LÊ THIỆP - Người nữ đằng sau

25 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 33532)
LÊ THIỆP - Người nữ đằng sau

blankTừ một cậu học sinh lớp đệ ngũ trường trung học Petrus Ký bị đuổi học vì tham gia hoạt động chính tị cho tới lúc cuối đời là chủ nhiệm của một tờ báo lớn nhất, có ảnh hưởng nhất của cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ, mọi người vẫn băn khoăn tự hỏi thực sự ông là người như thế nào?

Tả? Hữu? Đại ma đầu? Hiền lương trung thành với lý tưởng hay luồn lách giữa những kẽ hở của thời cuộc để vươn lên? Hết lòng với bạn bè hay trong là chủ tớ ngoài là anh em? Cuộc đời của ông ta gắn liền với cả một thế hệ thanh niên được xổ lồng từ 1963 sau khi ông Ngô đình Diệm bị sát hại kéo dài cho tới 1975. Trong một thoảng thời gian hơn một thập niên từ một khuôn mặt mờ nhạt trong hoạt động sinh viên, ông đã từ từ trở thành một nhân vật trẻ cần phải tham vấn trước mọi tình huống chính trị. Gần như ông là chủ chốt của những phong trào sinh hoạt có ảnh hưởng đến cả một tầng lớp thanh niên như Chương Trình Hè, Thanh Niên Thiện Chí, Chí Nguyện, CPS (Chương Trình Sinh Hoạt Học Đường), hay đâu đó trong hậu trường như các sinh hoạt Du Ca, nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn với Khánh Ly và quánVăn. Những liên hệ của ông đối với người Mỹ và những dập khuôn kiểu Mỹ trong các buổi sinh hoạt khiến nhiều người đã coi ông như CIA, con nuôi của Mỹ. Lời kết tội nặng hơn là ông đã toa rập với người Mỹ đế chuyển hướng những băn khoăn của giới trẻ vào các hoạt động xã hội thay vì phải dấn thân trong các vấn đề đấu tranh cho tự do và đất nước. Bỗng ông trở thành nhà báo trong tờ báo ít ai nghĩ ông sẽ có thể cộng tác, tờ Đại Dân Tộc của khuynh hướng Liên Trường nhuốm ít nhiều màu sắc của lực lượng thứ ba. Chưa hết, ông có lẽ là người đầu tiên lập ra một công ty Public Relation – Văn Phòng Giao Tế – nhằm cung cấp những dịch vụ cho báo chí ngoại quốc.

Đối với dư luận dù yêu hay ghét, bênh vực hay lăng nhục, mọi người hình như đều đồng ý ông là người khó hiểu. Đó là đối với người đứng ngoài quan sát. Nhưng còn đối với người con gái tỉnh Nha Trang đã cùng chia xẻ cuộc đời với Đỗ Ngọc Yến trong suốt hơn bốn mươi năm qua thì sao? 

Lã Phương Loan là con gái của ông bà phán Dung, một gia đình tiểu công chức có tăm tiếng ở Nha Trang.

- “Vâng, tôi với nhà tôi đều là Bắc Kỳ cũ không phải là dân di cư 1954. Ông Yến cũ hơn tôi vì gia đình bên chồng tôi lập nghiệp trong Nam từ lâu, do mối liên hệ với một cửa tiệm chuyên bán hoa cườm của người Pháp. Sau 1954, gia đình bên chồng tôi tiếp tục nghề này, làm ăn phát đạt cho đến tận bây giờ ở Sài Gòn. Tụi tôi vào Nam trễ hơn, đến tận 1951 lận.”

Ông Lã Phan Dung học trường Bưởi, đậu Diploma và thi vào làm việc tòa án ở Hà Nội cho đến 1945. Như tất cả những người yêu nước khác, ông Phán đem toàn bộ vợ con đi theo kháng chiến lên mạn ngược. Nhưng rất nhanh ông hiểu, cho vợ con trở về Hà Nội và sau đó dinh tê. Nói về giai đoạn này là nói về giai đoạn lao đao của gia đình họ Lã.

- “Lúc đó tụi tôi khổ lắm. Mẹ con lang thang ăn nhờ ở đậu hết nhà này đến nhà khác, bữa đói bữa no cho đến lúc bố tôi về.”

Khi từ Thái Nguyên trở về Hà Nội, ông Lã Phan Dung nộp đơn tại sở cũ và được bổ nhiệm vào làm việc ở tòa án Nha Trang từ 1951.

- “Như là một cuộc đổi đời. Nha Trang thời đó vẫn là tỉnh lỵ rất nhỏ thơ mộng bên bờ biển và nay chúng tôi có nhà khang trang do chính phủ cấp. Bố tôi rất nhanh tạo dựng được một địa vị vững chãi, được mọi người yêu quí. Điều vui mừng nhất là chúng tôi lại được cấp sách đến trường như những đứa trẻ khác, không phải nay đây mai đó như thời theo Việt Minh hay về tề ở Hà Nội.”

