Trong Vòng Rào Thơ Ấu

06 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 6371)
Trong Vòng Rào Thơ Ấu

Những Ngày mưa cùng với sự khuất bóng Cung đã lặng lẽ vào sâu tâm hồn tôi bằng lối đi riêng của âu lo, thảng thốt. Những ngày mưa như tiếp tục nhận chìm thêm ngày về của Cung, trông ngóng của những buổi chiều đời tôi, đằng đẵng, không đi.

Những khóm chuối tiêu lớn vồng như thổi. Mấy gốc chanh cũng bắt đầu đơm những bông hoa trắng, nhỏ xinh như những cánh bướm tí tẹo. Giàn bìm bịp cũng đã leo lên mặt rào kẽm, tạo thành một đường viền tím với những cọng lá xanh muốt, trông xa như một tấm màn lụa mỏng rủ quanh mặt tiền ngôi nhà. Trong sân mấy ngôi mộ cổ, nằm lẻ loi một góc trong dáng của những con kỳ lân mệt mỏi, phủ phục trước sự im lặng thẳm cùng lạnh lẽo của thời gian và hư vô.

Tôi ngồi với những buổi chiều cực hình, trong cảnh tượng đó. Bên cạnh những buổi chiều Cung ở nơi nào, tôi còn có thêm cái cảm giác bị theo dõi bởi một kẻ vô danh, liên tiếp, một tuần qua, vào mỗi sáng đi chợ. (Từ nhiều năm, công việc chợ búa hầu như mẹ tôi đã giao hẳn cho tôi, dù tôi bận học thi hay công việc gì khác cũng vậy. Có lẽ mẹ tôi là một trong số ít oi những bà mẹ còn lại, quan trọng việc chu tòan bếp núc cho con gái.

Người không muốn sau này, lúc tôi đi làm dâu, gia đình nhà chồng phải chê trách tôi về những điều nhỏ nhặt đó.) Cảm giác gai ốc đã xâm chiếm, đã ảnh hưởng thần kinh tôi, trong cả giấc ngủ, bắt đầu từ hôm tôi tình cờ nhận diện được cái bóng đen đã theo dõi tôi từ nhiều ngày trước. Đó là một người thật. Một người bằng xương thịt. Một thiếu phụ, tôi xin nói ngay, trạc ngoài ba mươi, như chị Thúc đã nhìn thấy trong đêm ném giấy vào nhà chúng tôi. Chị ta có khuôn mặt vuông, trán hẹp và lép, con mắt hơi lồi, cằm bạnh, lưỡng quyền cao, đôi môi dày, mái tóc thả không chải; xác xơ từng sợi như một mớ rơm khô. Nói vắn tắt, chị ta có khuôn mặt của một người đàn ông xấu trai và dữ tợn. Hai tay chị luôn buông thong, xuôi theo hai ống chân khẳng khiu, và như nó thường đong đưa, tự nhiên theo gió. Chị đứng khuất sau một chiếc xe bán nước trái cây xay, ở ngã tư đường, chỗ tôi bắt buộc phải đi ngang trước khi tới chợ.

Tôi đã lẩy bẩy ríu ríu chân đi khi nhận ra những tia nhìn đục ngầu thù hận, từ đôi mắt chị, nhắm đích tôi ném thẳng tới. Tôi không biết người đàn bà này có phải là người mà chị Thúc đã thấy trong đêm kia? Nhưng tôi cũng không thể tự dới mình rằng, chị nhắm một người nào đó, khác hơn tôi. Tôi không dám thuật lại chuyện này cho chị Thúc nghe. Vì với chị Thúc, bất cứ chuyện lớn, nhỏ nào, cũng có thể trở thành ầm ĩ một cách không chủ tâm. Những chuyện được yêu cầu chị giữ kín, lại là những chuyện được phổ biến nhanh chóng hơn cả. Chị có tính vô tâm của một người đàn bà không bao giờ xâm hại người khác. Qua chị, tôi sợ ba tôi sẽ biết. Mà tôi lại không muốn người phải nghĩ ngợi thêm. Mặt khác, tôi cũng lo sợ vẩn vơ, nếu gia đình tôi, không hay biết chuyện này, rồi một sáng kia, tôi đi chợ và sẽ không trở về, hay có trở về thì cũng với những nhát dao đâm nhầu khắp thân thể! Làm sao biết trước được một người đàn bà trong cơn điên rồ, họ sẽ làm những gì và, không làm những gì?

Thêm vào đó, báo chí không ngớtr đề cập tới tình trạng lộn xộn, liên tiếp xẩy ra ở vùng cao nguyên. Hôm thành phố này bị pháo kích, hôm thành phố kia bị tấn công. Tôi muốn nổ tung theo những bản tin chi tiết của những vụ lộn xộn này. Đời sống ta hôm nay, có gì vững bền đâu! Chết hay sống chỉ còn là vấn đề của thời khắc. Một phút trước. Một phút sau. Gọn gàng, mau lẹ. cả chục người. Cả trăm mạng.

