Mèo Trong Gió Mùa Đông Bắc

07 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 17763)
Mèo Trong Gió Mùa Đông Bắc


blank

 

Chưa kịp đọc hết trang thì không thấy mèo đâu nữa.

 

Anh vẫn hay nhầm con mèo với tấm thảm len vẫn thường đặt ở chân bàn, nhưng dưới đấy giờ trống không. Ở Sài Gòn, chẳng bao giờ có khái niệm một tấm thảm len trải sàn là như thế nào, để làm gì. Nhưng ở đây thì khác.

 

Cuối mùa đông trước, trời ấm dần nhưng anh vẫn giữ những tấm thảm trải sàn vuông vức làm bằng sợi nhựa tổng hợp cho đến mùa hè. Với anh thì dưới hai mươi lăm độ là lạnh, dưới hai mươi độ là lạnh quá, và dưới mười lăm độ là quá lạnh. Ở đây có gào to lạnh quá cũng không biểu cảm bằng chỉ một từ: rét. Nhưng hai mươi lăm độ bảo là rét thì không ổn. Thế nên trong trường hợp này, với một cá thể Nam đang lưu lạc Bắc, thì sự lằng nhằng trong cách biểu đạt của hai miền lại thích hợp.

 

Từ nơi nhiệt độ trung bình lúc nào cũng từ ba mươi hai đến ba mươi tám độ, việc đầu tiên anh phải học khi ra đây, đó là biết quan tâm đến thời tiết. Mỗi đêm vào quãng bảy giờ bốn mươi hay mười giờ tối, anh ngồi trước máy truyền hình, kiên nhẫn vượt qua đống quảng cáo lổn ngổn để đến được với chương trình dự báo thời tiết. Cũng bắt đầu từ năm ngoái, chương trình này có người dẫn trực tiếp. Ban đầu chỉ là các cô xinh xinh, nay đến các cô biết làm việc. Bao giờ chơi với người biết làm việc cũng được bền lâu. Giờ thì anh không có gì phản đối những cô này; không chỉ đẹp mà còn cao ráo, nói rõ lời, bàn tay thong dong đưa ra luôn đúng vào vị trí những cơn bão tràn đến.

 

Từ cuối tuần tới, sẽ có gió mùa đông bắc.

 

Điều đó có nghĩa là, hai bàn chân nửa đêm bỗng lạnh. Lạnh dần lên. Kinh nghiệm cho thấy việc giữ ấm hai bàn chân cực kỳ quan trọng, không thì bủn rủn cả người.

 

Nhưng với anh thì một mùa qua nhanh cũng như một ngày. Chưa kịp để ý thì áo bông dày đã xếp vào tủ, chăn bông rút ruột buộc dây, chỉ giữ lại vỏ. Mùa hè, thảm trên sàn bốc mùi nằng nặng. Hai bàn chân trần đi lại trong nhà hôi như thể mang mỗi một đôi vớ suốt tuần. Nhưng anh không cảm thấy gì, không ngửi thấy mùi gì cả. Đơn giản là chân đã quen đi trên sàn êm.

 

Đầu mùa thu, Khanh bảo:

- Thế mà anh chịu được à? Cho dù sống tạm cũng phải sạch sẽ chứ.

 

Và thế là cô bóc tất cả thảm lên, đánh thành cuộn, phơi trên sân thượng. Khanh cứ thấy nắng là như thấy vàng. Mà nhất lại là thứ nắng khô của mùa thu.

 

Như vậy là anh đã sống trọn bốn mùa ở Hà Nội. Nay đã có thể nói, trong bốn mùa ấy, mùa đẹp chỉ có thể tính bằng từng ngày một. Mùa đông lạnh giá. Mùa xuân ẩm thấp. Mùa hè oi bức. Và mùa thu. Chao ôi mùa thu khô hanh, môi nứt nẻ cả ra. Nhưng mùa thu phơi phóng thì tuyệt. Có những ngày tuyệt vời để chuẩn bị cho mùa đông.

 

Nhờ Khanh lên thăm mà mùa đông này đã khác. Thảm sạch. Thơm. Và không chỉ có thế, lần này cô còn mang theo một con mèo.

- Để anh ở một mình đỡ buồn.

 

o0o

 

Không ai có thể sống cùng với anh được. Nên mới cần một con mèo.

