Xin Đừng Vội Tan Vào Buổi Chiều

27 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 23339)
Xin Đừng Vội Tan Vào Buổi Chiều

 


blank

 

Gửi DMC

 

I.

 

Xin đừng vội tan vào buổi chiều

Chiều đang tan vàng ngất cô liêu

Chiều đang vỡ tím ngất một thuở

Chiều đang gió vĩ cầm quá nhiều

 

Gió sẽ cuốn đi trời cuối hạ

Đầm đìa hương rạ với hương cau

Em sẽ thấy mảnh trời rất lạ

Trong vườn thanh rướm nắng không màu

 

Màu hôm trước được mùa hội ngộ

Màu hôm sau mất dấu chim bay

Lời hóa đá nhớ triều sóng vỗ

Ta hóa thân thành chỗ em ngồi

 

Chỗ em ngồi vừa khít chiêm bao

Sẽ không phai lá nở giọng chào

Sẽ không hết đồng dao trổ nụ

Sẽ không ngờ tại sao tại sao…

 

II.

 

Xin đừng vội tan vào buổi chiều

Chiều đang tan xanh ngất hồn rêu

Chiều đang rụng trắng ngất bóng mộ

Chiều đang đóng đinh một tiếng kêu

 

Một tiếng kêu rất sâu rất nhọn

Ngực tràn âm nhón gót trầm trầm

Em sẽ nghe con đường rất mỏng

Một tiếng kèn lá dứa xa xăm

 

Trời hôm trước nguồn xưa vắng tạnh

Trời hôm sau suối cũ se da

Nước tái mặt mây xám đặc quánh

Ta tái xanh làm kẻ không nhà

 

Kẻ không nhà ghiền làm con ma

Ngó mông ngó miết bóng chiều tà

Ngó nghiêng ngó ngửa mộng bay vụt

Ngó sững thời gian thơm huyết hoa…

 

III.

 

Xin đừng vội tan vào buổi chiều

Chiều đang tan hồng ngất bao điều

Chiều đang bay nguyệt quế rợp nắng

Chiều đang nồng Hòn Kẽm (*) đá reo

 

Đá reo trên đỉnh cô phong ấy

Tịch mịch rền theo những cánh chim

Em sẽ hái âm tròn mây mẩy

Những hạt cườm hây hẩy trong tim

 

Tìm hôm trước chỗ ngồi đã biệt

Tìm hôm sau tiếng nói đã ly

Vâng đúng vậy chúng ta đang chết

Đang gặm mòn nhai mỏi cuồng si

 

Cuồng si ơi trời đất cũng ừ

Nhịp trùng sinh quay tít ngất ngư

Ta hóa thân thành con muỗi nhỏ

Vo ve bên em nhoẻn nụ cười trừ…

 

04.2011

(*) Tên một ngọn núi ở Quảng Nam


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Sáu 202311:07 SA(Xem: 8)
có thật bông phèn hoa đá nở/ khi trại săn cửa đóng truy lùng
05 Tháng Sáu 20237:35 SA(Xem: 33)
Thế rồi tôi tiễn tôi đi/ Một vùng tịch mịch tôi về một tôi
02 Tháng Sáu 20239:32 SA(Xem: 69)
Hình như tình cũng chưa lâu lắm/ Tháng bảy xa rồi, tháng tám qua
31 Tháng Năm 20234:34 CH(Xem: 82)
Sẽ có một ngày con lớn lên để hiểu/ bố làm thơ vì không nói được gì
28 Tháng Năm 20234:31 CH(Xem: 87)
con buồn/ mẹ buồn/ con giận/ mẹ giận
25 Tháng Năm 20234:28 CH(Xem: 95)
Hoa phượng điền vào tuổi thơ/ Tháng năm, từng chùm đỏ thắm
22 Tháng Năm 20234:20 CH(Xem: 114)
cho thêm một buổi chiều/ đi em
19 Tháng Năm 20239:57 SA(Xem: 113)
Khi trở lại ngôi trường năm ấy/ Tôi tìm em một thuở xa mù
15 Tháng Năm 20233:53 CH(Xem: 134)
Em:/ "Báu vật sống" vô giá./ Anh trót khờ dại./ Lãng quên./ Từ cơn mưa mùa hạ cũ.
13 Tháng Năm 20238:19 SA(Xem: 123)
"Beethoven là thằng nào vậy? Làm sao anh có thể nhớ hết tên những thằng bồ cũ của em?”
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31665)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3243)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7912)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8859)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18332)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 56)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
(Xem: 5014)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4884)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 10156)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 16381)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 15971)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5806)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5699)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6057)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6344)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26706)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18489)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 22018)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19709)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18288)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15687)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14707)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 15007)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13986)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13759)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20864)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28150)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32291)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,