Biển hoàn lương, vui.

10 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 3940)
Biển hoàn lương, vui.


“hôn em môt nụ hôn hiền
“sông đi nước lớn, biển hoàn lương, vui.”
thơ dtl

Vẫn, gió óng và, nắng mật trên những ngọn phong mùa thu, tháng Mười Một, San Jose, mái thấp.

Vẫn, đêm tung tăng gửi hơi mưa qua những vách ván, khung cửa sổ dán giấy báo và, những tảng sơn trắng keo, cục.

Vẫn, những khoảng diện tích bị cắt nhỏ, bày biện lũ bàn ghế còn thơm mùi hộp giấy, lạc lõng, lỏng chỏng bên những góc tường nhện giăng. Tấm thảm sạch, trần nhà mới, nồng, ngái mùi vôi quết vội, khôn che dấu nỗi tạnh, vắng, đìu hiu của căn nhà thiếu hơi người.

Vẫn, bước chân cao, thấp, dáng đi nặng, chuyển dịch chậm, khó, tôi cùng mưa, cùng chiều và, những tầng tầng mây mù, mừng rỡ thấy lại bạn. thấy lại C., mỗi mỗi và, mãi mãi, là một thấy lại quen thuộc, bình an (đầy bất trắc!) Sinh kế, những eo xèo nhân thế có đẩy văng chúng tôi, mỗi đứa nào, giữa tôi và C., cũng là tiếng cười cũ. Tiếng cười không vẩn đục/ điều kiện hóa/ rách nát nhục nhằn chiều dài, thời gian, rác rến và, hôi thối chiều rộng không gian. Gặp lại, ở đâu, bắt đầu nào, giữa tôi và C., cũng là những tiếng cười có từ niên thiếu. Dù tóc, râu đã bạc, dù xương cốt, thịt da đã mủn, nhầu ê chề, vết tích, tôi vẫn nhìn thấy tôi trẻ thơ trong tiếng cười, trong ánh mắt C., như ngược lại.

Tôi thấy lại tôi buổi chiều Trần Hưng Đạo. Đoạn đường thắp đều hai hàng cây sao; khúc nối chợ Hòa Bình và rạp cinéma Oscar.

Tôi thấy lại tôi, buổi tối, con đường Nguyễn Văn Thoại, quán cà phê Năm Đường, ngã ba. Những ly cà phê đen, đá sủi bọt trắng, bà cụ của C. ngồi lần chuỗi hạt mân côi trong bóng tối. Những đồng tiền chắt mót, vét ra, đặt lên mặt gỗ xỉn, quán ông Tầu Già, C. đếm lại, coi có đủ cho tôi tô mì một vắt. Những sợi mì mốc ố (để quá ngày hay, ám khói bếp,) chỉ kịp lướt qua cổ họng tôi, tuột hẫng nơi chiếc dạ dầy nhiều ngày ngán ngẩm thắt, bóp với nước lã.

Tôi thấy lại tôi, ngôi chợ Trần Quốc Toản, về sáng. Những ngọn đèn tù mù, dăm vạt sáng hớ hênh rớt ngoài phên che. Tôi cháo húp vội. Chúng tôi ngồi thu mình, nép sát nhau, bên cạnh những tên tuổi dao búa lẫy lừng thời đó. Những Mẫn Xích Lô, Kim Mập, Thành 33, Hải Nguyễn Kim… Những cô gái ăn sương. Những bông hoa rực, gắt của nhầy nhụa đêm phấn, son/ ngạt ngào/ tanh tưởi cá… Đó là những ngày tháng chúng tôi sung sướng (hãnh diện) được tham dự phần đời thật (kín bưng) của Tư Cóc – người bạn học dễ thương, hiền lành (như tên gọi trong lớp) Lê Trung Hiền.

