Hiểu Rất Rõ: Sống Làm Chia Biệt

10 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 3455)
Hiểu Rất Rõ: Sống Làm Chia Biệt


Hiểu rất rõ: - sống làm chia biệt
Thiên thu khôn chạy thoát tình cờ
Thơ dtl


Bóng tối nôn thốc tháo những ngọn gió nhọn và, những hạt nước li ti như bụi sắt lạnh, xóc dọc hành lang. Chiếc hành lang nâu nhám, dẹp, dài thượt, cho cảm tưởng phần giữa cong lại tựa chiếc lường đầy thịt, chưa đánh vẩy của một con cá lớn, bị xẻ dọc. Toàn khu, ngay mái và những cột chống bằng gỗ sồi cũng cong lại. Tôi vẫn nhận ra nét quen thuộc, thân thiết của nó (tuồng giữa nó và thân thể tôi có những nét đồng dạng rất thân quen.) Tôi vẫn nhận ra rặng găng giữa sân, bổ đôi khu parking, và, những cây nhãn dại cao vượt trên ngọn đèn thương xá. Tôi nhớ những đêm chờ X. đón về căn nhà/ tầng lầu cao/ khung kính chạy hết chiều ngang một vách tường/ ngó xuống miếng sân trồng những khóm hoa nhiều mầu và một lối đi trải nhựa, lở loét. Nằm đó, nhìn qua khung kính, tôi thấy được cảnh me dại, đập, xòe những đôi cánh nhỏ xíu, líu ríu như một bầy bướm đen không biết bay về đâu, làm gì cho hết đêm, bèn cùng nhau múa càn một bài luân vũ không đoạn kết. Những đêm gần như thức trắng, thầm kín trong tôi, là những vỗ đập dịu dàng, kín đáo của đôi mắt Trạc (đúng hơn, những bóng lá in xẫm nơi tròng mắt nâu nhạt của Trạc;) khi chúng tôi đứng với nhau dưới tàng nhãn dại, trước và sau mỗi lần Trạc trình diễn. Những thăm hỏi nín, lặng/ vỗ về, an ủi không thanh âm/ bàn tay Trạc/ dưới gầm bàn/ và tiếng hát/… (vỗ đập thầm kín trong từng hạt máu rạo rực tôi) đã điềm chỉ rằng: Chẳng cách nào chúng tôi có thể khác hơn. Cách gì, tôi cũng chỉ là một con tin tội nghiệp trong canh chừng nghiêm ngặt của X. Cách gì, Trạc cũng không thể ra khỏi chiếc bóng quá lớn của những tấm huy chương mang tên hy sinh/ đức hạnh/ gương mẫu/ cao cả (!?) Dù chỉ Trạc, mình Trạc ngày, đêm phải thường trực đối diện với mặt trái sần sùi của những huy chương đó. Không thể biết Trạc sống được với những tiếng khen miệng đời, những phần thưởng nhân thế, bao lâu. Cũng không thể đoán trước thời điểm nào, hồi chuông báo tử cho cuộc tình tôi và X., sẽ điểm. Điều quan trọng, nên nói: Tôi và Trạc cùng đồng ý: không nên đi xa hơn, ngày nào câm, lặng kia chưa bị phát giác.

“Mỗi chúng ta hãy sống với vết thương mình, từng ngày, sẽ lớn.”

Trạc nói: Tôi hiểu, nỗi lo sợ, sự đắn đo, ngập ngừng, mặc cảm của Trạc (hay của chính tôi, một ngày nào, bị lột trần truồng trước mặt X. và, Phú.) Tôi hiểu, không ai là đối thủ tương xứng với X., trong những cơn ghen và thủ đoạn bất cập của nàng. Tôi hiểu, rất chân thành, cả Trạc và, tôi cùng tội nghiệp Phú. Phú như một cây tầm gửi nơi Trạc. Một thứ tầm gửi không có cả dây leo và chiếc lá. Không kể những lúc ghen tuông bóng gió, Phú là đứa con ngoan, người phụ việc mẫn cán, đáng tin cậy nhất của Trạc. Hơn thế, Phú còn là tình yêu thứ nhất của Trạc, khi hai người cùng còn rất trẻ.


“Nhưng, mục tiêu hôn nhân của một người nữ, có phải chỉ là một người chồng ngoan ngoãn, người quản gia tin cậy, hay kẻ phụ việc mẫn cán?”

