Soi bóng trong tôi

08 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 5679)
Soi bóng trong tôi


Thình lình ngọn đèn pha chiếu tới, cắt lẹm một phần mặt của người nhạc sĩ ngồi trên sân khấu trong thế cúi xuống, tuyệt vọng như nốt nhạc cuối cùng vừa dứt. Sau lưng anh, tấm tranh sơn dầu lớn, chạy từ trần nhà xuống gần chí mí của bục gỗ. Luồng sáng đụng tới bức tranh thì, bị cản lại, soi rõ một thiếu nữ khỏa thân đang nâng những ngọn nến trong đôi tay gầy, như mái tóc hắt hiu chảy vào khoảng xám của khu rừng nhiệt đới. Quán âm u. Người đàn ông ngồi quay lưng lại, chiếc dương cầm nơi anh vừa rời những ngón tay khỏi hàng phím. Anh biến đi tựa như bóng ma sau cánh cửa bếp.


Đêm lặng. Buốt.

Dãy bàn ghế kê sát khung kính lớn nhận được chút ánh sáng bất động của ngọn đèn đường, làm ngã xuống mặt bàn trải khăn màu rượu chát, hình những lọ hoa khẳng khiu, cọng hoa cũng khẳng khiu như chân chiếc micro cụt đầu, vật duy nhất trong ngôi quán phát ra ánh sáng. Sát cửa ra vào, có hai người đàn ông nữa. Một người có tấm lưng như cánh phản, mái tóc rừng rú. Một người gầy ốm, vẻ thư sinh. Đôi mắt cho cảm tưởng đang chờ đợi một điều gì không bao giờ tới. Anh có dáng của một người suốt đời cô quạnh, dù giữa đám đông. Họ cùng gác chân lên chiếc ghế thứ ba. Bóng tối nhòa lẫn họ vào bàn ghế, chậu hoa, cột nhà và quầy rượu.

Đêm lặng. Buốt.

Chợt người cô quạnh nói:

- Thảm hại cho kẻ nào chỉ sống với nỗi chờ đợi!

Người cao lớn nói:

- Tôi tưởng Kim là nỗi chờ đợi cuối cùng và, có thật!

Người cô quạnh đáp:

- Nỗi chờ đợi nào cũng có thật. Chỉ khác nhau, bước trở lại của quá khứ, hay, dấu vết mới của tương lai.

- Anh đừng tự lừa dối. Tôi nghĩ những năm tháng còn lại, anh sẽ không chạy thoát khỏi bóng rợp của cánh chim đó. Biển lớn trên đôi cánh/ tiền kiếp trong mắt sâu/ mưa rơi đầy trí nhớ/... Có phải anh từng nói với tôi như thế?

Người cô quạnh thở ra:

- Điều bi thảm không phải vì tôi bắt gặp tiền kiếp tôi ở đầu hoặc, cuối con đường tôi đã bước. Tôi không phủ nhận lời nói: “Tất cả mọi nỗ lực, đều nhắm tới hạnh phúc đích thực. Dù cuối cùng, có là sự chết. Nhưng vấn đề là nàng đã trở thành tấm gương soi riêng tôi và, tôi đã nhìn thấy tôi, rất rõ. Giờ tôi mới hiểu, bất hạnh chính là những kẻ không được mù lòa.”

Người to lớn dập tắt điếu thuốc mới hút được vài hơi. Anh nhìn vào con lộ vắt ngang ngôi quán. Vầng trăng vàng ệch, lơ lửng, khuyết như một chiếc yếm rãi khuyết. Anh trầm ngâm giây lát, trước khi quay về với bạn, hỏi:

- Anh hoảng hốt về những phản chiếu trong tấm gương kia?

Người cô quạnh im lặng, Anh đang lạc qua một kích thước không gian, thời gian khác.

Người to lớn tiếp:

- Tình yêu, đôi khi cho ta những điều không chờ đợi. Bê đã cho tôi những điều không chờ đợi đó.

Người cô quạnh lắc đầu:

- Không phải tất cả mọi người đều là Bê. Kim cho quá khứ và thù hận. Tình yêu cho dung nhan và giết chóc. Trước giây phút chia tay, luôn luôn ý nghĩ giết Kim lóe lên trong tôi, Kim không hay biết.