Tôi thấy lại tôi, qua C., những ngày mưa Sài Gòn. Nước ngập kinh Da Bà Bầu. C. trốn nhà, lên căn gác lửng, nằm nhấm lạc khô, uống nước lu trừ cơm. Chúng tôi lấp đầy ống thời gian rỗng tuếch bằng những đăm đắm ngắm nhìn (chi li) toàn cảnh khu xóm. Những khuôn cửa (?) đã khiêm nhượng, rúm ró lại còn bị phân, rác, xác chết súc vật theo dòng nước đen tấn công một cách thô bạo, hằn học. Những ngày mưa lũ đó, ngồi với nhau, trên gác lửng, tôi nói với C., bao mơ mộng của mình. Tôi đọc cho C. nghe, những bài thơ viết trong bóng tối, viết dưới tàng sáng chập chờn của dăm mẩu nến, sót. Những bài thơ viết thật nắn nót, gửi đi với tất cả tấm lòng, trái tim tha thiết, tới thiêng liêng, nghẹn, nhói của mình. Những bài thơ gửi các báo, hầu hết do C. cầm đi. Chúng tôi không đủ tiền mua nổi con tem… Và, cũng, hầu hết những trân trọng, những hy vọng của tôi, ngám tắt, không âm dội. Chẳng hiểu vì lòng thương bạn, hay, một lý do nào khác, C. luôn an ủi, khuyến khích tôi. C. bảo, đừng nản chí, C. khuyên, chớ ngã lòng. C. tiếp tục nghiêm chỉnh (một cách chịu đựng?) chân thành nghe tôi đọc những bài thơ mới, khác. Những bài thơ, mà, chỉ vài ngày sau, C. lại có trách nhiệm bỏ chúng vào hộp thư các tòa soạn. Lại trách nhiệm theo dõi số phận chúng. Canh báo ra, đọc cọp tại các sạp. và, lần nào, cuối cùng, kết quả C. mang vể cho tôi, cùng là tảng im lặng, khối tuyệt vọng, nuốt chỏng. Ròng rã như thế bao lâu, không biết. Chỉ nhớ, về sau, khỏi cần hỏi, chỉ cần nhìn mặt C., tôi hiểu số phận (tất nhiên) dành cho những-bài-thơ-thời-niên-thiếu-của-chúng-tôi. Tôi gọi đó là những bài thơ thời niên thiếu của chúng tôi bởi, nếu có một bài thơ được in trên báo, tôi thấy, dường C. sung sướng, hân hoan, hạnh phúc hơn tôi nhiều. Nhiều lắm kia! Ở những may mắn họa hiếm ấy, bao giờ C. cũng xoay tiền mọi cách, tự khao thưởng mỗi đứa một tô mì, một ly cà phê đá, lề đường. Không chạy ra tiền, C. và tôi cũng vào đại một tiệm cà phê quen. Uống xong, cười cười… Cái “cười cười” của C., buộc chủ quán phải hiểu, chúng tôi đã đến bước đường liều. Tới đâu thì tới. Mặc. Chúng tôi không thể không tự “ăn mừng chiến thắng,” “ăn mừng thành công,” cái chiến thắng/ thành công/ tội nghiệp/ niên thiếu/ ngông nghênh/ lầm lũi. Những ngày tâm hồn, trái tim chúng tôi như gương, cẩn, trạm trăm, nghìn giấc mộng lớn.


Tôi thấy lại tôi qua C. Qua tiếng cười ha hả. Tiếng cười mang những mảnh vụn một thời niên thiếu ngông nghênh/ lầm lũi/ mù lòa, tung ném trên đỉnh những ngọn cây, thấu những ngọn cây, thấu những vòm trời quê người, để lập tức sau đó, chúng tôi lại nhận được những mảnh vụn thất lạc, ngơ ngác rơi phủ lên tâm hồn mình. Tôi hiểu, cách gì, chúng tôi cũng chỉ có thể lẩn tránh mình trong khoảnh khắc. Cái khoảnh khắc phù du, nhạt thếch; như tiếng cười chúng tôi, không đủ sức ném xa hơn những dòng mắt tối/ ngón tay khô nẻ biệt ly/ nhăn nhúm tàn, tạ.

Vẫn, cành thấp, nghiêng võng nhánh vai trên những ngọn đèn gập mình, ngó xuống lối lá chạy quanh một công viên, buổi sáng, tháng Mười Một, mưa trên Đường Mười Ba. Mưa trên đường Mười Ba, không mang mùi hương thương yêu trong “Con đường thuốc lá” của Nghiêu Đề và, Châu Giang, đêm lề đường San Diego, tối cũng mưa và, những đốm lửa bén ngót thịt da Sài Gòn, ký ức. Vẫn, căn phòng, những tấm mành, thõng, mỏi thả kín khung cửa sổ se thắt, tạo thành một cắt lìa (hai lần chấn song,) với nhịp đời bên ngoài hối, hả.


Vẫn, mưa trên những cánh tay phong phỏng lửa, và những chấm vàng điểm xuyết nền trời xám, sớm mai, San Jose, công viên, một góc.

Tôi không thấy một gần gũi nào với “những chiếc lá vàng rơi trên vai những pho tượng trắng” như đoạn văn ngọt (chua táo dầm Hà Nội,) mùa thu của Anatole France. Đoản văn, thơ ấu, bài học thuộc lòng. Tôi chỉ thấy những người già, những kẻ đã bị xô dạt bên lề dòng sống của xã hội này (như chúng tôi sắp bị xô dạt,) co ro, bách bộ dưới mưa và, những tàng phong, cháy.


