Nhạc sĩ Lữ Liên, một trong những “cổ thụ âm nhạc Việt Nam,” vừa qua đời trưa Chủ Nhật, 8 Tháng Bảy, tại bệnh viện Garden Grove, thọ 92 tuổi, ca sĩ Khánh Hà, ái nữ của ông xác nhận với nhật báo Người Việt.
Ca sĩ Khánh Hà nói: “Khánh Hà vừa đi show về đến phi trường thì được gia đình cho biết bố mới mất. Cách đây mấy ngày bố có vào bệnh viện để mổ. Hiện chưa biết chương trình tang lễ của bố như thế nào.”
“Theo Khánh Hà biết thì bố khoảng 92 tuổi, nhưng không chắc lắm vì từng nghe mẹ nói lớn hơn thế nữa,” ca sĩ Khánh Hà nói tiếp.
Nhạc sĩ Lữ Liên trước đây từng tham gia ban hợp ca Thăng Long, cùng với Thái Thanh, Hoài Bắc và Hoài Trung.
Những người con của nhạc sĩ Lữ Liên cũng theo nghiệp âm nhạc và đều có tên tuổi trong làng nhạc Việt Nam, như Tuấn Ngọc, Bích Chiêu, Anh Tú, Khánh Hà, Thúy Anh, Lan Anh và Lưu Bích.
Theo một bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, nhạc sĩ là thành viên ban nhạc trào phúng AVT rất nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam trước đây, qua các nhạc phẩm Ông Nội Trợ, Trắng Đen, Dậy Thì, v.v... và là trưởng ban kịch của Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương. Ông cũng làm việc tại đài Mẹ Việt Nam, biết sử dụng đàn nhị và từng đi lưu diễn tại nhiều quốc gia ở Châu Á, Châu Âu và Châu Phi.
Không chỉ trình diễn, nhạc sĩ Lữ Liên cũng sáng tác một số bài hát cho ban AVT như Chúc Xuân, Vòng Quanh Chợ Tết, Tiên Sài Gòn, Gái Trai Thời Đại, Lịch Sử Mái Tóc Huyền, Mảnh Bằng, Ba Ông Bố Vợ, v.v...
Khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, ông sang định cư tại Hoa Kỳ và tái lập ban nhạc AVT, nhưng với thành phần khác.
Nhạc sĩ Lam Phương, một trong những người sáng tác nhiều bài hát làm rơi lệ biết bao người, mà nổi tiếng nhất là bài “Thành Phố Buồn,” vừa ra đi ở tuổi 83, vào lúc chiều tối Thứ Ba, 22 Tháng Mười Hai.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-260-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Khi gặp Bùi Xuân Phái, thấy nhau, chúng tôi cùng bùi ngùi. Chúng tôi không nói được với nhau một lời nào!.! chỉ nhìn nhau. Mặc cho những giọt mắt già nua, hiếm hoi, lặng lẽ chảy…
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.