 

Khanh nói thế khi mỉm cười khép cửa lại. Cô là người chu toàn, bao giờ đi về cô cũng không yên tâm, chừng một giờ sau cô sẽ gọi điện hỏi xem anh ăn uống thế nào, có vấn đề gì không. Cô có khả năng chỉ cần nghe giọng anh qua điện thoại là có thể chẩn đoán được tình hình hiện tại; vui buồn, gầy béo hay có trục trặc gì về đường ruột không. Chính vì những cuộc điện thoại hỏi han ấy mà bao giờ cô cũng quay lại, và ở lại. Nhưng lần này, khi đem theo một con mèo, bảo gửi anh nuôi cho đỡ buồn, thì anh linh cảm được rằng đây là lần cuối. Khanh bảo, giờ thì cô thấy hoàn toàn nhẹ nhõm, vì dù sao anh cũng không còn một mình. Hãy còn con mèo ở đấy, tự chăm sóc nhau.

 

Và cô đi.

 

Như mọi lần anh không cản, không nói gì. Khanh sẽ đi đây đó một lát, cho thỏa cơn điên vì tình cảm bất cứ ai dành cho anh cũng chỉ như nước chảy vào thùng không đáy, cách cô vẫn thường nói. Có thể cô sẽ bỏ hẳn một buổi để đi tìm một cuộc đời khác, mà với người đó, những điều quan trọng của đời sống được xếp theo thứ tự ưu tiên khác hẳn anh, đúng hơn là hoàn toàn ngược lại. Một người mà cô nghĩ sẽ biết đặt người đang sống cùng mình lên hàng đầu, kế tiếp mới đến sự nghiệp hay những điều khác. Tóm lại là cô sẽ đi tìm một người biết sống vì người khác, không ích kỷ, không chỉ biết mỗi tự do của mình.

 

Khanh hay nói rằng anh cần tự do hơn cần cô. Nhưng thực sự anh ít khi nào nghĩ đến mỹ từ to tát như khẩu hiệu ấy. Anh yêu Khanh, và ngoài điều ấy ra, tất cả những gì anh cần là nhu cầu được ở một mình. Với anh, việc sống một mình luôn đem lại khoái cảm lạ kỳ. Anh có thể đọc, viết, ăn, ngủ, thức dậy bất cứ lúc nào anh muốn. Và quan trọng nhất là không phải nói chuyện với ai. Điều ấy không có nghĩa anh không yêu Khanh. Yêu và sống một mình là hai khái niệm rõ ràng và đẹp đẽ, nhưng Khanh không chấp nhận điều đó. Anh không hiểu cách cô nghĩ? Hay phụ nữ không có khả năng tách bạch rạch ròi những điều như thế?

 

o0o

 

Con mèo tên là Bông, giống mèo Nga. Không kiểm chứng được mà chỉ nghe Khanh giới thiệu qua loa thế thôi. Mèo Nga trắng muốt, thân dài, đuôi dài, khi béo lên nặng dễ đến mười ký là thường, khác nào một chú hổ. Nhưng Bông này sáu tháng tuổi vẫn không khác mèo con, nhẹ hều, lông cũng trắng đấy nhưng không được trắng như bông. Mũi luôn bị đen, đen thường xuyên đến nỗi không rõ đấy là hậu quả của một lần vào bếp hay đã như thế từ khi sinh ra. Bông còi, oặt oẹo. Có khi là do ngày trước Khanh nghịch ngợm thả nó vào bình hoa cổ hẹp, khiến dáng đi của Bông chốc chốc lại oằn lên như một chiếc boomerang.

 

Khanh thả con mèo vào toilet, chỉ mèo cách xử sự, rồi để lại một hộp cá kho thơm phưng phức, bảo, đây là thức ăn trong năm ngày của Bông, anh chỉ cần trộn vào cơm. Là xong.

 

Như thế là chu toàn. Vì với chính anh, nhiều khi mỗi ngày một bữa cũng đủ rồi.

 

Việc đầu tiên Bông làm là thám thính ngóc ngách trong nhà. Không như đám chó hoang vẫn săn rác trước ngõ, đến đâu cũng nghiêng đầu nghếch chân đánh dấu chủ quyền mà mặt lấm lét gian xảo, Bông chỉ khụt khịt mũi rồi sang nơi khác. Cứ thế hết một ngày. Anh trộn cơm với cá kho cho Bông. Mùi cá thơm tỏa ra khắp phòng. Thường thì anh không ăn vào giờ này, trừ những hôm có Khanh đến ở cùng. Nhưng ngồi xem Bông thong dong liếm láp chiếc đĩa, anh cũng làm lấy một tô mì ăn liền ngồi bên cạnh, vừa ăn vừa di ngón chân trên đám lông mượt ấy.

