi cho đó là tấm lòng tử tế của Du Tử Lê đối với chữ nghĩa.
14 Tháng Mười Một 20223:39 CH(Xem: 9985)
Tuy không phải làm bất cứ công việc nào trong nhà, nhưng Bố tôi bận lắm.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31622)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3207)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7883)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8831)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18300)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 4926)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4840)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 10127)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 16343)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 4824)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
(Xem: 15955)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5785)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5670)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6041)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6320)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26666)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18466)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21959)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19695)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18239)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15654)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14689)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14981)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13961)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13738)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20844)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28108)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32268)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,