Chương 8

11 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 6012)
Chương 8

Cơn mưa đánh thức tôi dậy vào lúc năm giờ sáng. Đầu óc tôi chĩu nặng và thân thể nhừ mỏi. Tôi mở mắt, lắng nghe những tiếng động chung quanh. Tất cả mọi người còn ngủ say. Bên cạnh, mẹ tôi vẫn thở những hơi thở điều hòa. Trong giấc ngủ, trông mặt bà đỡ già hơn, tuy những nếp nhăn xô lệch cả về một phía. Bây giờ tôi mới bắt gặp tiếng mưa trên mái ngói và tiếng nước chảy rầm rì trong không khí. Tôi lắng nghe hết tâm hồn nhưng không nhận được đích xác. Có thể đó là mùi mưa.

Mùi mưa. Tôi cười một mình trong bóng tối. Mưa làm sao có mùi. Nhưng rõ ràng, thật nghiêm chỉnh, quả tôi có cảm thấy một mùi gì đó, lạ lắm, trong lượng không khí hít vào phổi. Có thể cơn mưa đã kéo xuống đất những xác lá trên mái nhà, những rêu bám và xác chết khô của những con vật không chịu đựng nổi mùa nắng gắt vừa qua. Những ngày đợi mưa, như đợi một cái gì thật âm thầm và mãnh liệt. Những ngày đợi mưa, như kẻ giang hồ tù túng bao năm chờ đợi một tiếng gọi bí mật. Một tiếng gọi lên đường. Một tiếng gọi huyền hoặc từ trời cao phả xuống. Những ngày đợi mhư thân thể và cả tâm hồn tôi khô rang. Tới độ tôi nghĩ chỉ cần một que diiêm nhỏ dí vào cũng có thể bùng lên, phựt cháy dữ dội và tàn bạo. Ôi, một que diêm, một ngọn lửa. Những ngày đợi mưa, là những ngày mà cái ý tưởng mình sẽ cháy rụi, sẽ thành than tro cứ luẩn quẩn hoài trong đầu óc. Tôi biết, chỉ cần một que diêm, tất cả sẽ xong. Tất cả sẽ không còn gì để phải lo nghĩ, phải dằn vặt đau đớn nữa. Tôi muốn cháy nhanh đời sống mình trong phút giây, cũng như ngọn lửa đã sáng bừng đời tôi, những ngày đầu tiên của tình yêu Hãn rực rỡ, mù lòa.

Bây giờ tôi đã qua khỏi. Cơm mưa đã tưới tôi thoát ngoài cái chết lởn vởn, cận kề. Cơn mưa như đã đem tôi đi, tới một miền thân yêu nào đó. Một nơi chốn thật quen thuộc. Nơi chốn của yêu thương. Nơi chốn của hò hẹn, của hy vọng, của thời gian, xanh, của ngày tháng, hồng, của không gian, trắng.

Và phải chăng, giữa sự sống khắc khoải trong những ngày tháng qua, và cơn mưa đã có một liên hệ sinh tử nào đó, cho nên ngay khi giọt mưa đầu tiên rớt xuống, tôi đã tỉnh lại. Tôi đã hồi sinh. Thật quá đáng nếu nói những hạt mưa kia đã mang theo nó một phép thuật nhiệm mầu cứu sống tôi.

Nhưng đó là sự thật. Một sự thực, như đêm qua, khi chia tay Hãn, tôi đã chỉ còn có một điều để đem về nhà: Chết. Sự thực như đêm qua, tại bàn học, tôi đã ngước mặt nhìn mẹ tôi khi bà đem đến cho tôi một ly chè, và nước mắt tôi đã giòng giòng chảy xuống. Lạ lùng thay lúc sát kề với cái chết lại là lúc đầu óc tôi rất tỉnh táo. Tất cả dĩ vãng lần lượt trở lại từng bước, từng bước chậm chạp, rõ ràng. Tôi nhớ lại ngôi nhà tôi đã được sinh ra. Tôi nhớ lại con đê vắt ngang làng. Con đê ngăn nước sông Hồng vào những ngày lũ lớn. Tôi nhớ lại vườn cây, và đặc biệt vườn cây nhà tôi không có lấy một cây nhãn. Mặc dù quê hương tôi là nơi nổi tiếng với nhãn lồng. Tôi nhớ lại ngày di cư, khi mẹ tôi ẵm tôi trên tay, lên máy bay vào Nam. Tôi nhớ lại những ngày mới lớn ở giữa rừng cao su Phú Thọ. Những trưa leo lên bờ tường hoang phế, theo Ích đi bắn chim, bắn thằn lằn, bắt rắn mối. Những con rắn có gai ở trên sống lưng và có thể chuyển màu da thành những màu tiệp với cỏ cây hay gỗ mục.

