NGUYỄN TÔN NHAN : Chính vì mê thi ca , tôi học chữ Hán.

03 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 15100)
NGUYỄN TÔN NHAN : Chính vì mê thi ca , tôi học chữ Hán.

 

nguyentonnhan-nguyenducson-content-content

 

Đặng Phú Phong (ĐPP) : Người thì gọi ông là nhà Hán học, người thì gọi ông là nhà thơ. Ông nhận danh xưng nào và tại sao?

 

Nguyễn Tôn Nhan (NTN): Đương nhiên tôi vốn là nhà thơ và có lẽ chỉ là nhà thơ thôi. Tại sao ư? Trời ơi, thi ca làm sao biết được tai sao.Hoặc tại đất trời vừa công bình vừa bất công kia đẻ ra tôi đã lãng đãng như mấy câu thơ hồn hậu nọ “Mẹ nuôi con lớn làm thơ. Để đau thương vẫn như chờ riêng thôi”. Hai câu lục bát này ở đâu đó đến giờ tôi quên cả tên tác giả rồi, xin lỗi nếu tác giả (của nó) đọc được mấy giòng này. Còn Nhà Hán Học? Có lẽ nên đảo ngữ, tôi là “người học Hán” thì đúng hơn. Nhưng sở dĩ tôi học Hán được cũng do nhờ từ thuở 12, 13 tuổi tôi đã mơ thơ rồi. Hồi đó tôi mơ thơ Tây thơ Mỹ (qua nhiều bản dịch ở Miền NamVN) và năm 1969 ( 21 tuổi) đã in tập Thánh Ca. Tập này tôi hoàn toàn thất lạc( năm ấy tôi chỉ được in miễn phí 100 tập.) . Rất may gần đây được nhà thơ Nguyễn đăng Thường sưu tập và đăng gần một nửa trên mạng Tiền Vệ. Tiện đây tôi xin phép ông cho tôi được trân trọng cảm ơn nhà thơ Ng. Đ. Thường.

 

ĐPP: Sách về dịch thuật và khảo cứu ông trước tác khoảng vài ba chục cuốn ( nhiều quá không tính ra), cuốn nào cũng dày cộm, chứng tỏ ông là người tinh thâm chữ Hán. Vậy ông học chữ Hán từ bao giờ , bằng cách nào và được bao nhiều “bồ” chữ ? (cười)

 

NTN : Tôi tinh thâm chữ Hán ư? (cười) Trời ơi nghe trầm trọng quá. Thật ra tôi chỉ là kẻ học đòi vậy thôi. Sau cái ngày gọi là “giải phóng” tôi đói quá. Chợt nghĩ ra một ý sao mình không đem chút chữ Hán lỡ học được trước đây ra chui vào cái hang động” văn học cổ điển Trung quốc” để kiếm tiền sống chơi?. Tôi áp dụng và có vẻ thành công ngay bước đầu. Khoái quá tôi càng đào sâu chữ Hán, và may thay , hình như tôi đào trúng chỗ. Ìt nhất là để” xóa đói giảm nghèo” cho bản thân.

 

ĐPP: Tự điển Hán Việt của ông có thêm câu Văn Ngôn Dẫn Chứng. Ông nói rõ hơn về sự khác biệt của cuốn tự điển này và các cuốn tự điển khác.

 

NTN: Từ điển “Hán Việt Văn Ngôn Dẫn Chứng “ của tôi khác nhiều với các từ điển Hán Việt ở chỗ, cũng vì tôi mê văn chương (nhất là thi ca) nên tôi tìm kế đẩy thi ca chữ Hán vào từ điển để trước hết, tự thõa mãn “thú tính” của riêng tôi, thứ hai, để mong tăng cường tính văn chương cho loại từ điển khó sử dụng này. 

 

ĐPP: Trong mấy chục cuốn dịch thuật và khảo cứu ấy ông thích cuốn nào nhất ? tại sao ?

 

NTN: Trong vài chục cuốn sách tôi đã dịch in, thú thật tôi chẳng thích cuốn nào cả. Có chăng là tôi đang “thích lắm” cuốn “Đại Từ Điển Thơ Đường” mà tôi đang biên dịch. Chỉ vì tôi tự coi tôi, mắc nợ với thi ca . Chính sự mê thi ca từ thủa mới lớn là động cơ để tôi học chữ Hán, để rồi với mớ chữ Hán tự học ấy tôi nuôi được bản thân (và cả vợ con luôn). Lần này, tôi quyết chí “trả nợ song phẳng” nàng thi ca (nếu thực sự có nàng ấy) mà tôi thầm yêu trộm nhớ (chỉ tiếc không hiểu nàng ta… có yêu tôi hay không thôi).