Phương Loan là tên được đặt từ lòng yêu quí Hoàng Hậu Nam Phương, vợ của vua Bảo Đại và bà mẹ đã đùa với con gái: “Mai mốt con sẽ thuộc gia đình hoàng gia.” Đó là chuyện ước mơ của tương lai. Hiện tại vì gián đoạn học hành cho nên Phương Loan học cùng một lớp với hai người em dù tuổi tác chênh lệch. Cuộc đời êm ả trôi cho tới khi học xong Tú Tài. Con gái đến tuổi cập kê thế nào chả có người mai mối. Một người chị bà con có liên hệ đến cả đôi bên đứng ra giới thiệu.

Lúc đó khoảng đầu 1964. Cho đến thời điểm này dù chiến tranh Việt Nam đã khởi sự từ bốn năm trước đó, xã hội miền Nam vẫn tương đối ổn định. Sinh hoạt nổi bật nhất của thanh niên vẫn diễn ra trong khuôn khổ xa cũ như hoạt động Hướng Đạo hoặc thể thao như đá bóng, điền kinh. Mọi sự đổi thay đến tận gốc rễ từ 1963. Có nhiều cách để giải thích sự kiện này. Có thể vì lòng mong mỏi muốn được đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước một cách trực tiếp sau một thời gian dài yên ngủ. Có thể vì không khí chiến tranh đẩy thanh niên vào con đường phải chọn lựa một cách tích cực hơn. Có thể vì ý muốn đổi thay của cá nhàn hoặc tập thể. Có thể vì tiền đô là của các tổ chức Hoa Kỳ như Rand Corporation, của Internation Volunteer Services, Asia Foundation đổ vào khiến phương tiện trở nên dễ dàng và dồi dào hơn.

blankCách nhìn thế nào đi nữa thì những người trẻ tuổi có dịp dấn thân hơn, trong đó có Đỗ Ngọc Yến, người được giới thiệu cho cô thiếu nữ tỉnh lẻ Lã Phương Loan.

- “Thật ra chuyện của chúng tôi khá bình thường, không có gì lâm ly bi đát cả. Khi ấy anh Yến đã bắt đầu lăn lưng vào các hoạt động thanh niên rồi. Sau khi quen biết nhau, anh và bạn bè như các anh Đỗ Quí Toàn, Dương Nghiễm Mậu hay ra Nha Trang cắm trại và thường ghé nhà chơi luôn.”

Kể lại chuyện đám cưới sau bốn mươi năm, bà Đỗ Ngọc Yến cười cho hay một tí nữa thì đám cưới bất thành vì không có chú rể. Vào tối ngày hôm trườc khi nhà trai đã thu xếp xong, thuê hẳn một chuyến xe đò, mọi người tề tựu thì không thấy chú rể. Cả nhà túa đi tìm nhưng không biết tìm nơi đâu. Chả vì chú rể vẫn còn mãi họp hành tổ chức biểu tình gì đó suốt đêm chưa xong.

- “Khi ông Yến mắt nhắm mắt mở về nhà, vẫn còn ngáp lên ngáp xuống, đầu bù tóc rối, quần áo lếch thếch. Xe đò đến Nha Trang, việc đầu tiên là chủ rể phải ra tiệm hớt tóc.”

Phải chăng đây là dấu hiệu báo trước cho cung cách ông Đỗ Ngọc Yến cân nhắc giữa đời sống bên trong và bên ngoài? Giữa gia đình và xã hội? Giữa vợ con và bạn bè đồng chí? 

Từ Nha Trang, cô dâu về Sài Gòn sống với chồng và khoảng thời gian ba năm đầu thật là tuyệt vời.

- “Hai vợ chồng cùng học Văn Khoa. Ông Yến vì liên hệ đến vụ Trần văn Ơn bị đuổi học nên vào Đại Học khá trễ so với tuổi tác. Chồng chở vợ trên chiếc Mobylette đến trường, chỉ có điều ông ấy quăng tôi vào lớp rồi mất tăm vì những chuyện đâu đâu. Tôi thì cặm cụi lo học hành chăm chỉ như một sinh viên gương mẫu. Hai năm sau khi đeo đuổi Văn Khoa, tôi tự nghĩ mình phải tự đứng được trên hai chân và tôi thi vào Đại Học Sư Phạm. Tôi thấy tôi hạnh phúc và thế là đủ đối với tôi. Ông Yến muốn là gì thì làm.”

Thật ra thì bên ngoài cái tiểu gia đình êm ấm đó, xã hội như đang xoáy trong những cơn lốc quay cuồng. Khó ai có thể tưởng được chỉ hơn một năm sau cái mốc 1963, phong trào thanh niên sinh viên lại có thể bộc phát như vậy. Có những trại hè thu hút hàng chục ngàn người trẻ tuổi. Có những buổi hội thảo thâu đêm suốt sáng với đủ những thành phần khuynh hướng! Có những cuộc biểu tình tưởng đâu có thể lật đổ chính phủ như vụ Hiến Chương Vũng Tàu chẳng hạn. Sinh hoạt diễn ra đủ mọi mặt từ ca nhạc như Du Ca Nguồn Sống, xã hội như Thanh Niên Chí Nguyện, phản chiến tả khuynh như Phong Trào Đòi Cải Thiện Chế Độ Lao Tù, tôn giáo như Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội. Và cả đến nghệ thuật như những cuộc triển lãm ở khu nhà tiền chế sân trường Đại Học Văn Khoa. Trong cái ồn ào đó, lẳng lặng và lúc nào cũng như ở phía sau hậu trường là ông Đỗ Ngọc Yến. Sự kiện ông Yến đứng cầm chịch chương trình Hè 1965 được bà Yến giải thích rất khác xa với lời đồn đại, phỏng đoán.