Tôi nhớ lại ngôi trường tôi đã học. Những ngày trên bậc thềm trung học là những ngày anh Hữu bắt đầu tỏ dấu không kham nổi đời sống gia đình, và đó cũng là những ngày mẹ tôi nghi ngờ nhưng không dám nói ra: Anh Hữu đã ăn nằm với chị Liên, con nuôi của mẹ từ nhỏ. Đó là những ngày chị Liên lặng lẽ rời khỏi gia đình để bắt đầu một đời sống khác. Một đời sống mà tất cả mọi người trong gia đình đều mù tịt. Nó cũng mù tịt như cái thai trong bụng chị mỗi lúc một to… Một hôm tình cờ mẹ tôi gặp chị trên đường, chị đã khóc, ôm lấy người mà năn nỉ bà đừng bắt chị phải nói tên cha cái bào thai. Đó cũng là những ngày mà cô giáo Trí gieo vào đầu óc tôi cái quan niệm không nên có chồng, cùng với một tình yêu nồng nàn, lãng mạn dành cho Chinh Phụ Ngâm Khúc. Ôi , người nữ trong tác phẩm này mới đẹp biết bao. Tôi nhớ lại cả những điều mà suốt bao năm qua tôi đã khuấy quên. Lần lượt những gương mặt của những người ruột thịt hiện ra, đầy đủ. Từ chị Kim ở Ban Mê Thuột, tới anh Bằng và chị Xuân ở Qui Nhơn. Cuối cùng là hình ảnh Ích. Ích mới mười bảy tuổi ở một xó xỉnh nào đó, trong một trung tâm huấn luyện mà tôi không hề biết tới. Ích có tấm thân lẻo khẻo như một cây lép. Ích với lá thư để lại cho mẹ tôi, nói về quyết định tình nguyện đi lính, không lý do, khi chưa đến tuổi.

Có lẽ Ích luôn luôn là cái hình ảnh ở với tôi nhiều nhất, vì Ích là đứa em sát tôi. Hai chị em gần gũi nhau nhiều hơn bất cứ ai khác. Bởi kịp khi chúng tôi lớn lên thì các anh các chị tôi đã sớm tự chọn lấy cho họ một lối thoát, một ngách chui khỏi ngôi nhà. Gia đình có phải là một nhà tù? Không, tôi không thấy thế, dù tôi không thường xuyên thấy yêu mến. Và mỗi kẻ hoặc xấu hổ hoặc kiêu hãnh với chọn lựa của mình, họ đã sống trong cái vỏ bao kín mít. Những che đậy, những dấu kín lâu dần đẩy chúng tôi xa nhau thêm, Tình anh em càng nhạt và điều đáng nói là hình như chẳng một ai mong nó đậm đà hơn, ngay cả tôi. Bây giờ chỉ còn một mình tôi trong ngôi nhà này. Người bạn nhỏ thân nhất của một thời ấu thơ lang thang, đen cháy cũng đã rời khỏi gia đình. Người bạn nhỏ, nghĩ tới nó, sao tôi buồn quá. Tôi cho những anh lớn chị lớn trong gia đình phải chịu trách nhiệm về sự ra đi của Ích. Tôi muốn nói nó cô đơn. Tôi muốn nói dời sống gia đình tôi, những rời rạc kia, những xa lạ nọ đã khiến cho nó thấy nó cô quạnh, nó không nơi bám víu. Như thể tới lúc nào đó, nó phải lên đường. Mọi lên đường đều mang ý nghĩa tích cực nhất, của hy vọng và biểu lộ cụ thể những khát khao kiếm tìm sự sống gần với mơ ước.

Mưa mạnh hơn. Gió quạt khe cửa thốc tới cuối ngõ rồi như ngược trở lại với những tiếng dội đập dữ dội. Gió chạy qua người tôi, hơi lạnh làm nóng bừng thân thể.

