Trò chuyện với H/S Lê Thánh Thư - 8

02 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 10462)
Trò chuyện với H/S Lê Thánh Thư - 8

 

hoasen_03-content-content

 

Câu hỏi của độc giả Hai Trầu

Kinh Xáng Bốn Tổng ngày 24 tháng 09 năm 2012

Thưa hoạ sĩ Lê Thánh Thư,

Xin chân thành cảm ơn ông đã trả lời ba câu hỏi mà tôi đã mạo muội thưa cùng ông. Nhận thấy ông có lòng với bạn đọc, nên tôi xin gởi đến ông thêm vài câu hỏi nữa với hy vọng ông không nỡ phụ lòng.

1/ Trước nhứt, đọc lại phần giới thiệu, được biết ông quê ở Bình Định; mà Bình Định lại còn là đất văn vật với Hàn Mặc Tử đời trước, rồi sau này có Võ Phiến mà nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc đã nhận định: “Nếu cần phải tìm cho Võ Phiến một nhãn hiệu, chúng ta có thể gọi ông là nhà văn của thế kỷ XX.”(1). Rồi còn có thi sĩ Quách Tấn với “Nước Non Bình Định” mà nhà văn Nguyễn Hiến Lê có lần đã ghi cảm tưởng: “Tôi nghĩ dù không có Mùa Cổ Điển và tập Mộng Ngân Sơn, một tập chứa nhiều bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt rất hay, mà sau này ai có muốn làm tiếp công việc phê bình của Hoài Thanh tất phải nhắc tới, dù không có hai tập đó đi nữa, thì chỉ nội công phu viết địa phương chí cho Bình Định, thi sĩ cũng xứng đáng là người con của Bình Định rồi.”(2) . Thêm nữa, còn có Nguyễn Mộng Giác sau này với “Sông Côn Mùa Lũ”, “Mùa Biển Động” ra đời vào mấy năm gần cuối thế kỷ XX. Chắc có lẽ Bình Định của ông còn nhiều nhân tài nữa mà tôi chưa được biết hết. Thế nên, được sanh ra và lớn lên nơi vùng đất nhiều nhân tài ấy, là một người làm thơ và vẽ tranh, ông nghĩ gì về các nhân tài nơi xứ xở của ông mà tôi vừa lược kể? Ông có lấy làm hãnh diện về họ, về đất Qui Nhơn của ông không, thưa ông ?

2/ Nhơn nhắc đến thi sĩ Quách Tấn, tôi lại nhớ trong lá thư đề ngày 03 tháng 10 năm 1980 gởi cho nhà văn Nguyễn Hiến Lê, ông đã viết: “Anh (tức nhà văn Nguyễn Hiến Lê) không chuyên về thơ, song nhận xét về thơ rất tinh vi, rất sâu sắc. Tôi nhận thấy phần đông các nhà thơ nhận thức thơ cạn cợt vô cùng. Họ chỉ thấy cái hay trong thơ của họ và của bạn bè họ mà thôi. Tôi rất ghét thói đó. Thơ của bạn mà không hay thì nếu vị mích lòng không chê, nhất định không khen dù khen lấy lệ.”(3)

Ông nghĩ sao về nhận xét ấy của tác giả Nước Non Bình Định, và Xứ Trầm Hương?

3/ Nhớ có lần cách nay mấy tháng, tình cờ trong một buổi cà phê sáng tại nhà một bạn trẻ, tôi có gặp nhà văn Nguyễn Đình Toàn bên ly cà phê nóng và tôi mạo muội nêu lên ý kiến: “Trong các bộ môn nghệ thuật, như văn thơ nhạc họa thì ngôn ngữ âm nhạc có nội lực mạnh mẽ nhất. Chẳng hạn một bài thơ hay một quyển tiếu thuyết dù hay cách mấy đi chăng nữa, người ta chỉ mê nó và đọc nó ở một thời nào đó thôi dù sau này có dịp đọc lại người ta ít háo hức như hồi đọc lần đầu nếu không muốn nói là cái hay lúc mới đọc lần đầu đã phai nhạt đi rất nhiều. Còn âm nhạc thì không; một bản nhạc nào đó mình mê dù sau nầy lâu lắm rồi mới nghe lại thì âm điệu và lời nhạc êm đềm ấy vẫn làm trái tim ta thổn thức bồi hồi nhiều lúc không cầm được những giọt nước mắt chảy tràn trong khóe mắt.” Nhà văn Nguyễn Đình Toàn cắt nghĩa về điều này, đại ý : “Vì trong trong âm điệu và lời ca của mỗi bản nhạc nó có chứa chút kỷ niệm, chút quá khứ, chút hình bóng mà người nghe đã có lần trải qua khi nghe nó lần đầu rồi!”

