ORCHID LÂM QUỲNH - Thư con Quỳnh “đen” gửi Bố, Du Tử Lê

05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 22283)
ORCHID LÂM QUỲNH - Thư con Quỳnh “đen” gửi Bố, Du Tử Lê
Khi mà con bắt đầu tập tành viết lách, cũng là khi con bắt đầu âm ỉ nỗi oán giận Bố.

ve-bo-content


Con đã rất giận Bố! Nói đúng hơn là con giận cái bóng của Bố, cái bóng của ông Du Tử Lê, đã lấp kín, đã phủ trùm...Cái bóng của ông Du Tử Lê, đã che khuất, đã lấp đầy mọi nẻo đường, không một kẻ hở cho tên con.

Không giận sao được, khi mà tất cả những bài văn con viết, cứ đâu đó lừng lững, uy nghi, vững chải... cái bóng của ông Du Tử Lê. Một cái bóng đè bẹp, phủ trùm, uy nghi, vững vàng đến phát ghét!

Không giận sao được, khi con đã rất nhọc công, tự tìm hiểu, nghiên cứu, đọc rất nhiều sách báo, để thực hiện cho riêng mình những chương trình giới thiệu âm nhạc, những bút ký văn chương... để rồi khi phổ biến, đằng sau những lời chê, khen, con luôn phải đón nhận những lời ra tiếng vào: "Thế Bố viết cho con đọc đấy à?" "Có phải ông Du Tử Lê viết dùm cho Orchid Lâm Quỳnh?"

Con đã tìm cho mình nhiều cách, để phủ dụ, để an ủi, để dỗ dành cơn giận của mình... Con đổ cho tại số tuổi con ít ỏi, con đổ cho mình đã ở trong cái thời mà nền văn hóa đã quan niệm chỗ đứng dành cho người phụ nữ luôn nằm sau chiếc bóng của đàn ông. Nhưng vượt trội hơn hẳn những yếu tố trên, con đã tin rằng, chính Bố, chính tàng cây quá rộng của một ông Du Tử Lê, đã bao trùm sự nhỏ bé của con. Con thầm oán giận cái tên Du Tử Lê, cái sự nghiệp văn chương quá đồ sộ của Bố.

Cho đến một buổi sáng Tháng Hai, con bị đánh thức bởi một cú phone của Mẹ: "Con và Hân vào nhà thương gấp, Bố bị cancer!"

benhvien_01-content-content


Sau gần hai năm ra vào nhà thương như cơm bữa, Bố đã gần như buông hết mọi công việc. Bố giao cho con tất cả mọi lo toan của gia đình. Con đã thay Bố quyết định từ việc lớn đến việc bé. Và tưởng như mọi việc trong nhà không còn cần Bố nữa.

Nhưng con đã lầm. Những tưởng chỉ riêng mình Bố phải hứng chịu những đau đớn của căn bệnh ngặt nghèo, mà cả nhà, cả căn nhà nhỏ của chúng ta, cũng phải hứng chịu. Lũ cá chẳng ngoi lên mặt hồ, vì không có mỗi sáng Bố chăm lo. Lũ chim đứng lặng trong chuồng, ngơ ngáo, thất lạc... Đến con Chí Phèo cũng chẳng thèm chọc phá, tí tởn với con chim hoàng anh. Trong suốt thời gian Bố ở nhà thương, anh H đã không biết đỗ tội cho ai, khi bị con rầy rà, trong nhà quá nhiều tàn thuốc lá. Cây cối trong vườn, khô héo, ủ rủ, chết lặng... nhớ hơi hướm của Mẹ.

Và đáng sợ hơn hết, con đã nhận ra sự hốt hoảng của Mẹ. Sự hốt hoảng thấy rất rõ, ở một người đàn bà, tưởng chừng như miễn nhiễm trước mọi tai ương.

Mẹ đã bỏ hết những công việc, để ở trong nhà thương bên cạnh Bố, suốt hơn một tháng trời.

Con nói với Mẹ, mãi đến khi Bố bịnh, mãi đến khi cái tàng cây lẫm lẫm, uy nghi kia quay lưng lấy đi bóng mát, con mới nhận ra, cả nhà và hơn ai hết, chính con đã cần Bố biết bao. Chính con - cái mầm non tơ nõn, chớm nhú vào đời kia cần biết bao nhiêu, tàng cây cổ thụ, gốc đa vững chải, che chắn nắng mưa.