Một lần, Trạc hỏi? Tôi không có câu trả lời. Rất nhiều câu hỏi của Trạc, tôi không trả lời được. (Nhưng câu hỏi, cho riêng Trạc, nhưng đôi khi, cũng cho tôi.)

Có những câu hỏi, chờ đợi một trả lời. Nhưng cũng có những câu hỏi, được nêu ra, như một thú nhận rụt rè/ bất lực.

Đó là những đêm tôi đem theo những câu hỏi (hai mặt,) cùng đôi mắt lốm đốm những bóng lá nhãn dại in thẫm nơi đôi tròng nâu nhạt của Trạc về nơi chốn của riêng tôi. Nhiều buổi trưa, sau gặp gỡ với Trạc, tại ngôi quán trên đường Trạc đi làm, Trạc nhắc:

“Hãy cho Trạc một định nghĩa về con người. Một định nghĩa khác hơn, ta đã có.”

Tôi không có một định nghĩa nào cho Trạc, ngoài linh cảm một điều gì, giống như biệt ly kề cận (hay tự vô thức, tôi đã toan tính cho mình biệt ly kia?)

Tôi nhớ những sớm mai, khu thương xá đẫm ướt như người phụ nữ đem nguyên thân thể ũng nước của mình ra khỏi phòng tắm. Đó là những đêm mưa sợ không ai biết đến sự hiện diện của mình, mưa cố tình kéo dài, tới sáng; hay những ngày, mùa thu, sương đọng không thua bao nhiêu một trận mưa nhỏ. Những sớm mai hiếm hoi trong sinh hoạt nghịch thường của đời sống, tôi thường tựa cột, nhìn theo người Mễ Tây Cơ lái chiếc xe cụt ngủn làm sạch sẽ thương xá. Những tia nắng đầu ngày thắp bẽn lẽn trên mái bằng của những chung cư lân cận, cùng ánh sáng vô duyên của lũ đèn đường bị ai đó ngó lơ, quên tắt. Tôi tựa cột chờ chiếc xe quen thuộc của Trạc. Chiếc xe từng mang lại cho tôi: hân hoan và, hổ thẹn. Tôi vẫn chờ đợi ngày Trạc bày tỏ sự thất vọng trước những nhu nhược, khiếp sợ tới rúm co người, của tôi, trong những cơn điên, X. Tôi biết chứ, cách gì Trạc có thể chịu đựng dài lâu, khi Trạc không chỉ đóng kịch lúc gặp X./ đóng kịch lúc Phú chờn vờn/ mà, Trạc còn phải đóng kịch trước mặt bạn bè, của chúng tôi và của riêng hai đứa.

“Nếu cuộc đời là một vở tuồng thì chúng ta là những diễn viên đáng được trao cùng lúc, cả hai giải: xuất sắc và kém cỏi nhất. Anh biết tại sao không?”

“…”

“Tại chúng ta sống tận tình với vai trò. Ngay trong miếng ăn, trong giấc ngủ. Và, chúng ta lại không được đọc trước kịch bản, để biết hồi kết thúc.” Trạc nói lúc đưa cho tôi bàn tay lạnh buốt của nàng dưới gầm bàn và, những giọt lệ nóng, cho riêng Trạc. Tôi bảo:

“Phần thưởng mà người nào cũng chờ đợi, ít ra một lần trong đời họ, là được sống như ngọn giáo ném tới. Kẻ nào, trong chúng ta cũng thủ sẵn nơi trái tim, trong vô thức mình, một hay nhiều ngọn giáo. Tiếc, chẳng mấy người có đủ can đảm (hay nhút nhát) phóng đi ngọn giáo đó.”

Trạc nghiêng sát tuồng cố tình cho tôi ngửi mùi tóc gội. Tôi nhận được cùng lúc mùi shampoo và mùi dạ lai hương trên đôi môi (lúc nào cũng một mời mọc xa vắng) và, vồng ngực, nhỏ.

“Nhờ đó, chúng ta có thơ? Âm nhạc? Truyện ngắn?”

Trạc hỏi.

“Hoặc nó chỉ nói lên sự thất bại của văn chương, của âm nhạc, thì cũng thế.”