- “Tôi cho rằng nhà tôi trở thành khuôn mặt chính của Chương Trình Hè vì một số lý do. Trước hết là khả năng sinh ngữ để có thể đối thoại với người Mỹ. Thứ nhì là khả năng thuyết phục. Nhưng có lẽ quan trọng hơn cả là thì giờ. Ông ấy có mặt 24/24 và không bị trói buộc vào những trách nhiệm cá nhân. Những bạn bè của nhà tôi lúc đó hoặc đã là công chức, quân nhân hoặc quá bận bịu vì gia đình.”

Lăn lưng vào những hoạt động như vậy, cái tiểu gia đình đó ai lo? Bà vợ kể lại:

- “Học hai năm ở Văn Khoa, tôi quyết định thi vào Đại Học Sư Phạm ban Anh Văn. Thì giờ của tôi dồn hết vào việc học hành và chăm lo con cái. Vâng, lúc đang học Sư Phạm tôi đã sinh cháu Bảo Anh. Bài vở ngập đầu, tối về lại còn phải lo đủ thứ cho đứa nhỏ, thì giờ đâu mà nghĩ đến những chuyện khác. Tôi phải nói rõ điều này. Ông Yến nhà tôi suốt trong thời gian lo Chương Trình Công Tác Hè không bao giờ đem về nhà đồng xu cắc kẽm nào. Gia đình chồng tôi buôn bán khá giả, chúng tôi được chia hẳn một tầng lầu rộng rãi và hồi đó cái ăn cái uống không phải là mối bận tâm. Đã không đem tiền về, ông Yến còn ăn cắp toàn bộ vàng bạc hột xoàn nhẫn cưới của tôi đem đi.”

- Ăn cắp của hồi môn?

- Vâng. Câu chuyện xảy ra tôi không dám ngờ cho ai mãi sau, cách đây vài năm mới vở lở. Nhà đông người, thợ thuyền kẻ ăn người làm nên một hôm khám phá ra toàn bộ nữ trang bị mất, tôi có hỏi thì nhà tôi im lặng. Tôi chết cứng không dám nói với ai. Cách đây vài năm ông Đỗ Tăng Bí nhân lúc vui chuyện bảo: “Bà Loan này hiền thật, mất của cũng không biết! Hồi đó ông Yến cần tiền vì funding của Rand Corporation chưa tháo khoán kịp, ông Yến rũ tôi về lôi hết vàng bạc đưa tôi đem bán bà có biết không?” Tôi ngẩn người ra và hỏi ông nhà tôi thì chỉ thấy ông ấy vẫn cười trừ. Có điều lạ là tôi không tiếc của mà cũng không giận. Bản tính tôi nó vậy.”

Thế những khi ông chồng bỏ đi biền biệt thì người vợ nghĩ gì?

- “Tôi nói thật tôi chỉ lo cho an ninh của nhà tôi. Rõ ràng nhà tôi thân cô thế cô, không có chỗ dựa thế lực như chính quyền, quân đội, đảng phái. Bản tính hiền lành và nhỏ nhẹ, nếu có chuyện nguy hiểm làm sao ông ấy đối phó?”

Cho đến giờ này, ngồi kiểm điểm lại, ngoài chính đương sự, khó ai mà có thể nói ông Đỗ Ngọc Yến dính dáng đến những khuynh hướng, những thế lực chính trị và đảng phái nào. Vào những năm giữa của thập niên 1960, có lời nói đùa cợt về ông Yến – “Hễ chỗ nào có ba người họp hành là người thứ tư thế nào cũng phải là Đỗ Ngọc Yến.” Trong khi người chồng mãi mê họp hành thì người vợ chúi đầu vào thi cử. Bà Yến kể lại:

- “Tôi đi thi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm với một cái bầu to tướng và khi ra trường thì không xin nhận nhiệm sở vì sinh nở cho đến một năm sau. Khi đó Bộ Giáo Dục cho hay tôi phải xin bổ nhiệm nếu không thì sẽ không được nhận như chính ngạch. Chỗ duy nhất là dạy học ở Bến Tre.”

Đây có lẽ là lúc bà Đỗ Ngọc Yến lao đao vất vả nhất. Bà giáo sư Anh Văn Lã Phương Loan cố thu xếp để thu gọn thì giờ dạy vào bốn ngày. Thứ hai sau khi lễ mễ ôm hai con thơ từ nhà chồng đem sang nhà bố mẹ gửi, bà giáo bò xuống Bến Tre để đến đúng 4 giờ chiều thứ nam thì có xe cyclo chờ sẵn ở cửa trưởng để vội vàng cho kịp chuyến phà cuối. Có lần trễ phà, bà giáo đã khóc ròng trên bờ sông vì lo vì sợ. Giai đoạn này ghi dấu một sự kiện khiến “đến giờ này tôi vẫn còn oán nhà tôi”, và mặt khác nó phản ánh rõ thái độ của ông Đỗ Ngọc Yến giữa chuyện chung và chuyện riêng.