Và giờ đây, Bố biết không mỗi khi hoàn thành xong 1 bài viết gởi cho báo, đọc trên đài... chính con, rất TỰ HÀO, để nói với Mẹ rằng: "Mẹ ơi, Mẹ chuẩn bị tinh thần để nghe 1 bài mới, của một Du-Tử-Lê-phế-phẩm. Một "Wrong-Du-Tử-Lê.” Con cũng rất bình thản (có phần thích thú) khi chú Đinh Quang Anh Thái nói bài tùy bút của con bị ảnh hưởng giọng văn của Bố rất nhiều!

Bố ơi! Con không còn chút nào “giận” bố nữa. Không còn một chút nào “ganh tị” với Bố. Không còn một chút nào oán hận cái tên Du Tử Lê đã phủ trùm tên con.

Tuy nhiên con lại giận một chuyện khác. Con “ghi sổ” những gì xảy ra trong thời gian Bố bệnh, con nhớ ơn anh Derek Phạm đứng lặng người bên cạnh giường bố trong phòng cấp cứu. Con nhớ ơn anh Nguyên Khang đòi mua bánh mì vào nhà thương để ăn với Bố cho vui. Con nhớ ơn anh Tiến Dũng và chị Tâm Đoan đòi ở lại nhà thương vào buổi tối để Mẹ được về nhà. Con nhớ ơn các Bác, các Cô Chú đã đến thăm Bố. Bốn năm trôi qua, con vẫn nhớ rõ từng tên của những người đã đến (và cả những người không đến) thăm Bố.

bocancer-content-content


Con cũng nhớ rất rõ tên của những người, khi Bố còn ở nhà thương đã gọi hỏi con: “Thế Bố khỏe chưa? Anh/Chị bận quá, không đến thăm được. Thôi chờ khi Bố về nhà Anh/chị sẽ đến thăm.” Những trường hợp như vậy, con có chung 1 câu trả lời: “OK Anh Chị, không sao đâu!” Nhưng thật ra, trong thâm tâm, con nghĩ: “Khi về nhà rồi thì cần quái gì anh chị đến thăm!.”

Con chợt nhận ra, con không hề tức giận khi người ta quên nhắc đến tên ông Du Tử Lê trong 1 chương trình văn học. Nhưng con lại không tha thứ khi những người thân quen đã ngoảnh mặt trong lúc Bố lâm bệnh. Con trở nên kỳ cục, vô lý, nhỏ nhen. Con làm như tất cả mọi người phải có bổn phận quan tâm đến căn bệnh của Bố.

Tuy nhiên, cũng có lúc con đằm xuống và tin rằng mọi người sẽ hiểu và tha thứ cho sự vô lý của con, Con tin mọi người sẽ hiểu, nếu như họ cũng có một người thân vướng căn bệnh ngặt nghèo như Bố. Làm sao không khỏi xót xa khi nhìn cảnh “ông” Du Tử Lê cố gắng ăn ngấu nghiến rau, món mà trước đây “ông” chả bao giờ đụng đũa tới, hay uống cả lố thuốc đủ loại chỉ vì có ai đó nói rau tốt, thuốc này hay cho bệnh ung thư. Và họ sẽ không hiểu khi thấy ông Du Tử Lê vừa hút thuốc vừa rất siêng năng chạy treadmill, chỉ vì bác sĩ dặn phải bỏ thuốc lá. Bố tin rằng vừa hút vừa chạy treadmill coi như... huề!

Con cũng đã bắt đầu có những hành động mà trước đây con không bao giờ nghĩ đến. Con đi thăm những người quen bị bệnh, để mong rằng sau này có người đi thăm Bố. Ra đường con không dám bấm còi những người già lái xe chậm, vì sợ rằng đâu đó cũng có người bấm còi Bố. Con canh thư hằng ngày, để kịp thời thủ tiêu những lá thư gửi cho Bố quảng cáo đất bán ở nghĩa trang. Những hôm mùa hè nóng bức ngồi trong phòng lạnh ở trường, con đều nghĩ không biết ở nhà Bố có đủ mát không. Con không đem về nhà những lá thư, bài báo chê bai, phỉ báng ông Du Tử Lê. Vì giờ đây con hiểu rằng, trong nhà chỉ còn một ông Lê Cự Phách, không còn sức để chống đỡ những tai ương.

Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá… với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư.”

Orchid Lâm Quỳnh

(June, 2010)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 755)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 1139)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 1294)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 6564)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 6435)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
27 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 11398)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
30 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 17301)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16702)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 755)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22283)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19049)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8633)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8342)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10885)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20707)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19611)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17921)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19109)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16789)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15987)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31733)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,