NGUYỄN LƯƠNG VỴ - Từ Sương Mai đến Thiên Thạch

10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 11741)
NGUYỄN LƯƠNG VỴ - Từ Sương Mai đến Thiên Thạch

 

ndt-chandung-2-content-content 

 

 Rung cảm về cái Đẹp đối với một nghệ sĩ là một cuộc truy tìm liên tục và bất tận. Tất nhiên, đó là Cái Đẹp Lý Tưởng mà chính người nghệ sĩ phải trải nghiệm, thẩm thấu suốt chặng đường sáng tạo của mình. Mỗi tác phẩm là một cuộc truy tìm khác nhau, đầy thách thức khốc liệt cho khát vọng chạm tay tới Cái Đẹp Lý Tưởng đó, đôi khi, vẫn mãi là những nét lung linh, mờ ảo trong trí tưởng. Ảo mà Thực, Thực mà Ảo. Im lặng mà Sấm Sét, Sấm Sét mà Im Lặng. Phải chăng, đó là sức cuốn hút mãnh liệt của nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng?

 

 Gần bốn mươi năm truy tìm trong sắc màu, trên hai mươi cuộc triển lãm (chung và riêng), họa sĩ Nguyễn Đình Thuần đã vạch được lộ trình đầy hào hứng của mình. Khởi đầu bằng những bức tranh hình thể lãng mạn pha lẫn trừu tượng, gần đây, tranh của anh chuyển sang những mảng màu ấm nhưng rất dương tính, dội lại tiếng vang bất ngờ trong đôi mắt người xem.

 

 Khoảng giữa năm 2003, khi vừa đặt chân đến Calif. thăm anh, tôi thật sự bị cuốn hút trước bức tranh “Sương Mai” (vẽ năm 2001) của họa sĩ. Toàn bộ không gian bức tranh khổ lớn được phủ hai bên lớp xanh dương đậm rồi sáng dần trong khoảng giữa, hơi sương “thở” ra trong màu xanh nhạt, đúng hơn là mây và sương cùng “thở” trong buổi đầu ngày (?!). Không gian bức tranh hình như có tiếng vang trong những cụm sắc vàng nhỏ, rất tươi, rất lung linh, cựa mình bên những sắc đỏ tươi phản chiếu của ánh dương (?!) dường như đang nằm giữa đáy trời (hay đáy vực?!). Ánh dương nhòe ra rồi tụ lại trong đóa hoa vàng lấp lánh sương mai? Bức tranh và họa sĩ không trả lời, chỉ có tôi là người xem đang bị hút vào một khoảnh khắc sương mai xuất thần đó. Sắc xanh trầm mặc và thanh thản, sắc vàng ánh lên, tươi tỉnh giữa hai bờ vực. Bức tranh cuốn hút tôi bởi sự tĩnh tịch lúc thoáng nhìn, càng nhìn lâu, sắc màu càng lay động. Sương mai đang vẫy gọi! Hình như có điều chi rưng rưng trong sắc vàng kia đang ánh lên một giọng nói, một tiếng kêu thầm trong Cõi Người?! Phải chăng, tính biểu tượng trong hội họa và thi ca có chỗ đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu? Hỏi để mà hỏi hay để tìm nhịp cộng hưởng cùng với họa sĩ và với tác phẩm? Mỹ cảm, không phải bỗng dưng mà “ngộ” được. Họa sĩ - Tác phẩm - Người thưởng lãm, phải chăng có sự cảm ứng và chia xẻ từ rất lâu trong vô thức? Điều đáng nói ở đây là làm sao để có được một sự đồng thuận về mỹ cảm giữa nghệ sĩ và người thưởng lãm.

 

blank

 

Để chuẩn bị cho cuộc triển lãm tranh vào đầu tháng 5/2007 (chung với họa sĩ Đinh Cường), họa sĩ Nguyễn Đình Thuần đã thực hiện hàng chục tác phẩm mới. Hình như đây là một cuộc truy tìm sắc màu đầy biểu tượng, trầm tĩnh nhưng không thiếu chất dương tính vốn có đang được nén lại và bùng vỡ trong tranh? Bức tranh “Thiên Thạch”, một trong những tác phẩm mà anh đã dồn tâm lực khá nhiều đã nói lên đều đó. Một không gian và một bố cục khá lạ. Những hình khối gọi là thiên thạch quyện vào nhau với những mảng màu khỏe mạnh, gấp gãy, rực sáng, ép vào nhau, chạy dài giữa khung tranh, nổi bật lên trên nền trời xanh nhạt, tất cả hình như đang cuộn vào và bùng vỡ ra trong sắc vàng của khối thiên thạch nằm cạnh bên phải của khung tranh với kích cỡ lớn hơn, hình như đang muốn òa vỡ, trào ra với nét cọ mạnh nhưng không bạo liệt. Hình như có tiếng va chạm của tịch mịch, của hư không hay chính là tiếng dội lại từ tâm cảnh của chính tác giả từ rất lâu trong cõi trầm tư với sắc màu? Tính biểu tượng của “Thiên Thạch” hình như bàng bạc trong loạt tranh gần đây của Nguyễn Đình Thuần vì hình như cảm hứng của anh vẫn chưa dứt trong cơn chấn động ngẫu nhiên kia. Tất nhiên, cuộc truy tìm Cái Đẹp của anh chưa kết thúc, nhưng điều đáng nói, độ rung cảm trong tác phẩm của anh ngày càng lắng đọng và quyết liệt hơn.