Khởi đi từ Chương Trình Sinh Hoạt Hè, một cơ quan chính thức của Bộ Giáo Dục ra đời có tên là Chương Trình Sinh Hoạt Phục Vụ Học Đường được biết đến dưới tên tắt là CPS. Sau này những sinh hoạt của Chương Trình Phát Triển Quận 8 và của Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn phải chăng cùng khởi hứng từ Chương Trình Hè? Ghi nhận sự kiện này vì với cương vị Tổng Thư Ký Chương Trình, ông Đỗ Ngọc Yến đã có đủ cơ hội và thế lực để xin cho
vợ về Sài Gòn. Nhưng dù vợ có nhờ, có năn nỉ, ông Yến vẫn cứ lờ đi. Bà Yến kể lại:

- “Một nách hai con thơ, tôi không thể nào đi đi về về Sài Gòn-Bến Tre như vậy nên đành tự tìm cách xoay sở. Tôi đăng rao vặt trên báo Chính Luận tìm người hoán chuyển và may mắn có một ông giáo sư có lẽ vì lấy vợ Bến Tre nên đồng ý với điều kiện tôi phải đưa cho ông ta một khoản tiền. Tôi về dạy ở trường Trung Học Nguyễn Trãi bên Kho 5, Khánh Hội cho đến 1975. Tôi nói câu này có vẻ buồn cười nhưng đa số bạn bè nhà tôi, kể cả những người người thân từ lâu, không ai biết tôi đi dạy học, tưởng tôi là một thứ nội trợ hoàn toàn phụ thuộc vào nhà tôi.”

Khó mà trách bạn bè ông Yến nếu họ nghĩ như vậy. Họ chỉ thấy ông Yến mà ít khi có dịp để nhìn thấy người phụ nữ chia xẻ cuộc đời với ông. Không phải chỉ là bạn bè mà đôi khi câu chuyện còn đi xa hơn nữa. Bà Yến vừa cười vừa kể:

- “Có bữa đi picnic ở cư xá Thanh Đa, cô Minh Lý tíu tít với nhà tôi dù hôm đó có tôi. Không phải chỉ có Minh Lý, cô tài tử xinh đẹp dễ sợ, mà còn nhiều cô khác. Trước cảnh trái tai gai mắt đó tôi chỉ cười và nhà tôi đã khiến mọi người ngạc nhiên khi giới thiệu tôi. Có lần, lúc đó nhà tôi có được một chiếc 2CV, tôi mở cốp xe đằng sau thấy một bộ áo tắm hai mảnh. Tôi hỏi thì ông nhà tôi cười bảo đi tắm biển Minh Lý bỏ quên. Còn cô Phương Oanh đàn tranh nữa chứ!”

Sau bao nhiêu thăng trầm, với người chồng nay đã bệnh tật, nhìn lại, bà Đỗ Ngọc Yến vẫn nói về quá khứ của ông Yến và những người đàn bà khác bằng giọng nhỏ nhẹ.

- “Cái cô Phương Oanh đó kỳ lắm, để lộ những cảm tình quá đáng đối với nhà tôi. Có lần ngay tại trường Lê Bảo Tịnh ở xế nhà tổ chức đốt lửa trại hát hò, tôi đứng ở lan can nhìn sang thấy cũng vui vui. Bỗng bà chị chồng chạy ra hớt hải: ‘Mày không thấy thằng Yến nó chở con nhỏ đó à? Nó còn ôm eo ếch nữa. Lạng quạng mất chồng em ơi.’ Tôi chỉ thấy buồn cười. Tôi tin nhà tôi lắm.”

Có lẽ nếu không có niềm tin vô bờ đó, người vợ chắc có lúc phát khùng. Bà Yến nói:

- “Ông Yến kín như bưng. Tôi vẫn bảo ông ấy phải là mật vụ hay gián điệp mới đúng. Không bao giờ ông ấy hé môi nói với tôi về công việc phía ngoài. Tôi có nhận xét này. Đối với anh em bạn bè, ông chỉ nói và xoay quanh những điều cần thiết đối với người đối diện. Không phải chỉ bây giờ mà từ hồi còn ở trong nước, nhiều khi ông bảo chạy ra ngoài một chút rồi đi mất biệt hai ba ngày không hề liên lạc gì với gia đình. Tôi lo chứ. Tôi sợ chứ. Nhưng chỉ lo sợ cho an ninh của ông nhà tôi. Ông ấy yếu và hiền quá!”