Dường mỗi xáp lại, mỗi gần nhau giữa tôi và Trạc, là một xáp lại của một đôi bạn chân tình, của tri kỷ xót xa, tội nghiệp mình, hơn tội nghiệp bạn. Sự thâm hiểu tâm hồn nhau, nơi chúng tôi, tới độ, có lần X. buộc miệng:

“X thấy lẽ ra Trạc phải được dành cho anh thì đúng hơn dành cho Phú.”

Tôi cảm nhận được khá đầy đủ những chân thực trong giọng nói X. Mặt khác, tôi cũng nhận được khá rõ, cái tín hiệu mang ý nghĩa cảnh cáo trong mấy lời ngắn gọn ấy, dù X., chưa cho thấy một nghi ngờ nào nơi tình anh em, giữa tôi và Trạc. Tôi lập lại nhận xét của X., với Trạc. Tôi nghĩ Trạc sẽ vui. Nhưng không. Trạc im lặng. Dường trong Trạc có những suy nghĩ lao lung; hay Trạc cân nhắc lại bài toán riêng. Mà, câu hỏi của X., như một phép thử lại sự chính xác của kết quả. Tối đó, Trạc hát, lần đầu tiên, cho tôi nghe “Sombre Dimanche.”

Bài hát này, tôi nghe được từ những ngày còn rất nhỏ, nơi chị Băng. Thuở dậy thì, thời con gái, của chị. Thời gian này, gia đình chúng tôi mới từ Đà Nẵng dọn vào Sài Gòn. Chị Băng chia tay với người bạn cùng lớp, anh C. Sau, khi chị em xa nhau, tôi rời ngôi nhà bên lề đường Trần Hưng Đạo, mỗi khi nhớ chị, tôi có tự hỏi, phải chăng giữa chị và anh C., đã nhen nhúm một tình yêu? Hay chính chia ly đột ngột, làm thành tình yêu nơi họ. Cũng có thể, sự vắng mặt của anh Q. tôi mà, những mơ mộng, lãng mạn nơi chị Băng có được khoảng trời xanh cần thiết để thở. Lúc, anh Q. tôi đi Pháp.

Bước vào tuổi mười hai, tất cả những ghi nhận của tôi về đời sống, chẳng có gì khác hơn những vết chia lìa/ cứa sắc. như thể cùng với sự vỡ tiếng, nhổ giò ở tôi, là những ngọn roi biệt ly vụt đập tưa, rách tâm hồn. Biệt ly thứ nhất, khiến tôi muốn ngất đi, không phải là cái chết của anh U., tối mồng ba Tết, năm tôi lên sáu. Dù hình ảnh nửa đêm, mẹ tôi quỵ ngã dưới chân một cánh cửa lim khổng lồ nơi ngôi nhà ở cạnh bến sông Đáy, khi người đập cửa cho tin anh U. tôi đã chết, vẫn là hình ảnh chói gắt nhất thơ ấu tôi. Dẫu sao, thời đó, tôi cũng còn quá nhỏ, để hiểu thế nào là “tử biệt sinh ly.” Nhưng ở tuổi mười hai, khi chị O/, tôi đứng lại như một đụn đất mối đùn đen thui nơi đầu ngõ ngôi nhà chú dì H., ở Hải Phòng, khi chiếc xe jeep của anh Q., chở hết gia đình, chúng tôi ra một con tầu xa lạ nào, đưa chúng tôi tới một nơi, cũng lạ hoắc nào, mới chính là chia ly bật máu thứ nhất, ở tôi. Hình ảnh này bám lấy tôi, như những mụn nhọt đã được khoát, cắt, mà, lỗ hổng để lại, vẫn không ngớt lên mủ.

