LÊ VƯƠNG NGỌC - Tùy bút Du Tử Lê 2011: Những thanh thỏa đầy thương cảm và…

18 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 12359)
LÊ VƯƠNG NGỌC - Tùy bút Du Tử Lê 2011: Những thanh thỏa đầy thương cảm và…

Đây là một tác phẩm quan trọng của Du Tử Lê trên chặng cuối hành trình nhân thế, biểu hiện sự việc chịu ảnh hưởng của ba dòng tư tưởng truyền thống văn hóa Việt: Khổng-lão-Phật, thêm quan niệm tự do nhân bản du nhập từ Tây Phương. Tâm trạng này bàng bạc trong trong sáng tác của Du Tử Lê từ đầu tới nay, như: “…Xa người như xa một quê hương.” (“Đời mãi ở phương đông,” 1974). “…Trong đời sống ẩn tàng muôn kiếp khác / đôi khi ta quên gọi chính ta về.” (“Ở chỗ nhân gian không thể hiểu,” 1988). Hay “..Ngày bôi xóa cũng không là đứt đoạn / biệt ly kia, em ạ: để quay về.” (“Tùy bút Du Tử Lê 2011). (1).

Bây giờ trong hoàng hôn của đời người, Du Tử Lê không thể không thực hiện một trong những bổn phận chót của kẻ sĩ: Ơn trả và nghĩa đền. Nhưng đi xa hơn định nghĩa cổ điển của Khổng giáo, thi sĩ đã áp dụng rộng rãi cho bằng hữu và cho tình yêu! (Phát kiến “Ơn em” từ quan niệm “ái ân” ngàn xưa tự hạn chế sử dụng vì tính cách riêng tư, được Du Tử Lê khai triển trong thơ và phổ biến qua ca nhạc đã ảnh hưởng sâu rộng trong giới trẻ).

Ngoài ra Du Tử Lê thường băn khoăn về những điều không thể hiểu như lẽ sống chết, những thống khổ, những tai ách của nhân sinh…Rồi gần đây, ông cảm nghiệm mạnh mẽ phương thức “tương thông” giữa người sống và người chết, thường với dẫn dụ khuyến khích của các hiện tượng thiên nhiên, mưa gió, bão tuyết, cây cỏ, rừng rú, chim muông, côn trùng…mà tôi gọi là suy nghiệm siêu hình, nhái theo đề mục “Băn khoăn siêu hình” của giáo sư Hữu Ngọc, một thẩm quyền đương thời về sưu khảo văn hóa Việt Nam.

Trước khi đi vào nội dung Tùy Bút Du Tử Lê 2011 (TB/DTL/2011), tôi xin giới thiệu cuốn sách này với trình bày trang nhã, đặc biệt, bìa trước in một họa phẩm của chính Du Tử Lê. (Độc giả muốn có một ý niệm về Du Tử Lê – họa sĩ xin tìm đọc bài Đặng Phú Phong: “Du Tử Lê, màu xanh vàng phai” có in kèm một số tranh mầu tiêu biểu. Hoặc thưởng lãm bức tranh “Chẳng gió nào thổi nữa” in nơi bìa trước tạp chí Hợp Lưu, số 115).

Với hành văn của tác giả mỗi ngày càng nhuần nhuyễn hơn, truyền cảm càng sâu đậm hơn do ở nghệ thuật tạo chữ, tạo hình và nhất là truyền đạt tâm tư trong lãnh vực siêu hình, giữa người sống và bằng hữu đã ra đi, hoặc chỉ mới xa cách nhưng thuộc loại “Chúng ta cùng một thuyền / trôi lần vào bóng tối.”

Tập tùy bút “Trên ngọn tình sầu” gồm 8 bài. Tùy bút đầu tiên viết về thảm kịch xẩy tới ba gia đình còn sót lại sau biến cố 30 tháng 4-1975. Tùy bút 2 đề cập tới ơn nghĩa với người phối ngẫu. Từ tùy bút 3 tới 7, hầu hết nói về tình bằng hữu, những hồi ức vô cùng cảm động, đặc biệt suy nghiệm siêu hình ở tùy bút 3 “Thả nốt vầng trăng xuống đáy vườn” và 5 “Biệt ly kia, em ạ: để quay về.” Riêng bài chót “Trên ngọn tình sầu,” là một thứ tiếng kêu (không thành tiếng) đứt ruột, triền miên suốt đời, của một “vũ trụ tuyệt cùng một xót xa!” (Thơ LVN). Vì hạn định của số trang, tôi sẽ chỉ nói tới các bài 1 2, 3, 5 và 8.

Với tôi, tùy bút đầu tiên là một tiếng chuông cảnh tỉnh và nhắc nhở chúng ta đừng quên tang thương đổi đời của đất nước với thảm kịch xẩy đến 3 gia đình còn kẹt lại sau 1975 (tượng trưng cho hàng ngàn vạn thảm kịch tương tự khác).