 Cuộc truy tìm Cái Đẹp cũng chính là cuộc truy tìm bản ngã. Một thách thức nhưng cũng chính là luật chơi của nghệ thuật. Mỗi một tác phẩm là một cuộc truy tìm và tra vấn chính mình. Với hội họa, ngôn ngữ của Cái Đẹp chính là sự ảo diệu của sắc màu, vọng lên tiếng nói cảm ứng với chính tác giả và với người xem tranh thông qua hình thể, bố cục và sắc màu biểu hiện. Sáng tạo nghệ thuật, suy cho cùng là một cuộc hành trình đầy thách thức và hiểm nguy, đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự hàm dưỡng về trí tuệ, tài năng để có đủ đởm lược trong suốt hành trình sáng tạo của mình.

 

thienthachnew-content-content

 

Từ “Sương Mai” đến “Thiên Thạch”, vẫn là những mảng màu rất quen thuộc của Nguyễn Đình Thuần, nhưng chất trí tuệ, chất suy tưởng mới trong nét cọ của anh đã cho tôi một niềm rung cảm lý thú. “Sương Mai” Tĩnh mà Động, “Thiên Thach” Động mà Tĩnh. Độc thoại trở thành song thoại, giao lưu với khách thể, với người xem. Phải chăng, nét cọ của phương Tây đã bắt đầu cộng hưởng với thần hồn của phương Đông? Xem “Thiên Thạch” của Nguyễn Đình Thuần, tôi đọc được nơi đây những nổi niềm ray rức, dằn xé, những khát vọng vừa muốn nén lại, vừa muốn bức phá trong tâm cảnh của họa sĩ. Có thể mạo muội bày tỏ cảm tưởng với tư cách là một người xem tranh, rằng: “Thiên Thạch” đã bày tỏ được cuộc truy tìm của Nguyễn Đình Thuần vẫn còn độ sung sức, mới và lạ hơn trước. Hy vọng rằng, anh sẽ tiếp tục cuộc truy tìm đầy ngoạn mục, luôn tra vấn với chính mình để ngày càng tiến gần đến cuộc hôn phối tưng bừng của Trí và Huệ, bằng những cuộc mạo hiểm mới, trong ngôn ngữ biểu tượng kỳ ảo của sắc màu hội họa.

 

3/2007

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
04 Tháng Sáu 20237:35 SA(Xem: 24)
Anh Cung, tiếng cuốc trong thơ anh chắc cũng đau đáu cái nỗi đau con quốc quốc của Bà Huyện Thanh Quan. Nhưng chỗ tụ lửa trong tâm hồn anh, tôi đồ, vẫn là Ngày Mai anh viết hoa.
28 Tháng Năm 202312:14 CH(Xem: 82)
Tác giả “Ly Rượu Mừng”, nhạc sĩ Phạm Đình Chương, là một đột phá trong nền âm nhạc Việt.
10 Tháng Tư 20234:11 CH(Xem: 577)
Thanh Tâm Tuyền là một nhà thơ lớn, người cách tân táo bạo Thơ Việt, khơi mở Thơ TỰ DO.
24 Tháng Ba 20235:18 CH(Xem: 323)
Tôi gặp nhà văn Minh Quân lần đầu tại nhà nhà văn Võ Hồng ở Nha Trang năm 1973.
04 Tháng Ba 202310:00 SA(Xem: 367)
Chưa bao giờ tôi ước mình là công dân một nước khác.
27 Tháng Hai 202310:33 SA(Xem: 308)
Thi sĩ Nguyên Sa đã nói “Làm thơ hay dễ lắm. Thơ hay như một đường gươm bén. Làm thơ dở mệt lắm, giống như đi cày!” Khi gặp anh, tôi nói rất tâm đắc câu nói về chuyện làm thơ hay của anh. Nguyên Sa nói thêm, thật ra không có thơ dở. “Cái gọi là thơ dở không phải là thơ!”
24 Tháng Giêng 20233:21 CH(Xem: 262)
Nhà văn hóa Nguyễn Vỹ đã gắn bó, hoạt động năng nổ, đầy tâm huyết nên có con đường mang tên Nguyễn Vỹ!
06 Tháng Giêng 20239:23 SA(Xem: 316)
Năm 1943, Nguyễn Bính cùng Vũ Trọng Can và Tô Hoài rủ nhau làm một chuyến giang hồ từ Hà Nội vào Sài Gòn.
30 Tháng Mười Hai 20222:00 CH(Xem: 334)
Nói về chuyện mê đồ cổ thì chắc không ai bằng Vương Hồng Sển
05 Tháng Mười Hai 202210:08 SA(Xem: 426)
Có khi nào chúng ta tự đặt ra câu hỏi: đời sống văn học cần nhà phê bình để làm gì?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31651)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3225)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7899)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8854)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18324)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 23)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
(Xem: 5000)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4868)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 10144)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 16369)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 15970)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5797)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5694)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6050)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6335)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26688)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18486)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21999)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19706)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18269)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15678)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14699)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14999)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13981)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13754)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20857)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28138)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32285)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,