Khi cuộc chiến Việt Nam mỗi lúc một leo thang, ông Đỗ Ngọc Yến và bạn bè cùng lứa tuổi cũng không còn là sinh viên nữa. Đa số trở thành quân nhân, công chức, ngoài ông. Ông đi trình diện Quang Trung để nhập ngũ nhưng được hoãn dịch vì cận thị nặng quá. Quay đi quay lại ông trở thành ký giả, và đúng như con người ông, ông có mặt ở tờ báo cực hữu Sóng Thần và ở tờ Đại Dân Tộc với một khuynh hướng trái ngược. Tờ Sóng Thần vì thân với Uyên Thao và Trùng Dương, tờ Đại Dân Tộc vì những liên hệ với Trần Ngọc Nhuận trong Chương Trình Phát Triển Quận 8. Cách gì thì cách ông đã nắm ngay cơ hội lập ra một công ty Tư Vấn tập hợp một số ký giả như Nguyễn Tuyển, Hoàng Lê Cung, Tiến Sơn chuyên lo quảng cáo, tin tức kinh tế và quan trọng hơn cả là cung cấp những hiểu biết về Việt Nam, từ lịch sử cho đến các nhân vật và khuynh hướng đương thời cho tập đoàn báo chí ngoại quốc đông đảo vào đầu thập niên 1970. Bà Yến nói:

- “Lúc đó là lúc duy nhất ở Việt Nam nhà tôi làm ra tiền. Nhiều tiền nữa là đằng khác cho đến 1975.”

Vào tháng Tư 1975, ông Yến muốn ở hay đi? Bà vợ kể lại:

- “Tôi cuống cuồng và lo sợ trước những cảnh diễn ra chung quanh. Ai nấy như ngồi trên đống lửa nhưng khi nói chuyện với nhà tôi, ông ấy chỉ ậm ừ bảo chắc thế nào cũng có chuyện lớn xảy ra. Đề cập đến chuyện đi hay ở thì nhà tôi cũng chỉ ậm ừ và vẫn lo theo dõi tin tức chính trị. Tôi nhớ tối hôm 24/4/75, giận quá, tôi lôi ông Yến vào phòng đóng cửa lại, làm dữ. Ông vẫn cứ nói những đâu đâu rằng đây là cơ hội một đời để chứng kiến lịch sử. Tôi bảo lịch sử là của cả nước, tôi chỉ lo cho con cái tôi thôi. Sáng sớm hôm sau phía dưới nhà vẳng lên điệu huýt sáo Hướng Đạo gọi nhau và nhà tôi nhảy dựng dậy chạy xuống. Tôi lò mò theo và thấy ông Đỗ Quí Toàn. Nhà tôi hỏi sững ‘Toa chưa đi à?’ Ông Toàn cho hay vừa từ phi trường ra để thăm bà mẹ lần chót, tiện thể ghé hỏi chúng tôi muốn đi không, hai giờ nữa sẽ có Đỗ Tăng Bí lại đưa đi. Nhà tôi quay lại nhìn tôi. Tôi bảo đi và nhà tôi cười nói ‘Đi thì đi’. Đấy, nhà tôi thế đấy. Chúng tôi đi được hoàn toàn nhờ ông Toàn và khi vào đến phi trường thì nhờ có ông Britton – người giáo sư của đại học Sacramento từng phụ trách funding cho Chương Trình Hè giúp đỡ giấy tờ thủ tục nên mọi sự xuôi rót.”

Không hiểu có phải đây là lần đầu tiên những đây đưa tình cờ đã khiến ông Yến phải có quyết định để thay đổi cuộc đời chăng nhưng dấn thân với tờ Người Việt thì là một quyết định của chính ông với một quyết tâm vô bờ dựa trên một dự kiến rất xa.

Như tất cả những người tỵ nạn khác, gia đình ông Yến được một nhà thờ Tin Lành ở Sacramento nhận và từ đó được một gia đình người Mỹ bảo trợ. Bà Yến lúc đó đã có bầu đứa con út.

- “Lúc đó vừa buồn, vừa hoang mang, chúng tôi thực sự dật dờ không biết cuộc đời sẽ trôi về đâu. Khi vừa tàm tạm, người bảo lãnh thuê cho chúng tôi một căn chúng cư và các cháu đều đã cắp sách đến trường thì bỗng một hôm điện thoại reng. Người đầu giây bên kia chính là bà chị họ đã mai mối tụi tôi nên vợ nên chồng.

Cú điện thoại này không chỉ gây ngạc nhiên cho bà Yến mà cả gia đình người Mỹ bảo trợ. Ông Yến quyết định dọn đi Houston, Texas dù cuộc sống mới đã ổn định với một lời tuyên bố rất giản dị với người vợ đang có bầu: ‘Phải đi thôi, ở đó có nhiều người Việt Nam.’

Tôi biết chắc có bằng lòng hay không nhà tôi cũng không thay đồi. Tôi biết ông nhà tôi quá nên dù sắp đến ngày sinh nở cũng đành thu vén để đi.”

Làn sóng tị nạn ồ ạt vào đầu 1975 khiến chính phủ Mũ phải lo đối phó với những vấn đề xã hội của người Việt Nam và rất nhiều tổ chức hoặc của các cơ quan thiện nguyện hay chính phủ được cấp tốc thành lập để giúp đỡ người Việt. Ông Đăng Văn Đệ khi đó được bổ nhiệm vào chức giám đốc một cơ quan lo về tỵ nạn trông nom đâu bốn tiểu bang quanh Texas đang cần người phụ tá. Rất nhiều ứng cử viên nhưng ông Đệ chọn Đỗ Ngọc Yến có lẽ vì quá khứ hoạt động và kinh nghiệm tổ chức. Bà vợ nói:

- “Thế là tụi tôi yên thân. Khi chương trình của ông Đệ, vốn có tính cách cấp thời, hết được tài trợ thì nhà tôi được chính thức nhận vào làm công chức của thành phố Port Arthur, Houston, lo giúp đỡ những gia đình Việt đa số là ngư dân vốn không thông thạo Anh ngữ và cách sinh hoạt của xã hội Mỹ. Tôi đã sớm được chân dạy học trong một trường mẫu giáo.”