Người đàn ông cô quạnh cúi xuống điếu thuốc của anh:

- Anh phải nhìn thấy tôi như thế nào sau mỗi chia tay trở về, ngậm ngùi với nỗi trống không của giờ khắc còn lại! Anh phải nhìn thấy nụ cười/ đôi mắt/ bàn tay tôi trong những phút giây ngắn bên Kim. Nhưng mà, này anh, chẳng ai nhìn thấy đâu. Ngay Kim, dẫu nàng có là tấm gương để tôi soi bóng, muộn.

- Nàng thấy gì trong mắt anh?

- Không, chỉ tôi thấy. Tôi đọc được nỗi ngậm ngùi trên những ngón tay chịu đựng. Tôi nghe được nỗi nhục nhằn trên những sợi gân, vết cứa và mùi thơm của cỏ/ chăn gối/ gương soi/ gương soi/ gương soi. Tôi rất sợ, một ngày nào, chính tôi sẽ đập tấm gương kia, tan nát.

Người đàn ông cao lớn cựa mình, làm những chân ghế miết trên mặt đá hoa, tạo thành những tiếng rít khô, tuồng tiếng rắc lạc bạn, tìm nhau.

Giữa lúc ấy, người nhạc sĩ trên sân khấu bước xuống. Anh ngồi vào chiếc ghế còn lại.

- Tôi quên giới thiệu, trước khi hát. Bản nhạc sau cùng của tôi. Bản nhạc...

Người đàn ông cao lớn ngắt ngang:

- Tôi biết. Bản nhạc mới nhất.

Người nhạc sĩ:

- Vâng. Điều tôi muốn nói, là bản nhạc cuối cùng... Tôi không chịu nổi thơ của Hãn. Phải không? Nên giết nó! Thi ca là thuốc độc. Tôi chết bao lần, cái chết của Hãn!

Người đàn ông cô quạnh gục gặc đầu:

- Ta nên chết cho người khác sống. Nếu tôi chết được trong đêm nay. Ngày mai, khi nắng lên, nhiều người khác sẽ mừng rỡ sống, và, ca hát, như lá cây.

- Tôi muốn gửi anh, đem về bên đó, cho Bê. Hãy nói với Bê, chúng tôi chẳng có gì khác hơn để gửi nàng. Xin các anh cho tôi một điếu thuốc.

Người nhạc sĩ châm thuốc xong nói tiếp:

- Tiếng nói sau cùng của chúng ta, bao giờ cũng chỉ là một nỗi niềm. Đêm như một nỗi niềm. Gió, nắng... như một nỗi niềm. Ngay cả thân xác, cũng chỉ như một nỗi niềm... bất trắc. Như các anh đã nghe đó! Mà có thiệt, các anh nghe tôi hát?

Đêm trồng dọc lộ hai hàng cây sung đen thui và, tỉa tót chúng thành những hình tượng quái đản. Xa lộ 22, trên cao, đều đặn rót ì ầm những lượng sóng biển xuống thấp. Người con gái thọc gần hết đôi tay vào hai túi bự của chiếc jupe. Vừa đi, nàng vừa nhìn lề đường, tựa tìm kiếm vật đánh rớt. Bóng tối, gió đêm. Những lượng sóng ì ầm toa rập nhau, len lách và soi bói mái tóc xù bung của nàng. Người đàn ông cao lớn, đi bên cạnh, phía ngoài, dường muốn dùng tấm thân Từ Hải, dềnh dàng của anh, bảo vệ nàng. Người đàn ông dềnh dàng luôn tay gắn điếu thuốc lên môi, gỡ xuống. Đốm lửa nhỏ, lập lòe, chỉ đủ soi sáng một phần gương mặt cạnh, góc, thô sần của anh. Cử chỉ cho thấy, người đàn ông không có được sự trầm ổn, như người con gái. Mặt anh hướng thẳng về khối đen đậm đặc, phía trước. Chốc chốc, anh ngoái nhìn sau lưng, trái, phải. Thình lình, người đàn ông búng điếu thuốc mới châm, lửa chưa bén đều, vào bóng tối. Đốm lửa lao đi, như tàn than hồng có một đời sống quá ngắn ngủi. Anh nói, tựa nhắc nhở chính mình:


“Mai tôi đi sớm!”