Thảm kịch 1 : Hình ảnh một thiếu nữ vừa chớm thanh xuân xõa tóc, thùng thình trong bộ đại lễ trắng của cha, như khởi đầu một lễ tấn phong, hay lễ tế sống cha trong trại tù cải tạo. Thảm kịch 2: Một chủ gia đình có nuôi thêm 2 em trai vừa đến tuổi trưởng thành, một hôm buồn chán với cuộc đời ăn nhờ sống bám, uống rượu say đập phá lung tung. Khi bị anh rầy la, hai em như mất trí nổi điên dùng gậy, ghế đánh những đòn quyết liệt cho tới khi người anh tắt thở! Thảm kịch 3, liên quan tới một cựu tù cải tạo sau hơn 10 năm tù trở về, đạp xích lô sống qua ngày. Nhưng rồi vì sức yếu, nghĩ tới đổi nghề, viết thư cho vợ vượt biên thành công cùng với mấy con, xin giúp đỡ ít tiền để làm lại cuộc đời. Khi không được vợ đáp ứng, anh đành phải cộng tác với đương quyền dưới sự ghẻ lạnh và khinh khi của bạn bè thân sơ trước đây.

Qua 3 hình ảnh buồn thương trên, tôi ngao ngán nhớ tới mấy vần thơ trong “Lưu vong khúc” (1990), Du Tử Lê “thầm ganh tỵ’ với “kẻ chết rồi”: “…Đi giữa đường tên về mũi đạn / sống tới bây giờ cũng tốt thôi / Chiều hôm nhớ bạn thầm ganh tỵ / May mắn làm sao kẻ chết rồi!...” 

Tùy bút kế tiếp “Thư viết từ Garden Grove City.” Nội dung cho ta đoán được người viết tỏ lòng thâm tạ ơn nghĩa người vợ đã dành cho ông nhất là “…Không biết có phải bắt nguồn từ ấu thơ anh đã xa (quá xa) và, cảm nhận ‘tử quy / chết về’ vốn thường trực trong anh hay không mà, gần đây, anh rất thích, được ôm H. (…) Hôm nay, nhìn lại, anh thấy những năm, tháng đó, thương yêu chỉ chiếm một thị phần quá nhỏ. Thậm chí, vắng mặt!” (TB/DTL/2011, tr. 31, 32). 

Không thể có một tự thú nào chân phương hơn và cũng không có lời thơ văn nào có tác dụng mỹ mãn hơn hai tiếng “Thương lắm!” ông hằng thốt lên với vợ, kể cả khi người thương này đang ngủ!

Tùy bút thứ ba “Thả nốt vầng trăng xuống đáy vườn,” ngay nơi mấy dòng đầu khi kể việc trở lại thăm viếng nhà một bạn thiết tại Faifax, Du Tử Lê đã đề cập tới lẽ sống chết và những ảnh hưởng của vĩnh viễn chia ly này, mà tôi mệnh danh là những suy nghiệm siêu hình. Hãy đọc: “…Dù tôi tin lịch sử đã bắt đầu từ mối tương thông giữa kẻ sống và, người chết.( Mà), cây cỏ là nhân chứng thứ nhất. Nhưng chẳng vì thế, tôi lạc quan cho rằng, bầy dơi đêm đêm chao chát, hư huyễn, lênh đênh nỗi buồn trên đỉnh ngọn maples nơi vườn sau ngôi nhà bạn tôi là tác nhân chính. Vẫy gọi tôi về.” (TB/2011?DTL, tr. 41, 42).

Qua toàn bài, ta thấy Du Tử Lê tin suy nghiệm này vì “lịch sử đã bắt đầu.” Lịch sử nào? Đó chính là lịch trình tiến hóa của sự sống, bắt đầu từ cây, cỏ muông chim, côn trùng, động vật, loài người. Tiến trình sinh hóa này đã được khoa học chứng minh và Du Tử Lê ung dung đi vào lãnh vực siêu hình với ngòi bút đầy sáng tạo nên thơ.

Mặc dù, tác giả đã khép lại hiện tượng tương thông trong một câu hỏi, theo tôi, đã vượt qua ý niệm ngậm ngùi để trở nên ai oán:
Trước và sau chúng tôi, ai đã / sẽ là người đến ở với cánh rừng nọ?”

Tùy bút 5, “Biệt, ly kia, em ạ: để quay về” - Để được đoàn tụ với nhau như một an ủi sau cả một kiếp người chờ đợi! Vì sự đoàn tụ hiện thời, vì người yêu thánh thiện đầu đời Du Tử Lê mới mất, phải nhờ tới suy nghiệm “hiệp thông” giữa bên này và bên kia thế giới. Hoặc giả Du Tử Lê có thể đi xa hơn trong suy nghiệm siêu hình như ông từng viết: “…Họ đã đi quá xa. Họ cũng đã tới những chân trời định mệnh dành riêng. (Những chân trời đôi khi tôi cũng mơ ước tạt ngang, dừng chân, thăm hỏi)…” (2) 

