Vị trí và, ảnh hưởng thơ Nguyên Sa trong văn học Việt (Kỳ 01)

28 Tháng Ba 201712:00 SA(Xem: 16739)
Vị trí và, ảnh hưởng thơ Nguyên Sa trong văn học Việt (Kỳ 01)

nguyensa_jpg-content-content

 

Bối cảnh xuất hiện thơ Nguyên Sa.

Trong sinh hoạt 20 năm Văn học, Nghệ thuật miền Nam có một số hiện tượng xấu cũng như tốt, thật cũng như giả, nổi bật, được ghi nhận. Tùy trình độ học vấn, tư duy, cảm thức, góc đứng của mỗi cá nhân, những hiện tượng ấy được lượng giá.

Một trong những hiện tượng văn chương nổi bật, còn vang dội tới ngày hôm nay, ở khía cạnh tốt đẹp nhất của sự kiện, theo tôi, là sự xuất hiện, ở lại sâu, rộng của tiếng thơ Nguyên Sa. Khi sử dụng hai tính từ “sâu và, rộng,” tôi muốn nhấn mạnh tới khía cạnh quảng đại quần chúng.

Tôi nghiệm thấy, trong môi trường văn học, nghệ thuật của miền Nam, 20 năm, có những tác giả được người cùng giới nhìn nhận, đánh giá cao. Nhưng lại là khuôn mặt mờ nhạt, hay xa lạ với đám đông. Ngược lại, cũng có những tác giả được quần chúng đón nhận một cách nồng nhiệt, nhưng lại không được văn giới nhìn nhận, vì thiếu tính văn chương, sáng tạo.

Do đấy, theo tôi, một tác giả chỉ thực sự được gọi là tác giả lớn, khi ông ta / bà ấy có được cả hai yếu tố vừa kể.

Trong số không nhiều, những thi sĩ của miền Nam, hội đủ cả hai yếu tố nêu trên, là nhà thơ Nguyên Sa.

Trước khi đi sâu vào cái mà tôi muốn gọi là “hiện tượng thơ Nguyên Sa,” có lẽ chúng ta nên lược qua bối cảnh của nền văn học, nghệ thuật miền Nam, tính từ điểm mốc Hiệp định Geneva, ngày 20 tháng 7 năm 1954.

Hiệp định cắt đôi Việt Nam thành hai phần với hai chính thể hoàn toàn đối nghịch nhau, là đầu mối dẫn đến cuộc di cư của trên 1 triệu đồng bào miền Bắc, vào miền Nam.

Trước khi có cuộc di cư vĩ đại ấy, xã hội, đời sống, tâm tình của người miền Nam được kể là rất mực hiền hòa, dung dị. Phải chăng, cũng vì đặc tính này mà, sinh hoạt văn học, nghệ thuật miền Nam được coi là tương đối êm đềm. Không dằn xóc.

Tính tới cuối năm 1954, nhìn chung văn chương miền Nam, nhiều tác giả còn mang tính kể chuyện. Thi ca cũng vậy. Nhiều nhà thơ vẫn nghiêng nặng trong phạm trù ngâm vịnh, xướng họa, thù tạc. Những tác giả thuộc thành phần này, tương đối xa lạ với quần chúng.

Trước bức tranh toàn cảnh này thì, con số hơn một triệu đồng bào di cư từ miền Bắc, ít nhiều, đã khuấy động không chỉ sinh hoạt xã hội mà còn ở tất cả các lãnh vực khác. Trong đó, có sinh hoạt văn học, nghệ thuật nữa. Cùng những tên tuổi đã định hình, có chỗ đứng riêng biệt trong lịch sử thi ca Việt, như Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Bàng Bá Lân, v.v… là lớp cầm bút trẻ cũng lần lượt xuất hiện.

Sự xuất hiện của lớp văn, thi sĩ này (gồm luôn cả những người đã cầm bút mà, không nổi tiếng, chưa được ai biết tới,) thật đông đảo. Họ như cá gặp nước, hiểu theo nghĩa, sân chơi văn học nghệ thuật của miền Nam giữa thập niên (19)50 là một sân chơi còn trống vắng! Những nhà thơ miền Nam nổi tiếng như Đông Hồ, như Mộng Tuyết - Thất Tiểu Muội…vẫn dành nhiều tâm trí cho việc xướng, họa, ngâm vịnh thi ca với các thi hữu của mình. Vì thế, những cây bút trẻ từ miền Bắc vào, hợp với những cây bút trẻ của miền Nam, đã xông vào sân chơi chữ nghĩa, với tất cả hăm hở, tự tin như xông vào chốn không người.

