NGUYỄN TRỌNG TẠO - Ngày Giỗ "thi Sĩ Thật" Trần Dần

29 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 30628)
NGUYỄN TRỌNG TẠO - Ngày Giỗ "thi Sĩ Thật" Trần Dần

blankTết nay báo Tiền Phong đăng bài “Thi sĩ giả – Thi sĩ thật” của Trần Dần viết 50 năm trước mà như vừa mới viết hôm qua. Ông bảo đi hỏi vợ mà xưng là thi sĩ thì người ta hết vía, người ta nhìn từ cái tóc, cái lông mi của anh

Vậy mà suốt đời ông chỉ lao tâm khổ tứ vì thơ. Rồi cũng hỏi được vợ, mà được vợ yêu hết lòng, cùng chịu trăm đường cay cực với chồng cho đến khi ông mất cách nay 13 năm. Nhớ thời ông vào Huế, ba buổi chiều liền ra ngồi một mình nhìn sông Hương và trở về thu được 3 chữ cho Huế là “Nhân Loại Tím”.

Ngày ông mất, tôi vừa từ Huế ra họp ở báo Văn Nghệ, anh Hữu Thỉnh giao luôn cho tôi tổ chức trang báo về ông. Đám tang ông hoa chất trên mộ cao như núị Chúng tôi ở lại thắp nén hương cuối rồi mới cùng gia đình ông trở về. Nhà văn Nguyễn Hữu Đang đi cùng xe với Hữu Thỉnh và tôi, lặng lẽ nuốt nước mắt. Rồi ông chép vào cuốn sổ ghi điện thoại của tôi câu đối: “Nào công, nào tội, rằng nhục, rằng vinh, thương số phận Khuất Nguyên, Nguyễn Trãi/ Vẫn nước, vẫn nhà, biết thời, biết thế, quý cuộc đời Phạm Lãi, Trương Lương”. Chắc ông cũng đang nghĩ thế về Trần Dần.

Từ đó, hàng năm cứ đến ngày 9 tháng 12 âm lịch là anh em văn nghệ lại đến nhà thắp hương tưởng nhớ Trần Dần và dự đám giỗ ông. Năm ngoái tôi đi vắng nên năm nay dù đang dự họp tổng kết của Trung tâm bản quyền Âm nhạc vẫn cứ chạy về nhà ông. 

Bà Khuê và mấy người con thật hiền lành và chu đáo đón khách. Nhiều văn nghệ sĩ tựu về đâỵ Dương Tường, Nguyễn Xuân Khánh, Đỗ Hồng Quân, Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Đình Toán, Đinh Quang Tỉnh, Đoàn Tử Huyến, Đà Linh, Nguyễn Anh Tuấn, các nhà báo Lương Bích Ngọc, Hòa Bình, Minh Hà… như đến cùng một lúc. Chúng tôi đến đã thấy hai nhân vật nổi tiếng là giáo sư Nguyễn Huệ Chi và nhà giáo Phạm Toàn vừa thắp hương kính lễ. Nhưng nhiều người bạn của ông không còn nữạ Chúng tôi thấy trống vắng Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Hữu Mai… là những người chí cốt. Nhà thơ Hoàng Cầm thì đang cầm cự với căn bệnh tuổi tác… Tuy vậy lại có thêm những người trẻ. Họ là những thạc sĩ, tiến sĩ vì yêu quý thơ văn của ông nên chọn làm luận án, luận văn mà trở thành thân thiết với gia đình…

Nhớ lúc sinh thời, nhà thơ Trần Dần rất thích ăn quà bánh. Ông ăn chậm như để thưởng thức từng chút ngon cầu kỳ của người kẻ chợ. Ông bảo mắt ăn màu sắc, mũi ăn hương ăn mùi, lưỡi ăn mặn ngọt chua cay, còn cái tai thì ăn âm thanh. Chả thế mà ông thích bữa ăn có bánh đa để được nghe tiếng rau ráu thật vuị Những mâm cỗ giản dị nhưng vẫn có mòn quà ông thích là bánh giò. Người bạn mới của gia đình đã tầm mua được thứ bánh giò gấc màu gạch cua thật độc đáo khiến cho mâm cỗ thêm màu sắc. 