Những ngày ngơ ngác ở Đà Nẵng, tôi gặp lại anh Dư tôi, sau đinh ninh không bao giờ còn có thể gặp nữa. Tôi thấy lại anh, cũng thình lình như sau đó không lâu, anh bỏ đi, thêm một lần nữa. Giống tay giang hồ, anh chị thứ thiệt, sau những chuyến ăn hàng, những trận thư hùng tranh ngôi vị, thân xác đầy thương tích, tôi nín lặng, kín đáo, tự điều trị vết thương mình. Những vết thương chưa kịp kéo da non, tâm hồn tôi đã thọ lãnh những lằn roi biệt ly bằn bặt. Anh Q. tôi, đi xa. Tôi sống u ám giữa những chiếc bóng lầm lũi, buồn thảm của một mẹ tôi, nhờ nhà cửa, mồ mả…; một chị Q. tôi, lạ nước lạ cái, ôm con, nhớ chồng, mù mịt. Tôi sống với hình ảnh chị Băng, ngọn cây non, quá non, gập mình trước những ngọn gió tương tư, chia lìa mới chớm…

Hình như bài học đầu tiên, tôi học được từ đời sống không là các cánh cửa mở vào những chân trời hứa hẹn một bình minh rạng, ngát. Hình như bài học đầu tiên, tôi học được từ đời sống, tự gốc, đã là những chia lìa/ đứt đoạn/ hút hút/ những lở dở, chông chênh những ngổn ngang nín, nín.

Đó là những chông chênh ngổn ngang, sờ mó được của mẹ tôi, chiều, đông. Dù, đứng ngồi cách nào, những mâm cơm được dọn ra trên bàn hay dưới chiếu, cũng không che dấu được sự thưa thớt mặt người, mỗi ngày một thêm trống hoác. Có những bữa ăn, mẹ tôi chống đũa nhìn ba đứa con còn lại, như nhìn xuống lòng bà, sinh đẻ, cá thẩy, mười hai lần. Sót rớt lại bảy. Sáu. Rồi năm. Rồi bốn. Những đứa con tốt lành (theo cách nói chắc nịch của bà) lần lượt bị ông trời bắt đi, sau khi ông trời đã bắt đi của bà, người chồng “tốn vải ăn no lại nằm,” lúc bà còn rất trẻ. Trách chồng hư hỏng, không được tích sự gì, nhưng tôi biết (vẫn theo cách nói của bà) thì, đó lại là người đàn ông mà mẹ tôi chẳng ao ước gì hơn: tiếp tục tốn vải, tiếp tục cơm bưng nước rót, thêm nhiều đời nữa, cho ông.

Đó là những ngày mưa dầm ở miền Bắc, lão tặc thiên dở dói, dâng nước sông ngập con đường lát đá, ngập sân nhà. Mưa chặt chân, cột tay mẹ tôi. Bà phải ngưng hết mọi công việc. Những ngày mưa ấy, bà ôm tôi vào lòng, tựa ôm ấp một nỗi ngậm ngùi, niềm bất hạnh cố quên, chẳng đặng. Bà hát những bài hát ru, chính tôi, đã lâu, cũng không còn dịp nghe nữa. Tôi không biết khi hát lại những bài hát, từng ru không dưới mười đứa con, mẹ tôi có điều gì trong đầu? Hiển nhiên, mẹ tôi không có ý định ru cho tôi ngủ. Hiển nhiên, mẹ tôi cũng không có ý muốn dạy cho tôi những bài hát đó… Tôi nhớ, cùng với nhịp rung, lắc tới, lui như đưa võng của bà, tôi nương theo để hưởng cái lắc lư tới, lui đó. Điểm xuyết giữa các bài hát ru, là tiếng thở dài của mẹ tôi. Tiếng thở dài của bà, tôi thấy, dường dài hơn sự thành hình rồi tan đi của những chiếc bong bóng nước. Thuở ấy, tôi ngưỡng phục mẹ tôi biết dường nào. Tôi không biết ai đã dạy cho mẹ tôi nhiều bài hát ru đến thế. Rất nhiều lần, tôi thiếp, ngủ trong lòng bà. Lúc giật mình tỉnh lại, tiếng ru của bà, vẫn còn chưa dứt. Khác chăng, lúc đó, ngoài tiếng ru của bà, vẫn còn chưa dứt. Khác chăng, lúc đó, ngoài tiếng ru xa vắng như vọng âm của tiếng mưa đều đều thở bốn phía, tôi còn nhận thêm được những giọt nước mắt không biết chảy tự lúc nào, đẫm ướt đôi tay áo. Khác chăng, lúc đó thay vì nương theo những dịp lắc lư, lui tới của bà, tôi lại trân mình trong nhịp rúng động từng hồi của mẹ tôi; với cảm giác cả một thân thể mềm, nặng đang đè, chĩu lên tôi. Những lúc như thế, dù đã tỉnh lại, dù rất muốn vùng vẫy, để thoát khỏi cái sức nặng và sự ghì xiết kia, tôi lại làm bộ như vẫn còn ngủ, thiếp. Tôi cũng chẳng biết điều gì khiến tôi không thể làm khác? Lớn lên một chút, biết quan sát, suy nghĩ hơn, tôi hiểu, đó là những giây phút đời sống cho phép mẹ tôi được sống với hình ảnh/ kỷ niệm chiu chắt, dành cho người đàn ông “dài lưng tốn vải ăn no lại nằm” của bà.