Những thể tài được coi là mới mẻ vào thời điểm đó, như:

- Hướng về miền Bắc.

- Khẳng định sẽ trở về Hà Nội, giải phóng quê hương.

- Phóng lớn những tình cảm biệt ly, ngăn cách Nam-Bắc…

Những thể tài đó, một thời gian được coi là ăn khách tới độ, nhiều cây bút, di cư vào Nam, còn rất trẻ, kỷ niệm sống ở miền Bắc không nhiều…Nhưng thơ, văn của họ, lại nói toàn về Hà Nội. Về tình yêu đổ vỡ, đoạn lìa! Thậm chí có những người trẻ không biết một chút gì về Hà Nội, cũng đề cập tới Hà Nội ba mươi sáu phố phường, Hồ Gươm, Hồ Tây, Đường Cổ Ngư, Đê Yên Phụ…Như thể Hà Nội là tình yêu thắm thiết nhất đời mình.

Dẫu sao thì sự chia đôi đất nước, khiến cho miền Nam đứt lìa hẳn miền Bắc, cũng đã giúp cho những cây bút trẻ sau này, múa những đường gươm tự do trong một sân chơi văn chương và, thi ca miền Nam hoang vắng. Tôi muốn nói, trước mặt họ, không một bức tường cản, chắn. Không một bóng cây lớn dẫn tới nguy cơ làm cớm đám cây non.

Thế hệ của những người trẻ mới cầm bút, là một thế hệ gần như không đàn anh. Họ cũng chẳng bị ràng buộc, nể trọng hay, kiêng dè tác giả nào. Họ nghĩ, họ đang cống hiến cho văn học miền Nam một dòng thơ độc lập. Không chằng rễ. Không liên hệ gì với quá khứ.

Những tuyên bố ồn ào, những kêu gọi chôn sống nền văn học cũ, bởi những người viết mới, theo nhau xuất hiện. Như nấm sau mưa.

Tại miền Nam, những ngôi sao bắc đẩu của trời thơ tiền chiến, chỉ mỉm cười. Ngao ngán. Không một ai lên tiếng. Chẳng một ai trả lời. Những Vũ Hoàng Chương, Bàng Bá Lân, Đinh Hùng…tách lìa khỏi sinh hoạt của lớp người trẻ vừa kể. Sự im lặng của lớp đàn anh từng chiếm giữ những địa vị chói lọi trong dòng thi ca Việt, càng khiến cho những người cầm bút mới, thấy mình là những cao thủ không có đối trọng. Niềm tin hay hãnh tiến vô căn cứ, không nền tảng này, đã đưa họ tới những chân trời bất cập. Vấn đề của họ không nằm nơi nỗ lực sáng tạo. Giá trị tự thân của tác phẩm. Mà, là những tuyên ngôn ngông cuồng. Những gào thét mê sảng. Những bắt chước, biểu dương lố bịch. Ngớ ngẩn. Khôi hài.

Trước sự hỗn loạn, không phương hướng của sinh hoạt văn học, nghệ thuật miền Nam, những năm tháng đầu, sau 1954, người ta ghi nhận được sự có mặt của một vài diễn đàn văn chương đứng đắn - - Với chủ tâm làm mới nền văn học miền Nam. Các diễn đàn này hiện ra, như những hứa hẹn đáng tin cậy. Trong số ít oi này, có tạp chí Sáng Tạo.

Sáng Tạo quy tụ được một số trí thức trẻ.. Đứng đầu là Mai Thảo. Những thành viên nòng cốt có Duy Thanh, Trần Thanh Hiệp, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền và Ngọc Dũng. Họ cũng có thêm sự cộng tác ngay tự những số đầu của Nguyễn Văn Trung và, Nguyên Sa. Nguyễn Văn Trung du học ở Bỉ về trước; Nguyên Sa du học ở Pháp, về nước, trễ muộn hơn.