Người đàn ông lục soát áo quần, tìm bao thuốc. Họ vẫn bước chậm, người con gái không ngước mắt. Trên môi nàng mọc lên một nụ cười, nửa hóm hỉnh, nửa buồn bã. Người đàn ông đứng lại, khum tay bật lửa cho điếu thuốc khác. Người con gái lỡ trớn, nhưng rồi cũng dừng lại, lơ đãng, chờ. Cùng đốm lửa trên môi, họ tiếp tục. Đoạn đường vắng. Họa hiếm mới có ngọn đèn xe, pha tới từ xa. Sáng lên, xong tắt ngóm ở ngã tư. Người con gái rút một tay khỏi jupe, lùa vào tóc. Nàng kéo nguyên một mớ tóc, ấp vào môi. Hành động cho thấy cùng lúc nàng ngửi và, hôn (hoặc hôn và ngửi) chúng, một cách thân ái.

Những hành động của người con gái, như nhiều đường chỉ luồn trong tiếng nói nàng:

“Phải lúc nẫy, anh Hãn, nhờ anh?”

Người đàn ông nhíu mày. Anh không trả lời vào câu hỏi:

“Là bằng hữu, theo tôi, phải tự biết bạn mình cần gì. Đợi tới lúc bạn hỏi, thì xoàng quá!”

Người con gái, buông tay, thả lọn tóc rối, bập bềnh theo nhịp đi, trước ngực.

“Đã bao giờ tôi kể chị nghe về chuyện Bê chưa nhỉ?”

Người đàn ông nói tiếp. Người con gái lắc đầu:

“Chưa. Nhưng anh Hãn, có. Nhiều lần.”

“Ra sao?”

“Ờ, thì, vậy vậy!...”

Người đàn ông bật cười. Tiếng cười như một ly thủy tinh, bỗng không rơi, vỡ. Miểngvụn tung tóe, cứa lên mặt da im lặng.

Người con gái thở ra, nói:

“Chúng ta nên quay về. Tôi sợ anh Hãn sốt ruột. Và, hãy bắt đầu.”

“Chuyện gì?”

Họ quay lui. Bây giờ, trước mặt họ là những ngã tư đèn xanh, đỏ.

Rất xa, hút tầm mắt là, cây cầu xa lộ, trên cao. Xe nối nhau, tựa một dòng suối ánh sáng, êm ả, xuôi. Tiếng ì uồm (như sóng) đập thẳng vào ngực họ.

“Phải anh muốn tôi chia tay Hãn?”

Câu hỏi đột ngột của người con gái, làm người đàn ông có cảm giác bị điện giựt. Anh trấn tỉnh bằng một hơi thuốc hít vào, dài lâu.

“Tôi hiểu tại sao anh Hãn yêu chị!”

“...”

“Chị thông minh hơn tôi tưởng.”

Tới phiên người con gái cười. Tiếng cười khan, đục. Không gây một chấn động hoặc, cọ sát nào với chung quanh.

“Cám ơn lời khen muộn.”

“Lý ra, chị nên tha thứ cho sự không phải của tôi, thì hay hơn.”

“Tôi cho người ta chỉ “không phải” với sự giả trá của chính họ. Ngoài ra, mọi lời nói, đều tự tìm được cho nó những lý do chính đáng, nên, tốt đẹp cả.”

Người con gái nói. Giọng phẳng, bẹt, nhẵn thín như mặt đường nhựa mới cán.

Người đàn ông lắc đầu, ngao ngán:

“Tiếc, chúng ta không có nhiều thời giờ!”

“Chính thế. Mai mấy giờ anh đi?”

“Sáu rưỡi tôi phải rời khỏi nhà. Có phần hơi sớm.”

“Không sớm đâu, cho một chờ đợi ba năm.”

“Cám ơn chị đã nghĩ cho Bê.”

Người con gái lắc đầu. Chiếc xe từ ngã tư trờ tới, rọi những luồng sáng thô bạo vào mặt họ. Xe vượt qua, bỏ hai người với đoạn đường còn lại và, sự thất lạc nhịp chảy của câu chuyện. Cũng vài giây sau họ mới tìm ra đầu mối sợi chỉ đỏ rất căng, lúc nẫy.

Người đàn ông bắt trớn:

“Tôi hy vọng có ngày Bê được gặp chị.”