 

Có Bông lũ chuột biến mất. Trong cơn tuyệt vọng không xử lý được lũ chuột, rất nhiều khi anh hình dung cảnh mèo chui ra từ gậm giường, lủng lẳng trên cái miệng xinh đầy máu xác chuột ẩm ướt. Nhưng từ khi tận mắt trông thấy mèo Bông, có đêm anh mơ gặp ác mộng thấy đám chuột thành tinh mới chính là kẻ ngậm Bông gầy còm đáng thương ở khóe miệng, đến thả trước mặt anh như lời cảnh cáo. Nhưng rốt cuộc thì mọi thứ đều sai bét. Không có cuộc chiến nào xảy ra cả. Đơn giản là Bông chỉ ghé ngang mỗi nơi một tí, nhăn nhăn mũi và chuột biến mất.

 

Điều đơn giản ấy suốt một năm ròng anh và Khanh không sao giải quyết được. Khanh sợ anh bận tâm, nên mỗi lần anh ra phố uống cà phê với bạn bè thì cô đến nhà, dỡ hết chăn mền giường chiếu đem giặt, gói ghém lại hàng núi báo, lau chùi sàn bằng nước tiệt trùng, sắp xếp mọi thứ sạch sẽ gọn gàng đến nỗi khi về anh cứ tưởng vào nhầm nhà khác. Nhưng thường thì lũ chuột chỉ biến mất chừng năm ngày, để rồi sau đó xuất hiện trở lại ngang ngược hơn, bắt nạt chủ nhà hơn. Khanh áy náy vì không diệt được chuột, sang nhà hàng xóm hỏi kinh nghiệm nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu bất lực. Nhà nào cũng như thế cả. Một bà còn bảo, tôi trông thấy chuột trèo thẳng vào nhà cô cậu theo bức tường ngoài phẳng lì mà không cần bám vào bất kỳ đâu. Anh nheo mắt hình dung được ngay, vì vừa mới xem xong một phim trên HBO có cảnh hàng chục Ninja mặc đồ đen trùm kín mặt lưng đeo thanh kiếm dài, phi thân nhẹ nhàng trên những vách nhà dựng đứng, các khớp cổ chân, đầu gối, cổ tay nhún êm như mèo. Nói chung là khả thi.

 

o0o

 

Trọn một ngày không có điện thoại của Khanh. Anh ngồi bên bàn một lát, không đọc được, không vẽ được, mà cũng không viết được, kể cả một dòng nhật ký. Thời gian cứ chầm chậm trôi. Không rõ là buồn hay vui, chỉ thấy trống rỗng, anh lấy ghế ra hiên ngồi. Cái cây Khanh trồng giờ ra hoa tím. Cũng có thể từ lâu nay nó đã ra hoa mà anh không biết. Anh ít khi nào ra ngồi ở mảnh vườn con này. Đây là thế giới của Khanh. Anh có thể trông thấy những nhánh dây leo cô buộc vào hàng rào, có những mối được đính bằng chiếc kẹp giấy. Chỉ mới tuần trước thôi, Khanh nhờ tìm giúp sợi dây buộc, nhưng anh chỉ tiện tay đưa cho cô nắm ghim giấy đang nằm trên bàn. Cô không nói gì, lặng lẽ làm. Giờ đong đưa theo những nhánh cây vẫn còn vài chiếc ghim làm móc, treo vụng trên rào. Một vài nhánh dài vuột ra phất phơ. Anh đứng dậy tìm cách buộc chúng, và khi bẻ thẳng những chiếc ghim giấy, anh nhận ra chúng rất cứng. Một chiếc đâm vào làm ngón tay rỉ máu. Tay Khanh nhỏ và mềm như thế, sao cô có thể bẻ thẳng những dây thép ấy được? Anh như thấy những ngón tay cô đỏ ửng lên, rồi tím lại. Nhắm mắt anh cũng nhận ra những ngón tay ấy, luôn ấm áp như thể trong mỗi bàn tay có một quả tim riêng, nuôi một hệ tuần hoàn máu riêng; bàn tay mỗi lúc một nóng lên khi chà xát lưng anh lúc đau bụng hay vừa ở ngoài mưa bụi ẩm ướt về. Thế đấy, Khanh cứ bảo rằng anh vô cảm, ích kỷ, nhưng làm sao cô biết trong anh cũng có những lúc nhớ cô như thế này.