Sau Sáng Tạo, người ta thường kể tới tạp chí Hiện Đại do nhà thơ Nguyên Sa chủ trương- - Có được sự hợp tác chặt chẽ của Thái Thủy, Trịnh Viết Thành, Đinh Hùng, Nguyễn Văn Trung…

Kế tới là tạp chí Thế Kỷ Hai Mươi của giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, tức nhà thơ Trần Hồng Châu và; tạp chí Văn Nghệ do nhà văn Lý Hoàng Phong chủ trương.

Trong bài viết này, tôi xin chỉ đề cập tới tạp chí Sáng Tạo. Như là một trong vài diễn đàn văn chương điển hình, cho giai đoạn ấy.

Nhóm Sáng Tạo với hoa tiêu là nhà văn Mai Thảo, ngay tự bước khởi hành, đã cho thấy rõ quyết tâm làm mới sinh hoạt văn chương miền Nam, từ văn xuôi tới thi ca. Tuy nhiên, ở lãnh vực thi ca, Sáng Tạo có những nỗ lực cụ thể hơn, nếu so sánh với văn xuôi. Đó là chủ trương khai triển và phát huy phong trào thơ tự do một cách triệt để.

Chính trong bối cảnh này, tiếng thơ Nguyên Sa hiện ra. Tự thân tiếng thơ này đã mang trong nó một lực hút mạnh mẽ. Một từ trường hình ảnh, ý tưởng, ngôn ngữ mới mẻ. Gây chấn động không chỉ giới cầm bút mà, luôn cả độc giả nữa.

Du Tử Lê.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 20797)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
24 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 8531)
Hôm nay, cách nửa vòng trái đất, dù không hứa với ai, nhưng tôi biết, tôi sẽ nhớ (mãi nhớ) một phần đời chúng tôi, đã tháp nơi cây xà cừ “trấn môn” ngôi nhà 39 Lý Quốc Sư.
19 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 5331)
Cùng với những vòng lăn cuối cùng xuống đáy vực 2010,
22 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 8984)
Vấn đề là khi sống, chúng ta có dám tách khỏi nguồn, thoát khỏi dòng, chọn lấy cho mình, đường bay độc lập?
18 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 17336)
Nhưng điều gì đã xẩy ra giữa Nguyên Sa và Sáng Tạo, khiến nhà văn Mai Thảo không che dấu bùi ngùi trước sự kiện tác giả “Thơ Nguyên Sa” chấm dứt cộng tác với Sáng Tạo.
07 Tháng Mười Hai 202212:00 SA(Xem: 6495)
Khi tôi tỉnh dậy, nắng đã òa, vỡ. Tôi không thể biết đích xác bình minh nứt vỏ từ lúc nào; chỉ trực cảm, đã lâu, dường rất lâu, tôi mới lại có một buổi sáng dậy muộn
07 Tháng Chín 20229:13 SA(Xem: 3105)
Hôm mới về đây, tôi thù ghét Túy vô cùng. Tôi nhớ mãi ánh mắt ra điều kẻ cả, đàn anh của hắn, nhất là giọng nói kênh kiệu.
20 Tháng Bảy 202212:00 SA(Xem: 6177)
Thưa chị Kim Huệ, chị hãy hãnh diện, có một người chồng, như Nguyễn Hữu Khang.
22 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 8074)
Bạn tôi nói, bạn tôi muốn thay hai chữ “đời sau” bằng “làm thơ”. Bạn tôi giải thích với hai chữ này, bạn tôi tự nhủ, bạn tôi cũng đã vừa…“làm thơ” trong hoàn cảnh đang mê mê với công việc của mình!!!
22 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 8593)
Pleiku, với tôi, chính là thành phố tự thân, có được cho riêng nó, cái nhan sắc đằm thắm. Kín đáo ấy. Mặc dù dư luận hay thành kiến, từng ghi nhận đó là nơi lưu đầy của những người kém may mắn.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20797)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15755)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17425)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10110)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18554)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4973)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1725)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2210)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2119)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23438)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19951)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8753)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9768)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9192)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12156)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31680)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21471)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26462)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23902)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22692)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20799)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18896)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20045)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17635)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16752)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25716)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33049)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35550)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,