 

ĐPP: Ông thích là nhà thơ , trong khi ông sống nhờ vào chữ Hán mấy chục năm nay ( thơ thì không) . Vậy nếu cho làm lại từ đầu thì ông có làm khác đi không? (chỉ làm thơ và không học chữ Hán).

 

NTN: Vâng, tôi “rất rất thích” là nhà thơ (nhà thơ có “thích” tôi không?) và đúng là tôi trong khi sống nhờ vào chử Hán như đã kể với ông. Dĩ nhiên, tôi cũng nặng ân với chữ Hán lắm chứ. Nhưng ông hỏi câu này làm tôi hơi… buồn cười. Xin nghiêm chỉnh trả lời: Nếu cho “mần lại từ đầu” tôi vẫn học chữ Hán, chính vì “từ đầu” tôi vẫn xin mần thơ, và vì muốn mần thơ chữ Việt đỡ khỏi “sái” đương nhiên tôi hay bất kỳ ai vẫn phải học chữ Hán, vì ông biết không, theo thống kê vớ vẩn của mấy nhà ngôn ngữ học chính quy (tôi chỉ là kẻ tự học “bàng môn tả đạo”) về từ nguyên , trong chữ Việt có tới 70% là gốc chữ Hán lận, Xem ra tỉ lệ “hơi bị cao” có phải không ông? “chỉ làm thơ và không học chữ Hán” ? Ủa, sao có định lý kỳ dị vậy? Cho phép tôi sửa chút đỉnh: “Vừa làm thơ vừa cố học chữ Hán: như tôi đã và còn làm, có được không ông?

 

ĐPP: Nhưng tại sao muốn làm thơ (Việt) khỏi “sái” thì chỉ phải học chữ Hán, mà không là chữ Anh, chữ Pháp. Người Việt cũng rất sính thơ Anh thơ Pháp lắm dấy chứ?.

 

NTN: Tại sao chữ Hán ? Nếu xét về ngữ âm học, lịch sử chữ Hán, ít nhất là từ đầu đời Đường khoảng thế kỷ thứ 8 , 9 gì đó) âm Đường đã có dấu ấn sâu đâm đến âm Việt ( mà bây giờ giới ngôn ngữ gọi là Đường Âm). Nếu không học chữ Hán làm sao ta có thơ Việt lồng lộng cỡ như truyện Kiều hay Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán Ngâm v,v, Còn chữ Anh chữ Pháp hay chữ Miên chữ Ấn cũng ghi dấu trên ngôn ngữ Viết nhưng rõ ràng dấu ấn ấy nó mờ nhạt hơn chữ Hán nhiều. Ở đây tôi không có ý ca tụng chữ Hán đâu nhé. Tôi cũng mê chữ Miên, chữ Ấn lắm chứ , nhưng vì duyên nghiệp hay cái gì tương tự như thế không dưa đẩy đến đó mà thôi. Đành hẹn kiếp sau cố gắng thêm vậy.

 

ĐPP: Thơ lục bát đã có lâu lắm rồi, nhưng có người nói rằng ông sáng chế ra “ thể lục bát 3 câu” . Ông nghĩ sao về ý này? Và nói rõ thêm về lục bát 3 câu của ông.

 

NTN : Cái vụ lục bát 3 câu này cũng có phần ấm ớ. Tôi đã làm thơ lục bát nhiều và từ lâu. Năm 1990 tôi có nhận tiền dịch một cuốn sách mỏng về các giai thoại liên quan đến ứng nghiệm của quẻ Dịch “Dịch Học Cận Đại” theo kiến giải của đại sư Thượng Bỉnh Hòa, tôi buộc phải học cho biết tổng thể kinh Dịch. Tôi thấy Dịch học uyên áo quá. Tôi mê. Và đẩy luôn lục bát vào 3 hào của một quẻ Tiên Thiên. Nhưng trong giới văn nghệ có người cho rằng có nhà thơ cùng thời và là bạn của tôi đã làm lục bát 3 câu trước tôi. Đối với tôi làm thơ trước hay sau không có gì đáng nói. Vì thơ, tiên quyết là thơ hay , hoặc dở chứ đâu có trước hay sau gì cả. Tôi không cãi vì buồn cười quá. Nhưng tiện đây, xin nhắc nhà thơ đó, lúc ấy có in một loạt thơ lục bát ngắt đoạn đột ngột ( không theo truyền thống lục bát là phải chấm dứt bằng câu Tám) và đặt tựa chung là”Những bài thơ mười bốn chữ”. Một câu 6 chữ một câu 8 chữ cộng lại thành 14 chữ, tức là lục bát 2 câu chứ câu thứ ba mò ở đâu mà ra?. Đếm đi đếm lại cũng chỉ có 14 chữ chứ chẳng có “ba câu” (20 chữ) gì ráo. Nói vậy, tôi hoàn toàn không có ý tranh giành gì cái chữ “sáng chế ra thể lục bát 3 câu” đâu. Ba câu hay ba vạn câu đối với tôi đâu có quan trọng bằng câu hỏi này: Từ ba vạn kiếp anh có mần được một câu nào ra hồn hay chưa? Thế thôi!