 

Con mèo đi mất một lúc lâu, anh mới phát hiện ra.

 

Anh gọi Bông ơi Bông hỡi nhưng hoàn toàn không có động tĩnh. Thường người ta chỉ sợ mất chó, vì chỉ cần sau một ngày, bạn hoàn toàn có thể đang thưởng thức thịt chú chó cưng của mình khi cùng bạn bè ngồi quán bàn cách truy tìm con vật thân thiết ấy. Nhưng nay thì tình cảnh của loài mèo cũng không khá hơn gì. Càng lúc anh càng sốt ruột. Lạ thế. Vì Bông này không hề là cô Bông nào. Bông chỉ là một con mèo chứ không phải là kiểu đàn bà mông nở chân dài mà anh vẫn ưa thích và có thể bội bạc chỉ trong một đêm. Hay là Bông không phải là tên con mèo? Có thể nó có một cái tên khác, hoặc chưa hề có tên nào cả, và Khanh chỉ nghĩ ra cái tên ấy vừa lúc trao nó cho anh? Bỗng dưng anh nhận ra những thắc mắc đơn giản ấy có thể vĩnh viễn trở thành bí ẩn, một khi không có lời đáp. Và người duy nhất có thể trả lời những câu hỏi ấy, chỉ là Khanh.

 

Đây cũng là một lý do tốt để anh chủ động gọi Khanh. Dù sao thì lần nay cô cũng im lặng quá lâu rồi. Anh sẽ hỏi cô cách làm thế nào để gọi Bông về, và với giọng hài hước, anh sẽ bảo cô, là anh đã gọi tất cả các tên, kiểu như "Vừng ơi, mở ra!". Nhưng vô hiệu. Cô sẽ cười nhẹ, thôi anh không biết cách gọi nó đâu, chiều nay xong việc em sẽ đến tìm giúp cho. Rồi ngừng một lát, có thể cô sẽ bảo, anh có quan tâm gì đến ai đâu mà nay lại nghĩ đến con mèo ròm này thế. Câu ấy sẽ khiến anh khó chịu kinh khủng, nhưng anh sẽ không phản ứng. Mà như mọi lần, anh cũng không phản ứng. Anh rất ít khi lộ mình, vì từ trong sâu thẳm anh luôn có một cái nhìn khác về phụ nữ. Anh nghĩ rằng họ luôn có sự khác biệt với đàn ông, ít nhất là trong cơ chế suy nghĩ. Cái mạch nghĩ miên man của họ hoàn toàn riêng biệt, khác với những gì đàn ông có. Và khi đã không có điểm chung, tốt nhất là im lặng. Điều anh cần không phải đối thoại, mà là Khanh xuất hiện trở lại. Hôm nay là một ngày yên ả, chỉ cần cô xuất hiện nữa là hoàn hảo. Họ sẽ cùng đi dạo đâu đó, và như mọi lần, cô sẽ lắng nghe anh kể đã làm được những gì.

 

Nhưng điện thoại của Khanh không liên lạc được. Tổng đài thông báo chính xác: "Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được. Xin quý khách vui lòng gọi lại sau".

 

o0o

 

Những ngày sau đó, anh đã gọi một trăm lần vào số máy của Khanh dù không còn một tí hy vọng gì. Anh đã thử tìm nhà cô, nhưng không thể tìm ra, cứ như thể chưa từng có một nơi như thế. Suốt từng ấy thời gian sống với nhau, hầu như Khanh chỉ đến với anh. Có duy nhất một lần, thuở mới quen, anh đề nghị để đưa Khanh về đến tận nhà, nhưng cô bảo, "Cho em xuống đây. Giờ này chợ đang họp, lầy lội lắm. Lần sau nhé!". Lúc ấy chợ đang họp thật. Vào giờ tan tầm, người đi làm về rất đông, không ai xuống xe mà chỉ tìm cách len vào nổ máy khói dày đặc. Nhưng sau này ngay vào những giờ chợ đã tan, anh cũng chỉ đưa Khanh về đến đầu ngõ. Anh thực sự không có nhu cầu tìm hiểu nhà cô. Cảm giác lầy lội hay chật hẹp của ngày đầu tiên ấy ngăn cản anh đưa ra một đề nghị khác. Và Khanh cũng không nhắc lại nữa.