“Trước hết, ngày mai, anh nhớ chuyển lời thăm của chúng tôi tới Bê,” người con gái nói.

“Chị chu đáo lắm.”

“Như sự chu đáo anh dành cho anh Hãn ấy mà.”

“Vâng! Đúng vậy.” Người đàn ông lúng túng. “Anh Hãn rất cần đến sự quan tâm, chăm sóc của nhiều người,” người đàn ông nói tiếp. “Chị cũng biết, với tôi, anh Hãn không chỉ là một người anh thuần túy...”

“Tôi hiểu,” người con gái cắt ngang. “Anh ấy còn là niềm hy vọng, trông đợi của nhiều người. Trong số đó, có anh, phải không?”

“Vâng. Ít ra, ngoài chị, là tôi. Tôi thấy, xin lỗi chị...”

Người con gái tuồng bị kích động, nàng rút cả hai tay ra khỏi túi, huơ lên nửa chừng, rồi buông thõng.

“Anh tự nhiên. Anh cứ nói... Chúng ta không có nhiều thời giờ!”

“Phải! Phải...” người đàn ông tuôn một hơi “phải, phải” một cách ngượng nghịu, chống chế. “Tôi... tôi muốn nói chị thật thông minh, chị thật xứng đáng với tình yêu của anh Hãn.”

“Tôi hiểu. Cám ơn anh,” người con gái xấn ngang.

“Quan sát chị ít hôm nay, nghe anh Hãn kể, tôi thấy rõ, chị quả là người tình lý tưởng của anh ấy. Nhưng...”

“Không có nghĩa là một người vợ lý tưởng?” người con gái lại xấn ngang dòng nước.

“Không đâu chị. Tôi không muốn nói vậy. Tôi chỉ muốn nói, một người tình, nồng nàn, lãng mạn... thường là một người vợ ích kỷ, vị kỷ. Tôi, tôi không dám chắc nơi nhận xét của mình. Nhưng thường là như vậy.”

Gió không mang tiếng nói của người đàn ông về phía sau mà, giữ lại, quay mòng, quanh người con gái. Nàng gật gật, ra chiều hiểu thấu câu chuyện.

Người đàn ông thở hắt, tuồng vừa trút khỏi lồng ngực, một cục bướu lớn.

“Anh em chúng tôi, mong, rất mong, anh Hãn, trở lại được với chị Đ.. Dẫu sao, chị Đ., cũng quen, rất quen sự quên mình, cho những phiêu lưu, không tưởng của anh Hãn. Đời sống một người đàn ông, tôi tin, chị đồng ý, sẽ không hơn con chó, con mèo, một khi không sự nghiệp. Tôi không có ý nhấn mạnh tới sự tựu thành, tôi không có ý nhấn mạnh tới danh vọng. Không. Tôi chỉ muốn nói tới ý hướng. Người đàn ông, như anh Hãn, phải nuôi dưỡng hoài hủy ý hướng, cho một sự nghiệp. Tôi cũng tin, chị sẽ chả vui gì, nếu làm chủ một xác thân rỗng tuếch, một đống thịt xương bầy nhầy...”

Càng nói, người đàn ông càng bị hấp dẫn bởi tiếng nói, ý tưởng của chính mình.

Chẳng bao lâu, người đàn ông sa đà. Anh rơi tõm và, mất tăm tích trong những ý niệm trừu tượng, quá to lớn, xa lạ, với người con gái. Đó là những ý niệm tổ quốc, quê hương, đồng bào, cách mạng, giải phóng, văn học vân vân...

Đợi người đàn ông đuối hơi, ngưng lại thở. Người con gái mới chậm rãi, hỏi:

“Có nghĩa là tôi nên chuẩn bị sẵn cho tôi một ngôi mộ riêng?”

“Anh Hãn và chị đã là những mộ chôn nhau từ gặp gỡ thứ nhất. Còn cần chi nữa, một nấm mồ. Trong tình yêu, trái tim kẻ này chính là huyệt sâu của kẻ khác.”

“Người ta bảo tôi điên.”

“Sẽ còn nhiều người khác bảo chị như thế.”

“Vậy tôi sống để làm gì?”

Người đàn ông thở dài, trước khi trả lời:

“Chôn dần mình trong kẻ khác.”

“Anh tin tôi làm được điều đó?”