Nhưng xem ra cuộc đời công chức êm ả không thích hợp với một người như ông Đỗ Ngọc Yến cho nên một ngày đẹp trời, ông đã bỏ để về đi làm nghề xây cất, mặc dù bà vợ rất lo sợ. Lý do ông chồng đưa ra nghe hết sức mơ hồ, làm nghề xây cất tự do hơn, có nhiều tiền hơn. Nói nghề xây cất nghe có vẻ đao to búa lớn, và vấn đề tiền bạc có lẽ cũng chỉ là cái cớ phụ. Ông Yến theo người anh rể họ đi dán wallpaper. Không nói ra nhưng rõ ràng ông Yến chỉ muốn thoát cái nếp sống nhàm chán. Bà vợ kể:

- “Thế rồi một hôm ra chợ vớ được tờ Hồn Việt của Nguyễn Hoàng Đoan, nhà tôi lập tức gọi điện thoại thì được ông Đoan rủ qua chơi và gửi vé sang ngay. Thế là ông nhà tôi đi và cuộc sống gia đình tôi đã tưởng yên ấm lại trôi vào một giai đoạn lao đao khác.”

Ông Yến sang California và vài ngày sau điện thoại bảo vợ con lo thu xếp một tháng nữa ông sẽ về đón để dọn sang với ông.

- “Tôi phản đối kịch liệt. Chúng tôi đã tằn tiện dành dụm được một số tiền nhỏ. Con cái đã quen nơi ấm chỗ, có bạn có bè. Lại còn công ăn việc làm nữa. Nhưng tôi chưa thấy nhà tôi lần nào quyết liệt như lần này. Ông ấy nói rõ hoặc là cả nhà cùng đi hoặc ông đi một mình. Tôi làm sao được bây giờ!?

Người vợ có thể phải đi theo chồng nhưng thật sự lòng vẫn băn khoăn nhưng với ông Yến thì quyết định dọn về California phản ảnh rõ ràng con người ông.

Gần ba năm sau cuộc đổi đời 1975, người Việt tị nạn đã bắt đầu thoát qua giai đoạn sinh tồn lúc đầu. Họ bắt đầu tìm nhau, tụ lại và ở vùng khí hậu ấm áp này một cộng đồng người Việt lấp ló thành hình. Đã có một vài cơ sở kinh doanh nhỏ. Đã có một số tiệm ăn Việt Nam. Đã có một hai ngôi chùa và vài giáo xứ. Từ đó phải có nhu cầu thông tin liên lạc. Cần có một tờ báo tiếng Việt, một tờ báo chuyên nghiệp có năng chức thông tin được trình bày giống như báo chí ở Sài Gòn. Ông Yến lúc đó say mê với dự kiến đó và quyết tâm thực hiện cho bằng được dù với giá nào. Ông Yến lao vào công việc với say mê và quyết tâm. Kỹ thuật báo chí lúc đó chưa tiến bộ vượt bực như bây giờ. Từ việc đánh bài, làm tít, lên khuôn đều chắp vá. Máy đánh chữ IBM quả cầu không có dấu. Mỗi lần làm tít thì phải cắt chữ lớn từ tờ báo Mỹ hoặc cà chữ từ các bản phim giấy kiếng. Đánh dấu chữ Việt hoặc cắt dán đều là những công việc tỉ mỉ, mất thì giờ đầy vẻ thủ công nghệ.

Ông Yến đơn thân độc mã cặm cụi đeo đuổi cái mộng báo chí, không còn tí thì giờ nào cho vợ con. Bà Yến nói:

- “Thấy ông nhà tôi vui thì tôi cũng mừng nhưng thật sự tôi lo, lo lắm và biết lại phải tự đứng trên hai chân. Tôi lo đi học và cuối cùng làm cán sự điện tử để có đủ tài chánh cho gia đình vì biết chắc ông Yến sẽ khó mà kiếm ăn nhờ báo bổ được.”

Trong khi đó ông Yến chạy đôn chạy đáo gặp ai cũng bàn về một tờ báo Việt Nam cho người Việt Nam. Bốn tháng sau khi rời Houston, tờ Người Việt đầu tiên ra mắt công chúng vào 15/12/1978, dày vỏn vẹn bốn trang khổ lớn. Khó ai hình dung được tờ báo đã sống tới nay 27 năm và trở thành nhật báo phát hành rộng lớn ở Nam California dày xấp xỉ một trăm trang và số thương vụ hàng tháng lên đến hàng chục triệu đô la.