Vẫn, C. trương phình nỗi quạnh hiu trên mặt ghế trũng, điếu thuốc không đốt trên môi. Cơn ho buổi sáng. Tiếng dép lạt xạt, cành miết bậc thang, bẹt. Vẫn tôi, thấy nơi chốn này, ngôi nhà này, chỗ ngồi này, không phải của C. Tôi không thể minh thị, chỗ ngồi nào, ngôi nhà nào của bạn. Tôi cũng, không thể hình dung nó. Nhưng, tôi biết, một cách tỉnh táo, chỗ tôi đang ngồi đây, căn phòng đêm qua tôi đã nằm với T., tấm drap trải giường, vạt chăn C. mượn về, rõ ràng, vẫn không là nơi của C., nơi của chúng tôi. Cả ngôi nhà trước đấy, ở đường Williams, của C., nơi tôi chọn ở lại, hai đêm liên tiếp, hai đêm không chăn gối, không mền chiếu. Hai đêm tôi co quắp người trong giấy báo, tìm hơi ấm…; cũng không phải, chỗ của C.

Tôi không thể minh thị, ngôi nhà nào, chỗ ngồi nào của C., của tôi, của T., của bằng hữu tôi… Nhưng minh bạch: không phải chỗ ngồi này, ngôi nhà này. Chỗ của C., ngôi nhà của chúng tôi, chỉ có thể, ở một chốn nào đó, nơi quê hương, hoặc nữa, một nơi nào, ngoài trái đất.


Vẫn, mưa, một chào đón thân thiết, như lớp phấn xanh bủng thấm, chậm trên dung nhan San Jose, buổi chiều, tháng Mười Một; khi, Văn Thanh, mở cửa bước vào, từ San Francisco, cũ kỹ. Một San Fran., của ngày tháng giữa và cuối 1969. Nơi tôi bắt đầu những lá thư gửi về cho T.C., từ bên ngoài đất nước. Đó là những chạm mặt đầu tiên với phi trường Travis/ trạm Greyhound nằm trên đường Market, với sương mù Golden Gate và, những miếng hot dog, tiếng kèn khuya, phong trào hippy mang những đóa hoa và, dấu hiệu hòa bình nằm, ngồi, ngủ vạ vật dưới những hiên, phố Cựu Kim Sơn. Đó là nơi mười mấy năm sau, 1982, tôi trở lại, với T.C., thăm người bạn gái. Ngôi nhà của bố mẹ P., trên một ngọn đồi, Daly City, ngó xuống triền dốc, một cạnh San Fran. Buổi tối, đi với T.C., trên đường Market, lúc qua trạm Greyhoune, tôi kể ngày xưa, trên đoạn đường này, trong nhà ga này, những lá thư tình thứ nhất, gửi từ bên này một đại dương, được viết.

Thuở đó, 1982, tôi có ao ước mang T.C. trở lại ngôi trường, nơi tôi viết những bài thơ đầu, mang đậm hình ảnh rừng phong, cây phong, lá phong và những mảng rừng cháy.

Cây phong đã đỏ lá vàng
Phải đêm đang quấn khăn quàng đợi tôi

Bây giờ, hơn hai mươi năm qua. Bây giờ, những lá thư tình, thời thanh niên, như những bài thơ, thời niên thiếu, chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm rực rỡ hay ngậm ngùi, thì, mùa thu vẫn đi qua, như nó hằng qua, trở lại trên những rừng phong ở Indianapolis, San Francisco, San Jose, Orange County, Montreal, Toronto… Ở. Ở. Và ở…

Bây giờ, hơn hai mươi năm qua, với mười chín năm luân lạc, những cây phong ven đường Mười Ba. Những cây phong một góc công viên trên đường Mười Ba và, Santa Clara, chào đón Hoài Việt/ Trần Quảng Nam/ Đỗ Vẫn Trọn/ Trịnh Nam Sơn/ Văn Thanh…, như tôi và T., chào đón họ bằng tấm lòng “đã đỏ lá vàng,” như tôi và C., chào đón họ, bằng trái tim “đã đỏ lá xanh.” Chào đón những ngọn triều, những đợt sóng văn chương và nghệ thuật, rất mới mẻ, rất sung sức, rất cường tráng, cho một văn học Việt Nam, lưu vong, định hình. Ngồi với họ, ngắm nhìn họ, tôi muốn nhắc C., tôi muốn kể với T., những năm tháng tôi, quê nhà, bắt đầu. Tôi muốn kể T. nghe, con đường Trần Hưng Đạo. Ngôi nhà trong vào lòng đường. Nơi hai hàng cây sao ắp đầy hoa sao, ngày gió lớn. Nơi bậc thềm thiếu niên thứ nhất, tôi bước xuống thơ văn, vào hành trình tối tăm, bằn bằn. Tôi muốn kể T. nghe, con đường Nguyễn Văn Thoại, Chợ Lớn. Con đường dẫn tới rừng cao su Phú Thọ. Khu rừng, tôi nào tưởng được, sau này, lại là nơi chôn hai đứa con sinh đôi của tôi và T.C. Đoạn đường xanh, đỏ những giải đèn chớp lóa, phấn son, sa đọa. Trong khi sâu hơn, chỉ năm mười thước, là khu nhà được đặt trên những cọc gỗ, sè sè ngang tầm kinh nước đen. Con kinh ăn ruồng bên trong, quanh năm lều bều phân người, xác thú và uế tạp phế thải.