Ý nghĩ chàng đã không thực tình yêu tôi, chàng đã coi rẻ tình yêu tôi dành cho chàng, làm tôi nghẹn ngào, tức tưởi.

Phải, trong tình yêu, kẻ nào càng đắm đuối, càng đam mê bao nhiêu, kẻ đó chỉ gánh chịu thiệt thòi, và thua lỗ bấy nhiêu mà thôi!

Chung quanh tôi, với cuộc tình của chị Thúc dành cho anh Chấp, của Ngô dành cho Phàng… đã tạo cho tôi những ý nghĩ chua chát ấy. Tất nhiên là tôi không có ý so sánh cuộc tình tôi với những người đó. Không. Chẳng bao giờ có thể có một cuộc so sánh mà sự sai biệt đã có tự căn bản.

Nhưng tôi cũng không khỏi chạnh lòng khi thấy những người chung quanh mình, như Thúc, trút cạn cả tâm hồn, cả ý nghĩa đời sống cho tình yêu thì được bù lại bằng sự thật, bồ hòn. Ngô về với vết thương còn chùng, nhăn da non trên ngực, để rồi chạm mặt với sự cợt nhả, khinh khi ngay từ cung cách nhố nhăng của Phàng trước đám đông, kệch cỡm, ghẻ lở.

Tôi cố tránh mọi phê phán về những người chung quanh. Ngay cả với chị Thúc, chị ruột tôi.

Nhưng chị Thúc không chịu hiểu thế. Cả Chấp nữa. Chấp bắn tin cho tôi về những điều xấu xa của chàng, trong khi chàng đã nói cho tôi nghe hết. Có thể Chấp tưởng chàng đã đem tất cả mọi chuyện riêng của Chấp ra kể với tôi. Sự thực, Cung luôn để tôi thấy Chấp là một người hoàn toàn bởi chàng từng có một thời thân thiết với Chấp. Một lần, Chấp còn bảo với Thúc rằng, chàng bị đổi đi xa và đã phải chạy tiền để được ở lại nhiệm sở. Tôi run người khi nghe tin! Không. Tôi không thể để chàng làm một việc mất tư cách như vậy. Và thâm tâm, tôi cũng không tin Cung có hành động ấy. Ngay lập tức, tôi đi tìm Cung. Nghe xong, Cung giận, tái cả mặt. Tôi lo Cung sẽ đi tìm Chấp và, sẽ có một màn phân trần, chối quanh của Chấp. Nhưng lát sau, Cung cười nhạt, lắc đầu bảo, Chấp có mục đích riêng, khi loan tin ấy.

“Cũng chả nên giận làm gì. Ai cũng có phần tốt, phần xấu. Khi kịp nghĩ quyền lợi của họ bị lung lay thì, ngay cả anh em, họ còn có thể mưu hại, huống hồ chi bạn bè. Thứ tình bạn thời buổi này…” Cung kết luận.

Từ đó, Cung đối xử với Chấp khác đi. Đến bây gờ, tôi nghĩ chắc Chấp vẫn chưa hiểu được nguyên nhân gần xa của sự thay đổi này.

Tất cả những chuyện lặt vặt kia, đã tạo thêm khó khăn cho cuộc tình chúng tôi. Chị Thúc càng ngày càng tỏ ra khó hiểu với những hằn học, vô cớ. Tôi thấy mình bị đẩy đưa tới chỗ xa lạ với tất cả mọi người thân trong gia đình. Tôi như một con ốc thu rút mình trong chiếc vỏ. Và trong chiếc vỏ này, tôi đã tạo cho tôi một thế giới biệt lập, với những tính toán, những mơ ước cho một cảnh đời riêng. Một cảnh đời được ở trên những bẩn chật, nhỏ nhen, đê tiện của đời sống, giữa đám đông.

Buổi chiều đã tắt hẳn ở phi trường. Khu vườn trước mặt cũng chìm trong màn sương nhòe nhoẹt bóng tối. Con đường vắt ngang, chìm trơ trong ánh sáng vàng héo của những cột điện thưa. Tôi nghe lại, thêm một lần nữa, tiếng nói câm, vang âm trong hồn tôi:

Bao giờ Cung mới về? Cung ở đâu? Hay chúng ta đã vĩnh viễn xa lìa nhau? Em sẽ phải làm gì, nếu chẳng may anh chết?

1970.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2022(Xem: 7566)
23 Tháng Tư 2022(Xem: 20342)
23 Tháng Sáu 2021(Xem: 6180)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 5257)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 6655)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3947)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 19695)
Tôi cho, định mệnh có thể vùi dập, xé nát một cá nhân, trong đời thường, nhưng nó vẫn bất lực trước những đóng góp trí tuệ, nếu có, của một người nào đó.
(Xem: 35315)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
(Xem: 32157)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 13928)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 21294)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 9561)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 756)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 16613)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6653)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3643)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 20964)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9899)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 11329)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9940)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13723)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 33160)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 22320)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27860)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 25230)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 24194)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 22265)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19779)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 21089)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18480)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17373)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 27418)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34552)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36324)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,