Trong phần đầu của tùy bút 5 vừa kể, băn khoăn siêu hình của Du Tử Lê rõ rệt với những bài học của mưa. Những cặp nhị nguyên còn / mất, thành / bại, niết bàn / địa ngục… Cuối bài, Du Tử Lê dành cho hồi ức chờ được thấy mặt Huyền Châu mỗi đêm từ Quán Biên Thùy, chợ Cầu Ông Lãnh, nhìn chếch sang nhà người yêu bên kia đường, một chờ đợi kéo dài hão huyền trong nhiều đêm. Kế đó là bài thơ “Thương mẹ đã lưng đồi” được Du Tử Lê nhắc lại: “Tôi đi trên đường gai / dù Chúa không hề trải / thương mẹ đã lưng đồi / còn nghe rừng hú mãi!” Và cho biết trong bài có linh hồn người thứ hai của người yêu Bến Chương Dương! Như một sắp xếp do linh cảm, sự nhắc nhở linh hồn thứ hai trong bài thơ đã vô hình chung làm một chuyển tiếp tới tùy bút chót: “Trên ngọn tình sầu.”

Sau khi đọc lần thứ ba tùy bút này, một thiên tình sử gần như “không tiền khoáng hậu,” tôi có một đề nghị với các bạn yêu thơ văn Du Tử Lê hãy chịu khó đọc kỹ bài này để thấy phản ứng đau thương tột độ của tác gỉa khi hay tin Huyền Châu, người tình đầu thánh thiện đã ra đi vĩnh viễn. Thoạt tiên là trạng thái nửa mê nửa tỉnh. Rồi bật khóc tức tưởi. Tác giả ghi nhận, không gian, thời gian, vũ trụ, nhân quần, khổ đau, xa cách, tội lỗi, ân hận, luôn cả Huyền Châu và Du Tử Lê đều tan loãng trong mầu trắng vô nghĩa của hư không! Rồi từ bất cứ một cọng cỏ, cành xanh nào, Du Tử Lê cũng cảm thấy thấp thoáng hình ảnh, linh hồn Huyền Châu. Cũng như lẫn ẩn trong tiếng chim hót, có cả tiếng thở dài của Huyền Châu nữa.

Đã từ lâu tôi thắc mắc về 4 câu thơ “…tìm tôi đèn thắp hai hàng / lạc nhau cuối phố sương quàng cổ cây / ngỡ hồn tu xứ mưa bay / tôi chiêng trống gọi mỗi ngày mỗi xa…” trong bài “Đêm, nhớ trăng Saigon” Du Tử Lê sáng tác năm 1978, khi mới định cư tại Mỹ. Bài thơ rõ ràng không có câu nào liên hệ tới Huyền Châu. Một vài thức giả cho 4 câu thơ ở ngay phần đầu bài thơ là tối nghĩa, khó hiểu. Tôi được biết Du Tử Lê có một ân hận lỗi hẹn gặp Huyền Châu vào một ngày gần chót của mất Saigon. Cũng tác giả cho tôi biết, Huyền Châu sau cuộc tình bị gia đình phản đối đã quyết định ở vậy không lập gia đình.

Từ đó tìm hiểu 4 câu thơ trên theo phân tâm học của C. Jung, tôi thấy tác giả đã dồn nén lòng ân hận và tội nghiệp của mình cùng người thương từ sau 1963 tới 1978. Cuối cùng ý thức nóng bỏng đã thắng vô thức và chúng ta có hình ảnh của đôi tình nhân “lạc nhau cuối phố…” Với một người đau buồn chọn con đường tu hành…Nhưng vẫn có những giây phút muốn mượn chiêng, trống để tìm gọi nhau… Tuy nhiên, cả hai đều chỉ còn có thể gặp nhau trong mộng. (3)

Giải thích về 4 câu thơ kể trên của tôi, có thể đúng hay sai, nhưng tôi vẫn coi như một chia buồn với tác giả và như một vòng hoa viếng muộn cho linh hồn bất tử của Huyền Châu trong thơ văn Du Tử Lê suốt nửa thế kỷ.

Lê Vương Ngọc.

________

(1) Tập tùy bút nhan đề “Trên Ngọn Tình Sầu” của Du Tử Lê, do HT Productions, California, xuất bản tháng 10 năm 2011. Ấn phí 15 Mỹ kim. Tự Lực tổng phát hành: buybooks@tuluc.com. Bạn đọc cũng có thể liên lạc qua địa chỉ hanhtuyen@hotmail.com, nếu muốn có chữ ký tác giả.

(2): Trích Du Tử Lê, tùy bút “Giữ đời cho nhau,” trang 12. H.T. Productions, California, xuất bản, 2010. Tự Lực tổng phát hành, 2010.

(3): Về những hình ảnh “đốt nến,” “chiêng trống gọi…” xin tìm đọc hệ phái Phú Lục, một biến thiên của đạo Lão.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 755)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 1139)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 1294)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 6564)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 6435)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
27 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 11398)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 755)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22283)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8633)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8342)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10885)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20707)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19611)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17922)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19109)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16789)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15987)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31733)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,