 

ĐPP: Tháng Tư, 1967 ông xuất bản tâp thơ Thánh Ca, đúng hơn là Thánh Ca một, vì bìa sau có ghi là: “ Mùa Đông 67 sẽ in Thánh Ca thứ hai nếu chưa chết hoặc chưa lang thang trên các tinh cầu khác”. Cho đến bây giờ là 20008 Thánh Ca vẫn còn hiện tiền nhưng Thánh Ca thứ hai chưa xuất hiện. Như vậy có phải ông đang lang thang trên một tinh cầu nào đó chăng. Hãy kể cho tôi về hành tinh ông đang lang thang.

 

NTN: Ồ, hành tinh tôi đang lang thang ông không lên được đâu, ông Đặng Phú Phong ơi. Vì nó có tên là “Làng Rổng Không” :

Lỡ rong chơi với Lão Trang.

Nên chưa rời nổi cái làng rổng không.

Lòng như trời trống mênh mông.

Lòng tôi sau này nó rổng rang quá. Có thực thơ tôi “vẫn còn hiện tiền” như ông khen tôi không? Chắc tôi không dám nhận đâu. Tôi đang mắc nợ với thi ca, ông cho tôi hưỡn hưỡn chút đỉnh, tôi sẽ thanh toán nợ nần. Cảm tạ ông lắm lắm.

 

ĐPP: Tập Thánh Ca, sao lại Thánh Ca? mặc dù không thấy Thánh - hiểu theo nghĩa ông Thánh, hay hiểu theo nghĩa thánh thót - xuất hiện trong thi tập. Ông gửi gắm gì trong Thánh Ca ?

 

NTN: Tại sao "Thánh ca"? Như đã kể ,Tôi viết những bài thơ này vào thủa mới làm thơ, Lòng điên cuồng u minh nhiều lắm . Ngày ấy nhà bố mẹ tôi ở gần nhà thờ Thánh Mẫu, Gia Định. Chiều chiều nằm trên căn gác gỗ nghe tiếng chuông nhà thờ thánh thót . Ông biết đấy, tiếng chuông nhà thờ không âm trầm như chuông chùa, Thanh âm của nó cao như muốn kéo người ta lên cái nước Thiên đường nào đó. Xin lỗi lúc trẻ dại ấy tôi đã có ác cảm với tiếng chuông nọ nên tôi làm một loạt thơ, theo tôi là dữ dội để tỏ ý phản cảm , đặt tên là Thánh Ca. Đến tuổi này tôi không còn ác cảm với bất cứ tôn giáo nào nữa hay thực tình hơn tôi yêu thích mọi tôn giáo trên đời (kể cả ông Đạo Dừa mà vào năm 1972 có lần tôi định quy y theo ông ta. Nam Mô A men Đà lạt.

 

ĐPP: Đọc tập Thánh Ca do Nguyễn đăng Thường sưu tầm gồ m 15 bài (theo ông thì nhiều hơn). Dù với những tựa đề rất bình thường như : Đà Lạt, Hư vô… hay những tựa nghe phát rùng mình như Nhánh Độc, Thủ Tiêu Người Tình…. Nhưng 15 bài này là 15 nhát búa khủng khiếp nện vào đầu vào lồng ngực người đọc . Chữ chữ , câu câu đều có sức đè ma quái. Như bão cát sa mạc âm u vần vũ trên đầu. Tôi đưa ra vài đoạn nhé:

……..

Tôi phán hãy có những mặt trời

Tôi nhận chìm thượng đế

Động máu tươi

Động chút máu tươi tôi trở về

Biển chìm tôi lượn mãi trong khuya

……..

(Năm mặt Trăng II)

….

Mưa xiên thùng hồn nàng

Xác người điên xác người điên

Khóc nức nở

Cười nức nở

Tôi vẫn treo chân trên thập tự

…….

(Thủ tiêu người tình)

thật tình khi tôi đọc những dòng này tai tôi như ù lên vì âm thanh của nó , vâng, âm thanh của nó không đơn giản là của chữ mà nó có vô vàn âm vọng, từ một cõi nào đó xô trường lên nhau, thúc bách lẫn nhau , ầm ầm kéo về. Mắt tôi hoa lên vì vô số những vòng tròn đỏ như máu người, mờ mịt như cơn mưa xám xịt.