 

Rốt cuộc thì anh cũng lần mò vào cái chợ, ẩm ướt, lầy lội ấy. Nhưng mọi thứ đã muộn. Một vài người bán mắng té tát vì xe anh va quệt vào hàng của họ. Có hàng trăm ngôi nhà xập xệ rách nát chen chúc trong khu ấy. Không ngôi nhà nào tương xứng với hình ảnh của Khanh, thong thả, nhẹ nhàng khi đi bên anh. Không có gì là thật với những gì anh đã biết.

 

Trong những ngày này, anh không làm gì, chỉ ngồi nhìn ra ngoài trời. Gió đã nổi lên. Đài dự báo thời tiết thật đúng. Gió mùa đông bắc đang về. Đêm nay sẽ lạnh. Đã đến mùa có những ngày mà anh thích vì được nằm cuộn, gập chân vào nhau cho ấm. Anh đã ngồi bẻ thẳng được rất nhiều chiếc đinh ghim để buộc dây leo vào hàng rào, nhưng các nhánh dây không dài nhanh như anh tưởng. Có một lần nấu cơm xong, anh trộn vào đấy một ít cá kho còn thừa của mèo, và ăn. Mùi cá vẫn thơm, nhưng vị nhạt. Khanh vẫn thường không cho anh ăn quá mặn, và cô có hàng tỉ lý do để buộc anh như thế. Anh nhỏ vào bát một ít xì dầu và vài lát ớt thật cay. Ngon tuyệt. Nhưng khi nhớ ra mình đang hưởng những gì cuối cùng của Khanh để lại, tự dưng bụng anh quặn thắt.

 

Buổi chiều cuối tuần, sau khi anh đã chén sạch sẽ cá của mèo thì Bông về. Mặt Bông ráo hoảnh như chỉ mới ra ngõ vài phút quay lại, nhưng với anh thì bất ngờ. Mắt ngân ngấn nước. Anh ôm lấy Bông. Hơi thở phập phồng của Bông tỏa vào cái bụng thường xuyên trở lạnh của anh một luồng hơi ấm như lòng bàn tay Khanh. Tối đến, anh lò dò đi nấu cơm và làm thức ăn cho mèo. Chưa bao giờ anh làm những điều này. Thường nếu không có Khanh, anh chỉ ăn mỗi ngày một bữa. Không bao giờ anh nghĩ phải làm điều gì đó cho ai khác, kể cả chăm lo cho chính mình. Một tay anh ôm ngang hông Bông lúc này mệt mỏi rũ rượi, ngủ gà gật, một tay làm những việc khác. Sau bao nhiêu ngày đờ đẫn không làm được việc gì, nay con mèo đã về, nhưng anh không hề nghĩ đến việc liệu có ngồi vào bàn nữa không. Anh không nghĩ nhiều về điều đó. Những gì anh quan tâm giờ đây là không biết Bông có ăn được những gì anh nấu.

 

Và liệu Khanh có còn nhớ tên con mèo này không 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 20248:28 SA(Xem: 521)
Về từ café Cây của Thảo 2016)
14 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 890)
dutule.com giới thiệu thơ Lương Phan Huy Bảo
10 Tháng Ba 20249:26 SA(Xem: 561)
Mẹ chỉ có thể hôn lên trán con khi con nằm ngủ
05 Tháng Ba 202411:07 SA(Xem: 595)
Mảnh vườn chật nắng nhưng còn thiếu/ Một dáng ai ngồi dưới gốc hoa
02 Tháng Ba 20247:56 SA(Xem: 615)
Chẳng lẽ là phải đến thăm nhau/ Mới hiểu con đường gập ghềnh là thế?
29 Tháng Hai 20249:30 SA(Xem: 633)
đây là trò ảo thuật không cần sân khấu
24 Tháng Hai 20243:51 CH(Xem: 681)
chắc tôi buồn hơn cha buồn đêm cũ
18 Tháng Hai 20245:51 CH(Xem: 725)
Cuối năm chẻ dọc lời thề/ Có đi thì phải chốn về, mới đi
16 Tháng Hai 20242:43 CH(Xem: 853)
U quay mặt vào tường/ vĩnh biệt con.
14 Tháng Hai 20248:28 SA(Xem: 717)
Bay như mây em trôi trong trí nhớ anh
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7737)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8343)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19612)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19110)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16791)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15988)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24314)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31736)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,