Gần đây, một số nhà ngôn ngữ học cho rằng, ngôn ngữ của một dân tộc, không chỉ làm thành sắc tố tâm tình của một dân tộc ấy, (mà,) nó còn làm thành những nét đặc thù thể hiện trong lãnh vực văn học và nghệ thuật nữa.
Vẫn theo nghiên cứu của những nhà ngữ học này thì, những dân tộc có loại ngôn ngữ phải phát âm trong miệng với những đòi hỏi của nhu cầu đánh lưỡi, hay uốn cong lưỡi, là những dân tộc phát triển mạnh mẽ về bộ môn hội họa và điêu khắc. Nói rõ hơn, hội họa hay điêu khắc không là lãnh vực chỉ dành cho một thiểu số, cho những người có khả năng đặc biệt về lãnh vực đó.
Trong khi những dân tộc có loại ngôn ngữ đơn giản hơn trong cách phát âm thường dễ dàng phát triển về âm nhạc. Điều này, cũng có nghĩa, không cần phải là nhạc sĩ hay, ca sĩ, một người bình thường cũng có thể cất tiếng hát một cách dễ dàng, dù không được tập tành, đào luyện từ trường ốc.
Ghi nhận kia, có thể không đúng cho từng ngôn ngữ của từng dân tộc, nhưng riêng với ngôn ngữ Việt
Chẳng hạn khi nói về thơ một cách trân trọng, , chúng ta thường dùng hai chữ Thi - Ca. (Dường chỉ ngôn ngữ Việt
Phải chăng, vì trong thơ có sẵn nhạc nên, ngay tự thuở bình minh của nền Tân Nhạc Việt, các nhạc sĩ tân nhạc tiên phong của chúng ta cũng đã tìm tới thơ, cho thơ hơi thở của những hợp âm trên thang nhạc thất cung Tây phương, hoặc ngũ cung, Việt
Sự kiện các nhạc sĩ đi tìm cho họ một cuộc hôn phối tốt đẹp với thơ, cũng hệt như các nhà thơ Việt
Khác nhau chăng, rất nhiều nhạc sĩ thành công và, thành danh nhờ những cuộc hôn phối thi, ca đó. Trong khi ngược lại, rất ít nhà thơ có được cái dung nhan rạng ngời của lục bát.
Nhìn lại, người ta thấy rằng, tuồng "Ngậm Ngùi" của Huy Cận, đã mang thêm hào quang về cho Phạm Duy, khi Phạm Duy tìm tới "Ngậm Ngùi." Khi Dương Thiệu Tước, tìm đến với "Chiều," của Hồ Dzếnh, thì ca khúc "Chiều" này, cũng đã làm cho gia tài của tác giả “Đêm Tàn Bến Ngự,” thêm giàu có...
Đặt “Người Đi Qua Đời Tôi,” thơ Trần Dạ Từ, Nhạc Phạm Đình Chương, bên cạnh những sáng tác khác của họ Phạm, người ta thêm trầm trồ, ngợi ca tài hoa của họ Phạm...
Nhưng những nhạc sĩ vừa kể, khởi tự đầu nguồn, hay hiện diện hôm nay, tất cả đều chỉ tìm đến với thơ, như một bóng mát, một giải cứu chốc lát, trong hành trình âm nhạc của họ...
Người ở với thơ, người kiên trì làm đầy, miệt mài trong nỗ lực cân bằng vế thứ hai của từ đôi Thi-Ca trong ngôn ngữ Việt
Trần Duy Đức tìm đến với âm nhạc khi còn rất trẻ. Họ Trần đã thành công rất sớm, khi chưa được hai mươi, với những ca khúc mang tính quân hành hoặc, hùng ca, tự những ngày mới mặc áo lính "trấn thủ" địa đầu...Pleiku. .
Nhưng, khác hơn những nhạc sĩ cùng trường hợp, Trần Duy Đức không ở lại với những tựu thành này. Họ Trần muốn đi tới những chân trời mà, điểm gặp cũng là chỗ giao thao giữa thơ và nhạc. Họ Trần muốn đi tới phần ngọn nguồn tinh ròng hay thẳm cùng đáy sâu thử thách, nơi những rung động cảm thức không chia hai. Chỉ là một. Sự là-một rốt ráo của thi-ca vốn chưa từng phân, ly. Chưa từng ngăn cách.
Hôm nay, giữa quê người, ở tuổi ngoài bốn mươi, với hơn hai mươi năm ăn ở thủy chung với thi-ca, chân dung âm nhạc của họ Trần, là chân dung Thi Ca. Diện mạo đó, không phải là diện mạo song sinh của hai giọt nước, hai cõi đời văn chương và nghệ thuật. (Mà,) nó đã là một. Một định hình, duy nhất. Một thịt xương, trộn lẫn, duy nhất.
Chính tính bất khả phân kia, nơi đời kiếp âm nhạc mang tên Trần Duy Đức, đã làm thành một Trần Duy Đức, riêng. Rất riêng.
Tháng 5-1999
Nếu Có Yêu Tôi - Thơ: Ngô Tịnh Yên - Nhạc: Trần Duy Đức - Ca sĩ: Khánh Ly