Để đạt tới thành công đó là cả một quá trình gian nan đầy thử thách. Bà Yến kể lại:

- “Lúc đó khổ lắm. Khó khăn lắm. Tôi vừa đi làm cán sự điện tử, về đến nhà lại lo sổ sách quảng cáo, phát hành. Cộng đồng Việt Nam ở Nam California lúc đó tuy đã đông nhưng vẫn ở rãi rác, chưa có những trung tâm sinh hoạt lớn tập trưng như ngày nay. Vấn đề gay go nhất đối với ông Yến là làm sao báo đến tay đồng bào. Nguồn nhân lực hữu hiệu nhất là vợ con. Cái garage nhà tôi trở thành trung tâm phát hành Người Việt. Báo in xong là các con tôi lo dán tem, lo gói từng gói gửi Greyhound hoặc UPS. Cháu Bảo Anh bây giờ đã trưởng thành thỉnh thoảng vẫn nhắc đến vụ “lè lưỡi dán tem.”

Đó là bộ phận phát hành gồm vợ và con nhưng còn tòa soạn? Trong ngôn ngữ hàng ngày của ông Yến luôn luôn có hai tiếng “anh em.” Mới đầu là những người ngoại vi như Nguyễn Hoàng Đoan, Ngọc Hoài Phương... sau đó là những người trực tiếp hơn như Việt Dũng, Du Miên... Một dạo người ta thấy cả ông Duy Sinh. Làn sóng thuyền nhân đưa tới một khuôn mặt “anh em” rường cột của ông Yến – nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, và sau đó là những “anh em” khác vốn có giây mơ rể má với ông Yến suốt từ thời Chương Trình Hè cho tới 1975. Bà Yến kể:

- “Tôi không mơ mộng trông chờ gì ở tờ Người Việt lúc đó về phương diện sinh sống, về phương diện tiền bạc. Tôi hỗ trợ nhà tôi tận lực vì đó là cuộc sống của nhà tôi, vì lý tưởng của nhà tôi. Tôi cũng chua xót khi nhìn thấy những người bạn của nhà tôi say mê việc làm dù đôi khi không có cả tiền uống cà phê.”

Hình như tờ báo đã có cả chục lần kiệt quệ tài chính đến độ tận cùng, có cơ phải đóng cửa. Ông Yến vẫn không lùi bước và ông vận động những “anh em” mà sau này có tên trong Hội Đồng Quản Trị bỏ vốn tiếp sức. Đối với người ngoài cuộc cái gọi là Hội Đồng Quản Trị này là Trung Ương Đảng và họ gọi ông Yến là Đỗ Trưởng Môn với cái hàm ý rằng đó là sinh hoạt của một giáo phái, một môn phái, hay một đảng. Dù nhìn bằng cách gì đi nữa thì không thể không phủ nhận cách ông Yến đóng vai Chưởng Môn. Công ty Người Việt có lẽ là công ty đầu tiên của người Việt tỵ nạn có lề lối điều hành theo tiêu chuẩn của một công ty Hoa Kỳ với cổ đông, chia lời, có họp hành liên miên, có báo cáo thường niên. Nhưng những sinh hoạt này của công ty Người Việt vận diễn ra trong thế khép kín, anh em đóng cửa nói chuyện với nhau.

Vào lúc khởi đầu 27 năm về trước, tòa soạn Người Việt vỏn vẹn có một cái máy đánh chữ quả cầu IBM và một bàn mise ngổn ngang dao kéo, keo dán cùng những mẫu tự lớn treo la liệt trên tường. Cái tòa soạn đó lớn dần theo cộng đồng và những cải thiện kỹ thuật cần có. Khi tình hình đã đủ chín, đủ lớn, garage nhà ông chủ nhiệm không đủ sức chứa, tờ Người Việt thuê hẳn một căn phố trong khu thương mại đầu tiên của người Việt tị nạn ở đường Bolsa, và máy quả cầu lui vào bóng tối nhường chỗ cho máy photo typesetting. Tòa soạn không chỉ còn có mỗi ông Nguyễn Đức Quang mổ cò mà dần dần có cả chục người. Tờ báo mỗi ngày một phát triển và vị trí của ông Yến mỗi ngày một khó khăn thêm.

Những áp lực từ “anh em” của ông trong Hội Đồng Quản Trị, nhu cầu bành trướng của công ty, những sức ép của xã hội đè nặng lên nhưng ông Yến vẫn âm thầm, nhỏ nhẹ đánh đông dẹp bắc. Bà Yến nói:

- “Lúc nào ông nhà tôi cũng kín như bưng, không bao giờ đem chuyện xảy ra ở ngoài về nhà không bao giờ hé môi nói với tôi những khó khăn phải đối phó. Ngay đến bay giờ tôi cũng chẳng biết tại sao Nguyễn Đức Quang lại bỏ ra đi.”

Ông Nguyễn Đức Quang là đồng chí, là người giữ tay hòm chìa khóa, là người lao đao với tờ Người Việt ngay từ khi ở trại tị nạn đến Mỹ 21 năm trước bỗng một hôm sau cuộc họp của Hội Đồng Quản Trị, rũ áo rời khỏi ghế Tổng Thư Ký. Biến cố này dẫn đến biến cố khác. Dư luận đã ồn ào lên một dạo vì những thâm thủng, thất thoát tài chính của cơ sở Người Việt. Nhưng không có gì lay chuyển được sức lớn mạnh của đứa con do ông Yến dựng nên, nuôi dưỡng. Tờ Người Việt không còn chỉ là tờ Người Việt nữa mà còn có các cơ sở báo chí ngoại vi như Đài Phát Thanh VNCR, Nguyệt san Thế Kỷ 21, nhà xuất bản Người Việt, Người Việt San Diego ... Một Conglomerate của Người Việt Tỵ Nạn với Đỗ Ngọc Yến là Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị. Trước những thành công đó người phụ nữ đã chia xẻ cuộc đời trong suốt hơn 40 năm với ông Yến nghĩ gì.