“Tôi nghĩ chị đã làm điều đó, ngay từ nụ hôn đầu tiên giữa hai người.”

“Vì thế anh không thấy cần thiết phải giữ lại một phần gì đó, cho tôi?”

“Không, vì chị đã sẵn có.”

“Một, ‘chén trà’?”

“Không.”

“Thế thì...?”

“Một con dao.”

“Ở đâu?”

“Ngay trong lòng chị. Và một ngọn nến.”

“Cũng trong lòng tôi?”

“Không. Trong mắt chị.”

Người con gái khép lại đôi mắt, không rõ bị sưng từ lúc nào.

“Tôi nhìn thấy rồi.”

“Cái gì?”

“Con dao và ngọn nến.”

Buổi sáng khi Hãn trở dậy, người con gái đã không còn trong ngôi nhà.

Hón,

Đêm qua khi gió đập mạnh tấm cửa lưới và, những cành cây khua ngoài cửa sổ, anh tỉnh dậy. Anh reo lên một mình, trong trí: mưa. Vói tay bật ngọn đèn chưa kịp lạnh. Tìm lấy một điếu thuốc. Anh nằm như thế. Mưa bồng bềnh bốn phía. Mưa dội đập trên cao. Nằm như thế, và, nhớ. Nằm như thế và, hình dung Hón co quắp trong giấc ngủ. Thói quen nằm nghiêng. Tóc chảy trên gối. Đôi môi (đã không vết son tươi) bậu ra, như thể trong giấc ngủ, Hón cũng còn cố tìm kiếm một điều gì để chọc ghẹo anh. Nằm như thế. Hình dung Hón co quắp. Nhớ lại Hón cuộn tròn trên chiếc ghế nệm màu nâu, giữa phòng khách. Túi sách vở che kín ngực. Tóc xõa che nửa mặt; và, những ngón tay xương. Nằm như thế. Anh nhớ những ngày Quảng sống giữa chúng ta. Quảng sống trong, ngoài chúng ta. Mưa. Ôi Hón. Cơn mưa tháng Ba đã tẩy xóa vết ô nhục tháng Tám trong anh. Mưa. Ơi Hón. Mưa, tráng tim anh bằng một lớp thủy ngân mới. Mưa, cho anh những hạt ngọc khác. Mưa của tháng Tư, Toronto. Mưa của tháng Sáu, Alberta. Mưa của tháng Chín, Garden Grove và, biển. Mưa của nghìn năm, quê cũ. Mưa của nồng ngái, hương xưa.

Nằm như thế. Hình dung Hón co quắp ở một xó góc nào trên mặt đất này, trong trần gian này - đôi tay lạnh ơ hờ quơ gối chiếc. Anh nhớ Quảng. Anh nhớ Bê. Anh nhớ mẹ/ nhớ bà/ nhớ chị... Anh nhớ/ nhớ/ nhớ/ ... Nhớ sũng nước/ nhớ bạt ngàn chân chạy/ nhớ hiên con/ nhớ ghế cũ/ nhớ tường vôi. Nhớ, như nhớ rằng, Hón đã quên một người tên Bê. Nhớ, như Bê có thể, đã quên chính đời nàng, thiếu nữ.

Hón,

Đêm qua mưa. Mưa, sau ba ngày anh không gặp Hón. Mưa, sau ba trăm ngày Bê không gặp Quảng. Mưa, sau ba nghìn năm Mỵ Nương không còn thấy bóng Trương Chi, và hơn ai hết, Hón hiểu điều không đâu, điều vớ vẩn... nơi anh. Cũng hơn ai hết, Hón hiểu điều không đâu, điều vớ vẩn, ám ảnh anh là... mưa: con dao, trong một tấm lòng. Ngọn nến trong, mắt khuya. Nhưng lâu rồi, không ai, còn muốn cho anh, con dao và, một ngọn nến!

1984

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2022(Xem: 5705)
23 Tháng Tư 2022(Xem: 17774)
23 Tháng Sáu 2021(Xem: 4613)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3798)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 4696)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 2853)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20362)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15327)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17172)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 9851)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18246)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4730)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1498)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2018)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1917)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23257)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19811)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8604)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9613)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9077)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31493)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21391)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26296)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23723)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22507)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20608)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18772)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19913)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17522)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16655)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25498)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32861)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35458)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,