Hình như bài học được từ đời sống, không phải là các cánh cửa mở vào những chân trời cỏ, tím. Bài học đầu tiên, tôi học được từ đời sống, tự gốc, là những chia lìa/ hiu quạnh. Những ngúm tắt bằn bặt, tiếng cười. Đó là những ngày gió. Những ngày nắng chông chênh, thất lỡ của chị O., từ vùng kháng chiến lui về, ở lại với mẹ tôi, sau khi chôn tạm xác chồng, người đàn ông chỉ có với chị vỏn vẹn ít năm hương lửa. Tôi từng có những buổi lẩn quẩn trong phòng, bên chị O. Với hai chiếc kim đan. Đan. Tháo. Đan. Tháo. Hoài hoài dăm cuộn len, cũ. Những lúc đó, tôi rất muốn nói một điều gì, với chị. Nhưng, chẳng những không có chữ, tôi lại không có khả năng diễn đạt cảm nhận, rung động trong lòng mình (như sau này, tôi cũng không có chữ, không khả năng diễn đạt rung động, cảm nhận thốn, nhức của tôi, trước tấm lòng, tiếng hát và, trái tim Trạc (trong tiếng hát.)

Chủ nhật buồn đi lê thê – cầm một vòng hoa đê mê – bước chân về với gian nhà – với trái tim cùng nặng nề - xót xa gì – nhớ thương gì – đã biết nguôi hương chia ly – trót say mê – đã yêu thì – dẫu vô duyên còn nặng thề - ngồi một mình nghe hơi mưa – mặc lệ tràn câu thiên thu – gió hiên ngoài – nhắc một loài – dế giun hoài – ru thương ru – ru hỡi ru hời…”

Tiếng hát Trạc mang những vỗ tay dịu dàng của đôi cánh đêm, bướm, trên những chênh vênh, thất lỡ/ ngày mới chưa qua, hồn sau đã cớm. Tiếng hát Trạc thả xuống tôi những đời hương ấu thơ/ đời tóc mưa/ bàn tay khô/ vồng ngực sát. Những đói khát tình nhau mù lòa/ khua động những cồn cào, ẩn nấp sâu, lén trong vô thức tôi (nỗi cồn cào của mọi giác quan kêu đòi mở những cánh cửa máu, xương tưởng chừng kín, đóng)…

Tôi hiểu, tôi chẳng thể mang lại cho Trạc một lời gì, một hứa hẹn (vu vơ) nào, khi chính tôi, là một tuyệt vọng, lớn hơn chiếc bóng hai đứa nhập lại.

Con người là con vật chia ly với chính mình và, kẻ khác.”

Tôi buồn biết bao khi nói ra ý nghĩ này, với Trạc.

“Đời sống không chừa cho chúng ta một lối đi nào khác hơn sự lìa, đứt.”

Trạc nói.

“Và, em, không có được cho mình, cái quyền nhỏ mọn là quyền của một con vật tự chia ly chình mình…”

Hôm nay, tôi trở lại. Khu thương xá lột da, cho nó lớp son, phấn khác. Và, bóng tối thốc tháo nôn những ngọn gió nhọn, những hạt mưa li ti như những bụi sắt, lạnh… Hôm nay, tôi muốn cho Trạc biết, tới lúc Trạc có thể có được cho mình, cái quyền tối thiểu: quyền làm một con vật tự chia ly với mình và, kẻ khác.

Không biết tôi có quá chậm? Chỉ rõ, chiếc hành lang nâu nhám, dẹp, dài có đoạn giữa tuồng cong lại, như chiếc lườn đầy thịt của một con cá khổng lồ bị xẻ dọc, đã thâm, tím.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17073)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12284)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19013)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9196)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14024)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8507)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21742)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19802)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18063)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24518)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,