Những ngôi nhà được nối nhau bằng ít miếng ván mục. Những ngôi nhà không số, chồng chéo, chằng đụp những kiếp người lúc nhúc, cặn, xơ xã hội. Nơi đó, cùng thiếu thời, tôi ngoi ngóp sống. Nơi đó, cùng thơ, tôi đọc cho C. nghe, như đọc thành tiếng nỗi ngậm ngùi, tuyệt vọng của thiếu thời mình.


Bây giờ, quá nửa đời, âu cũng may mắn, cũng hạnh phúc cho tôi và C., khi chúng tôi còn nghe được tiếng cười mang âm vang niên thiếu, vỡ vụn giữa quê người. Âu cũng còn may mắn, còn hạnh phúc cho tôi và C., khi chúng tôi còn tìm được trong mắt nhau, nỗi nhục nhằn ngày qua, niềm hiu quạnh ngày tới. Cũng còn là may mắn cho chúng tôi, trong căn phòng ngổn ngang, lủng lẳng bịch rác và, khói thuốc, máy móc và, tấm lòng, trái tim Trần Quảng Nam, với mười tình khúc của Khang Thụy, phổ từ mười bài thơ cũ, một thời quê nhà, của tôi.


Tôi không biết duyên nghiệp hay duyên khởi nào, đã đem rung động của âm giai, mang tên Khang Thụy vào giữa những bài thơ thời tuổi trẻ kia. Chỉ hiểu, khi Sài Gòn thọ nạn; tôi vô hồn xuống tầu. T.C., ở lại, với mọi ngả đường phố nuôi con. T. ở lại, điên điên, dại dại; C. vào tù; thì, Khang Thụy chưa bước qua tuổi mười lăm. Khang Thụy chưa hề, một đêm Trần Quốc Toản/ sáng Ngã Bảy/ trưa Thị Nghè/ tối xa lộ. Khang Thụy chưa hề, Sài Goàn, cuối 50, Chợ Lớn, 60. Khang Thụy chưa hề Huế/ Pleiku/ Quảng Trị/ Mậu Thân 68/ mùa hè 72… Vậy mà. Vậy mà. Thế đó hôm nay. Thế đó T.C. Thế đó T. Thế đó, những trôi, lăn. Những xa lạ từ thơ tôi, xa lạ, tới. Những lãng quên từ thơ tôi, lãng quên, đi. Những. Những. Những. Và những, những.


Sớm mai, tôi vẫn không tìm thấy một tương quan, một gần gũi nào, giữa công viên Đường Mười Ba, San Jose, ngôi nhà C., đang ở, và, những chiếc lá vàng rơi trên vai những pho tượng trắng của Anatole France; đoản văn thơ ấu, phải học thuộc lòng.


Sớm nay. Khi C., tất tả bước vào mưa, lớp phấn xanh, bủng thoa lợt trên dung nhan San Jose, tháng Mười Một; cùng với T., tôi chỉ thấy những nhánh vai phong đỏ, che nghiêng xuống hàng đèn gập mình trên lối lá. Tôi chỉ thấy thánh thót đâu đó, trên nền xám, sớm mai San Jose, tấm lòng ở với văn chương, ở với Việt Nam, bên ngoài đất nước của Hoài Việt/ Văn Thanh/ Hoàng Mộng Thu/ và, của… trăm, nghìn Việt Nam mới đã và, đang lên đường, đi về phía lưu vong, văn học. Tôi chỉ thấy thấp thoáng đâu đó, tiếng cười T., tiếng cười cũng giòn, cũng vỡ vụn trên cao (và hẳn nhiên, cũng sẽ rơi xuống chính tâm hồn tôi) góp với tiếng cười niên thiếu, của C., tuổi trẻ của T.C., làm thành một may mắn, một hạnh phúc nhỏ nhoi, dẫu tội nghiệp. Âu cũng…


Âu cũng…, phải không bằng hữu tôi và, tôi, dù chỉ có thể có được ngôi nhà, chỗ ngồi bên ngoài trái đất.

1994

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16812)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12048)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18829)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9023)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8123)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 450)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 817)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1019)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22338)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13898)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19085)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8693)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8390)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10936)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30587)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20743)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25363)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21613)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19669)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17962)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16823)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24371)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31807)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,