- “Cái gì cũng có cái giá phải trả. Hình như trong khi nhà tôi lăn lưng đem hết nỗ lực để xây dựng tờ báo, các con tôi đã từ từ tách khỏi cộng đồng Việt Nam như một phản ứng ngược. Một điều ân hận nữa là chúng tôi không có thì giờ và tâm chí để lo lắng cho cháu út. Điều này tôi có cảm nhận là nhà tôi còn ân hận hơn cả tôi nữa. Cũng may các cháu khi đã tốt nghiệp, ra đời dần dần hiểu người bố hơn và tất cả nay đã quay về với văn hóa và cộng đồng Việt Nam. Cháu Bảo Anh đã bỏ tờ Register về làm cho Người Việt. Cháu Châu Giao mới đây đã xin nghỉ dài hạn không ăn lương để về săn sóc nhà tôi trong lúc ốm đau.

Ông Đỗ Ngọc Yến đã yếu nhiều sau bảy năm chiến đấu với bệnh tật nhưng ngay đến bay giờ đời sống đối với chính ông vẫn là “anh em”, vẫn là tờ báo Người Việt cho dù cung cách sinh hoạt của nó đã khác xa với thủa Chương Trình Hè hay tờ Người Việt bốn trang với Nguyễn Đức Quang và máy IBM ở garage nhà ông Yến tại đường Euclide. Bà Yến nói:

- “Ìt lâu trước hễ hôm nào khỏe là ông nhà tôi lại tìm đủ mọi cách để ra tòa báo. Nó như là đời sống là hơi thở của nhà tôi vậy.”

Câu hỏi cuối cùng được đặt ra là cô con gái thị xã Nha Trang Lã Phương Loan nghĩ gì về vai trò của mình trong sự nghiệp của người chồng.

- “Tôi chưa bao giờ xưng hô với ai là bà chủ nhiệm. Tôi làm việc ở tờ báo như là một nhân viên như bất cứ nhân viên nào khác. Đa số anh em và nhân viên gọi tôi là bà Loan thay vì bà Yến. Có những nhân viên mới vào làm ba bốn tháng sau chưng hửng ngạc nhiên khi biết tôi là vợ của ông Yến. Tôi thì tôi chả ngạc nhiên vì chuyện tương tự đã xảy ra nhiều lần ngày từ hồi mới cưới nhau. Điều duy nhất tôi có thể nói là tôi trọng nễ nhà tôi. Tôi hãnh diện có một người chồng như nhà tôi. Nay tôi không còn là người của nhà họ Lữ nữa. Tôi tên là Đỗ Phương Loan.”

Dù yêu ông hay ghét ông, dù là bạn ông hay kẻ thù của ông. Có lẽ không ai không đồng ý với người đàn bà cả đời đã ở sát bên ông Đỗ Ngọc Yến và nay cung cúc tận tụy săn sóc ông trong những ngày tháng bệnh tật: Ông Đỗ Ngọc Yến là một người đáng nễ. ./.

 



 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười Hai 20243:36 CH(Xem: 60)
Bởi Hồ Tây sương mờ/ hay bởi những con đường xiên xiên quen gọi mình là phố
20 Tháng Mười Một 20246:20 CH(Xem: 365)
Cây thương ủ ấm nhựa tinh
15 Tháng Mười Một 202410:11 SA(Xem: 859)
tôi còn nhớ ngã đường kia rẽ lối
10 Tháng Mười Một 202411:35 SA(Xem: 1168)
Tôi viết thơ tình gởi cho ai?/ Người ta đã dứt áo, đường mai
05 Tháng Mười Một 20247:40 SA(Xem: 1182)
Tháng Mười anh bước qua những ngày chen mưa chen nắng
25 Tháng Mười 202410:01 SA(Xem: 821)
Tôi thương chị như mẹ/ Thay mẹ nuôi dưỡng tôi
25 Tháng Mười 20249:59 SA(Xem: 762)
xuôi theo dòng Ngôn Ngữ/ mùa xuân cũng đã về
20 Tháng Mười 20249:57 SA(Xem: 834)
Tôi mông quạnh về ngang tôi/ Núi đã trọc sườn đồi lạnh
10 Tháng Mười 202410:52 SA(Xem: 556)
Nghe trong gió tiếng anh cười/ Để ta len nhẹ run chơi vơi tìm
05 Tháng Mười 20248:36 SA(Xem: 419)
tìm nhau tìm nhau để rồi tan chảy/ hẹn mùa hoa biên viễn sẽ quay về.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21445)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16141)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17802)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10500)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19033)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5309)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1994)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2610)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2382)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23710)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20153)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8989)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10086)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9360)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12548)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31996)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21639)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26804)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24201)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23010)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21149)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20291)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17800)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16858)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26115)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33397)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35682)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,