XUYÊN TRÀ - Những Tín Hiệu Trong Thơ Du Tử Lê

29 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 11754)
XUYÊN TRÀ - Những Tín Hiệu Trong Thơ Du Tử Lê

 

Trong đất trời thênh thang - có ai tập hợp được gió mây về một cõi. Hãy để cho nó rải rác - muôn phương - giữa đêm lẫn ngày giữa yên lành và cuồng nộ.

xuyentra_dtl_2010-content

Trong ý niệm đó - làm sao có thể diễn tả hết được - lột xác được- cô đọng được với 37 tác phẩm của Du Tử Lê, đến với anh như một sự đón nhận - một sự đồng cảm - trước những nổi trôi của thân phận - những quay quắt - nghiệt ngã của kiếp người.

Tôi không có tham vọng dài dòng về Du Tử Lê - mà chỉ đến với thơ anh bằng cánh cửa rộng mở - bằng những thao thức đồng điệu - bằng những nghi hoặc chồng chất trong nỗi đau và bất hạnh của cuộc sống:

“Búp nghi hoặc có chăng đời lá chết
Hoa nào tin quả đắng đến không ngờ!”

Thật tuyệt diệu và vô cùng biết ơn những cây khổ đau đã mọc trên đất oan khiên cằn cỗi - sinh ra trái nhọc nhằn - nhưng nay bướm hoa tình tự và từ đó nở ra muôn ngàn "Hiến chương tình yêu" nồng thắm.

Chất gì đã đọng lại trong cõi thơ Du Tử Lê? Phải chăng là chất đắng - là vị ngọt - là trăn trở - chia ly giữa cái vô hạn và hữu hạn:

Chúng ta đã chia, ly từ vú mẹ
"Tập xa nhau thuở chập chững chân đi
"Chúng ta biết thịt xương này hữu hạn
"(Và,) nhân gian nào phải chốn đi về.”

Một điều rất ngạc nhiên và thú vị, trong tác phẩm 37 của Du Tử Lê thi sĩ đã phát hiện một căn bịnh di truyền trong tình yêu mà khoa học vẫn chưa tìm ra được một loại thuốc nhiệm mầu nào để hàn gắn vết thương thời gian và kỷ niệm - để rồi mãi mãi xa nhau:

“Riêng em biết: nhân gian là khoảng cách
"Mỗi con người chọn một thước đo riêng
"Cộng với bóng / tôi / đo từng ý niệm
"Biệt ly kia, em ạ, vốn di truyền.”

Có lúc tác giả “Trên Ngọn Tình Sầu” phải gào thét - hoài nghi - từ chối hay thiết tha tìm một nơi chốn nào đó để trở về hay chỉ còn lại những kỷ niệm bập bùng âm ỉ cháy:

“Sông có lúc cũng không về với biển
"Mưa dang tay vạm vỡ xóa chân trời
"Chim tiền kiếp / quay lui / tìm hốc đá
"Cây / bập bùng / thắp lại vết thương tôi.”

Từ tác phẩm đầu tiên cho đến “Hoa Nào Tin Quả Đắng Đến Không Ngờ” ở đâu - bao giờ - lúc nào trong thơ Du Tử Lê cũng có những điều mới lạ - dị biệt - lôi cuốn - có sức bật.

Trong vương quốc tình yêu - ngoài những bứt phá - vùng vẫy - cuồng nộ đôi khi lại bật lên những lời tâm sự - giải bày - chia sẻ - vỗ về - hay tận tụy để tạo nên một cõi yên bình ngọt ngào tha thiết.

Theo tôi -thơ của anh đã thoát ra mọi thể thơ và chứa đựng mọi thể thơ. Cái cũ trong cái mới và cái mới trong cái cũ. Anh đã mạnh dạn cách tân ngôn ngữ về hình thức cũng như về cấu trúc. Đây là sự chuyển mình của thơ - thoát ra những khuôn sáo cũ nhưng lại nay vẻ mỹ miều quý phái!

Có lúc, tôi thật tình chưa hiểu hết ý thơ bằng những dụng ngữ mà Du Tử Lê đã sử dụng. Nhưng, bất chợt một lúc nào đó - chậm hơn - xa hơn - khi trầm tĩnh lại tôi đã cảm nhận được những tín hiệu trong thơ anh qua những trăn trở - hoài nghi - trước những bi lụy - hợp tan - khổ đau - hoan lạc - chia lìa về thân phận con người trong tình yêu và quê hương.

Hôm nay - lần thứ hai Du Tử Lê trở về đây - Tôi hy vọng quý vị sẽ đón nhận một tài hoa - cũng là một trong bảy “Ngôi sao bắc đẩu” của thi ca hậu bán thế kỷ 20. Vì thời gian không cho phép - cũng như có quá nhiều tác giả nói về Du Tử Lê, viết về Du Tử Lê.

Xuyên Trà
(Atlanta, Georgia Oct-1999.)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Sáu 20241:40 CH(Xem: 4778)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 1546)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 2051)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 1949)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 23288)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 14775)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 1960)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 2268)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 7765)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 7480)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20503)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15380)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17201)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 9900)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18294)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4778)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1546)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2051)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1949)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23288)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19836)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8630)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9642)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9099)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11982)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31527)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21404)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26330)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23758)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22537)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20649)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18792)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19935)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17543)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16666)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25538)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32897)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35477)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,