Ngoài đời là thế, nhưng trong sáng tạo văn học nghệ thuật, ông là một nhà cách tân không mệt mỏị Từ năm 1946 ông đã cùng Trần Mai Châu, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Địch, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Văn Tậu lập nhóm Dạ Đài chủ trương thơ tượng trưng nhưng với ý thức vượt lên trên quan niệm sẵn có để làm một cuộc tiếp biến, đưa nhóm mình theo một hướng riêng, đề cao trực giác, vô thức và tiềm thức của con người trong sáng tạo cũng như trong cảm thụ thi cạ

Nhóm vừa ra được tuyên ngôn nghệ thuật thì kháng chiến bùng nổ, ông tham gia quân đội, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và đã viết nên cuốn tiểu thuyết “Người người lớp lớp” nổi tiếng lúc bấy giờ. Ông cũng là một “thủ lĩnh trong bóng tối” của nhóm NVGP đề cao tự do văn nghệ nhằm tìm tòi những sáng tạo mới cho văn học. Nhưng sự đổ vỡ đã dạy ông sự kiên định với chí hướng cách tân hơn nữạ 30 năm lặng lẽ làm thơ, ông đã viết nên “Mùa sạch” và tiểu thuyết thơ “Cổng tỉnh” tạo ảnh hưởng lớn về ngôn ngữ và thi pháp nghệ thuật đối với những nhà thơ Việt Nam hiện đạị 

Bên cạnh quá nhiều nhà thơ bậc trung, Trần Dần luôn bộc lộ bản lĩnh thơ của người khai phá. Những “con chữ” của ông luôn cựa quậy cùng sự sống. “Làm thơ là làm chữ, làm con chữ” là một quan niệm được ông tận hưởng và chia sẻ trong cả quá trình sáng tạo lâu dàị Chính vì thế mà thơ ông không lẫn với người khác, và thực tế ông đã tạo ra một từ trường thơ thu hút bao ngườị Ông là một người đầy khát vọng về cuộc sống tốt đẹp. Đó cũng là khát vọng đi tới chân trời nghệ thuật rộng mở. Vì thế mà tâm sự của ông khiến người ta còn mãi mãi suy nghĩ và chia sẻ:


“Tôi khóc những chân trời
 không có
 người bay
Lại khóc những người bay
 không có
 chân trời”

Và tài năng thực sự là không thể phụ bạc, cuối cùng ông đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT.
 
Ngày giỗ ông năm nay, chúng tôi được bà Khuê tặng cuốn hùng ca “Đi! Đây Việt Bắc” của ông lần đầu tiên xuất bản trọn vẹn. Và tôi mở tình cờ gặp câu thơ đầy tin tưởng của ông về người chiến sĩ:

Hãy tin chắc
 Rồi ta
 Xứng đáng
Một vòng hoa đỏ nhất
 Phủ quan tàị

Đó cũng là niềm tin của người thi sĩ – thi sĩ thật – thi sĩ đích thực – Trần Dần.

Hà Nội 23/1/2010 

NGƯỜI PHIÊN DỊCH CHÍNH MÌNH
Nhớ Trần Dần 


Mưa rơi không cần phiên dịch
em làm sao phiên dịch đời anh
một khối đá câm
tạc thành ngôn ngữ
một đối thoại câm
thốt ra con chữ

anh phiên dịch chính anh người người lớp lớp
anh phiên dịch chân trời đồng nghĩa với người bay
em từ Huế
anh dịch: Nhân loại tím
giờ mồ anh hoa viếng thành núi lớn
hoa không cần phiên dịch phải không anh?

thi sĩ hỡi, bao giờ anh trở lại
cầm trên tay Mùa sạch mở từng trang!

Hà Nội 17.1.1997

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Ba 20248:18 SA(Xem: 225)
dutule.com xin giới thiệu thơ Lê Nguyên Thu
18 Tháng Ba 20248:28 SA(Xem: 581)
Về từ café Cây của Thảo 2016)
14 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 1087)
dutule.com giới thiệu thơ Lương Phan Huy Bảo
10 Tháng Ba 20249:26 SA(Xem: 600)
Mẹ chỉ có thể hôn lên trán con khi con nằm ngủ
05 Tháng Ba 202411:07 SA(Xem: 638)
Mảnh vườn chật nắng nhưng còn thiếu/ Một dáng ai ngồi dưới gốc hoa
02 Tháng Ba 20247:56 SA(Xem: 655)
Chẳng lẽ là phải đến thăm nhau/ Mới hiểu con đường gập ghềnh là thế?
29 Tháng Hai 20249:30 SA(Xem: 676)
đây là trò ảo thuật không cần sân khấu
24 Tháng Hai 20243:51 CH(Xem: 702)
chắc tôi buồn hơn cha buồn đêm cũ
18 Tháng Hai 20245:51 CH(Xem: 881)
Cuối năm chẻ dọc lời thề/ Có đi thì phải chốn về, mới đi
16 Tháng Hai 20242:43 CH(Xem: 983)
U quay mặt vào tường/ vĩnh biệt con.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16809)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12045)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18825)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9021)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8118)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 446)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 816)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1017)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22337)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13896)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19085)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8692)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8389)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10935)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30586)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20742)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25362)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21611)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19668)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17960)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16822)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24369)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31806)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,