Tôi tung người dậy, chạy ào ra phía cửa. Hình như tiềm thức hay mệnh lệnh nào đó ở trong tôi đã sai khiến tôi đuổi chạy theo cơn gió. Tôi mỉm cười. Cười mãi một mình. Mưa. Mưa. Mưa. Tôi kêu nhỏ trong miệng. Mưa. Mưa. Mưa. Tôi nhói như gọi tên chàng giữa cơn yêu dấu, giữa cái khoảng chân không với thời gian, đứng, không gian, nghiêng và tôi thì như bị mất hút không chút dấu vết ở trong chàng…

Trời chưa sáng hẳn. Cơn mưa đã dịu lại nhưng bầu trời còn bị trùm bởi màn mưa mờ đục. Tôi vừa chạy xe vừa hát, Em đến thăm anh một chiều mưa. Nếu có ai nhìn thấy tôi trong cơn mưa sớm này, chắc họ sẽ phải thầm nói: con điên!

- Điên. Tôi nói thành tiếng và cười vang dọc khu phố.

Em sung sướng. Em hân hoan. Em yêu đời. Anh biết không? Anh đang ở đâu, làm gì giờ này. Hình như những lúc phải xa nhau mới chính là những lúc chúng ta được sống nhiều nhất và thực nhất cho tình yêu của mình. Anh cười phải không. Anh sẽ nói: điều này lạ quá! Phải xét lại… Nhưng mà thực, thực đấy anh. Em cảm thấy vậy. Cảm thấy mà là thực. Đúng là lý luận của đàn bà. Phải không anh, mà anh, đừng cười em chứ. Kéo nỗi hân hoan không mặt mũi, tôi chạy vòng vòng khắp thành phố. Mưa đưa tôi đi, gió gọi tôi ở phía trước, khắp các ngã đường. Cây ở lại sau. Tôi chạy, chạy mãi cho tới lúc cơn mưa chỉ còn là những hạt bụi phấn li ti mỏng.

Thành phố với những con đường ngày càng mất đi bóng cây. Người ta nhân danh tiện nghi để hủy diệt bóng mát. Cái nhân danh nghe… tiến bộ. Nhưng mà thôi, biết làm sao hơn. Nhớ một lần nói chuyện với chàng về những thân cây bị đốn, tôi có bảo: Mai kia nếu có quyền, em sẽ trồng lại. Khắp nơi. Mọi ngã đường. Và Hãn đùa: Có cho trồng lại anh? Tôi lắc đầu đáp nhanh: Không. Trồng lại anh làm gì? Tại sao? Bởi có muốn dựng lại anh cũng chẳng được, hơn nữa, khi ấy anh đã tan rồi.

- Tan đi đâu?

- Ở trong em. Anh tin không? Tin, một phần nào thôi. Tại sao lại chỉ một phần. Hãn cười: Vì một phần anh còn phải hỏi lại anh khi ấy xem đã tan hết chưa, hay vẫn còn một phần? Ở đâu? Nơi những ngọn cây mà em sẽ trồng đó.

Chúng tôi thường có những lúc nói chuyện “cù cưa” như vậy. Chúng tôi có vẻ hợp nhau trong lối nói chuyện này. Như một lần khi không tôi hỏi Hãn: Lúc chết anh muốn điều gì? Hãn đáp: Muốn em còn sống và khi đưa anh đến nghĩa trang em không được khóc. Em phải cười. Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao? Tại như vậy mới đúng với lòng em, vì anh chết em là người mừng hơn ai hết, không còn ai hành em nữa. Tôi bảo tôi thì khác. Lúc em chết, anh mà còn sống em bắt anh phải cúng em hàng ngày. Hãn hỏi để làm chi vậy? Tôi đáp: để anh không thể nào quên được em. Hãn nói nếu vậy sẽ có ngày tôi sống lại. Tôi ngạc nhiên. Hãn nói để anh chết thay cho em.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2022(Xem: 6104)
23 Tháng Tư 2022(Xem: 18270)
23 Tháng Sáu 2021(Xem: 4845)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 4040)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 5120)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3052)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21062)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15945)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17590)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10306)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18770)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5129)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1865)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2416)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2252)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23568)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20052)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8862)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9898)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9274)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12331)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31818)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21554)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26603)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24044)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22835)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20950)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18980)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20158)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17721)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16807)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25885)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33202)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35609)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,