 Ông đã làm những bài thơ như vậy khi mới tuổi đôi mươi, ông có nghĩ nó vận vào người rồi phải điên. Nhưng thực tế ông vẫn sống khỏe. Ông có thể giải thích được tại sao không, chẳng hạn như là nhờ mổ não hai mấy năm về trước? ( cười thật to). Và, thi tập Thánh Ca có đưa ông vào thế giới siêu thực không?

 

NTN: Năm tôi xuất bản Thánh Ca, tôi khoảng 20, 21 gì đó nhưng thơ thì đã làm xong trước vài ba năm. Thời gian ấy tôi đang ở trên gác gỗ cao 1m 5 trong nhà bố mẹ tôi ở xóm Vườn Cau, Bà Chiểu, Gia định. Buổi trưa cơn nhập đồng thi ca lên tới đỉnh, căn gác gỗ ấy nóng như lò Bát Quái, tôi phát điên lên và ói ra mấy câu có “ sức đè ma quái” như ông nói. Đám thi nhân Trung quốc đời lục triều Ngụy Tấn có đẻ ra cái thứ”huyền học” mà lúc đó tôi mê dữ quá.Tôi cho rằng thứ huyền học này mới chính tạo ra “âm vọng” cho thơ của tôi. Bây giờ tôi vẫn còn mê huyền học Ngụy Tấn, nhưng tôi lại tự cho đã luồn ra được dàng sau cái “huyền học” kinh khiếp kia nên tôi tạm bình tĩnh hơn. Có lẽ cũng nhờ vậy mà hai mươi mấy năm trước tôi bị mổ sọ não và bác sĩ y khoa tuyên bố não của tôi rổng rang chẳng có gì để “chỉnh lý” nữa cả! Tôi thóat án tử, vẫn sống nhăn và vẫn đang có “âm mưu” làm Thánh Ca 2. Chúng ta hãy chờ vậy được không ông Đặng Phú Phong? (cười) Tôi là kẻ tự học, đọc đủ mọi thứ sách tạp pí lù đông tây kim cổ chẳng có hệ thống gì ráo, nên trả lời ông loạn xà ngầu, nửa đầu nửa đuôi cộng lại thành đười ươi.(cười) Nếu có lỡ mồm lỡ miệng , xin ông rộng lòng tha thứ!.

 

Cuối tháng 7/08.

Đặng Phú Phong thực hiện.



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười 20241:03 CH(Xem: 52)
Thơ tài tình luôn luôn hiếm hoi và thường đến từ sáng tạo của những nghệ sĩ tài hoa.
26 Tháng Chín 20244:37 CH(Xem: 84)
Màu, khối, nét, bố cục, ánh sáng đã thay ông kể mãi những câu chuyện của con người.
27 Tháng Tám 202410:07 SA(Xem: 204)
Người nhạc sĩ đã gửi vào ánh sáng một tuổi thơ biết đi đứng, chạy nhảy.
21 Tháng Tám 202410:15 SA(Xem: 241)
Bài viết sau cùng của ca sĩ Quỳnh Giao
14 Tháng Tám 20245:17 CH(Xem: 241)
Đã đến lúc phải coi biên giới là một khái niệm mở, văn hóa cũng là biên giới. Mất văn hóa là mất nước.
31 Tháng Bảy 202410:07 SA(Xem: 214)
70 năm đã trôi qua kể từ cuộc thiên di vĩ đại nhất Việt Nam đương đại.
25 Tháng Bảy 20246:38 SA(Xem: 351)
Năm tôi 25 tuổi, lần đầu nhìn thấy cô Lê Thị Ý lúc ấy đã 40 tuổi ở ngôi nhà Nhật Tảo,
14 Tháng Bảy 202412:07 CH(Xem: 649)
Tôi không nghĩ thơ ca sẽ biến mất khỏi mặt địa cầu,
07 Tháng Bảy 20245:26 CH(Xem: 552)
Hiện nay ở tuổi bảy mươi, vốn sống của tôi là nỗi buồn, là sự ám ảnh của tử sinh. Nhờ thế mà rộng lượng hơn, yêu người hơn, yêu các vật nuôi trong nhà, yêu chim chóc.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20824)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15780)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17446)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10131)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18577)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4988)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1740)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2224)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2133)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23448)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19960)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8763)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9774)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9203)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12169)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31688)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21481)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26470)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22703)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20813)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18905)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20052)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17650)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16763)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25728)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33055)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35559)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,