Vậy thưa ông, trong thơ và tranh của ông có bài thơ nào hay bức tranh nào từ trước tới giờ đã làm người đọc thơ, người xem tranh của ông xúc động đến rơi nước mắt không ?

4/ Trong cuốn “Một Quan Niệm Về Sống Đẹp”, Lâm Ngữ Đường có nhắc câu cách ngôn của Trương Trào, một thi sĩ giữa thế kỷ XVII, mục “Bàn Chung Về Đời Sống”, có ghi: “Người nên giống một bài thơ, vật nên giống một bức họa.”(4)

Là một người vừa làm thơ vừa vẽ tranh, ông nghĩ sao về câu cách ngôn trên?

Trân trọng kính chào ông.

Hai Trầu

--------------------------

Cước chú:

1/ Võ Phiến, của Nguyễn Hưng Quốc, nhà xuất bản Văn Nghệ (California), năm 1996.

2/ “Quách Tấn- Nguyễn Hiến Lê: Những bức thư đầm ấm” do Quách Giao sưu tầm. nhà xuất bản Tổng hợp TP/HCM, năm 2010, trang 449.

3/ “Quách Tấn-Nguyễn Hiến Lê: Những bức thư đầm ấm” (sđd), trang 308.

4/ “Một Quan Niệm Về Sống Đẹp” của Lâm Ngữ Đường, do Nguyễn Hiến Lê lược dịch. Sài Gòn, ngày 30-12-1964,

Họa sĩ Lê Thánh Thư trả lời độc giả Hai Trầu:

1- Đó là những tên tuổi đã ghi dấu ấn trong nền văn chương Việt Nam. Là người con của mảnh đất văn vật Bình Định, tôi tự hào về họ.

2- Tôi xin được phép không trả lời câu hỏi này. Vì thi sĩ Quách Tấn đã chết.

3- Tôi đồng quan điểm với nhà văn Nguyễn Đình Toàn.

Tôi chỉ quan tâm đến việc vẽ và viết. Làm sao biết được tác phẩm nào của tôi lấy được nước mắt người xem, người đọc.

4- Theo tôi, câu cách ngôn trên có tính thi vị hóa. Mong con người bình tâm trước đới sống vốn nghiệt ngã và đấy biến động này.

Lê Thánh Thư

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 6374)
Thưa ông, hôm nay tôi có mấy câu hỏi nhỏ gửi cho ông đây. Đó là tôi có đọc “Khói trắng thiên đường” của ông và thấy ông có ghi lại một vài đoạn thơ của ông. Tôi rất thích mấy đoạn thơ ngắn ấy. Vậy ông có thể vui lòng cho tôi biết:
05 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 7773)
Hầu như mọi người đều nhận thấy tiểu thuyết hay truyên dài của ông thường dựa trên những dữ kiện thực. Phần hư cấu có rất ít. Vậy cá nhân ông đánh giá thế nào về những truyện hoàn toàn được xây dựng trên hư cấu?
06 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 7674)
Tôi theo dõi gần như khá đầy đủ những tác phẩm ông đã xuất bản. Do đấy, tôi được biết ông từng gặp khó khăn với một vài tác phẩm của mình. Vậy thì đứng trước những khó khăn ấy ông đã có thái độ nào?
07 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 7485)
ông sẽ nói đôi điều về tình ái với bạn đọc chứ? Nó xuất hiện, xoa dịu, chữa lành những bi kịch khác ra sao, nó có nhất thiết tồn tại trong một tác phẩm không, và liều lượng, vai trò của nó như thế nào góp vào thành công của tác phẩm
24 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6865)
Có người cho rằng truyện ngắn là một mảnh của truyện dài ngắt ra. Ông có đồng ý với quan niệm này hay ông có quan niệm khác? Nếu ông có quan niệm khác thì xin ông trả lời rõ ràng cho tôi được hiểu.
09 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 7474)
Ông Du Tử Lê nói, ông là người rất giầu có về vốn sống. Từ đó tôi có 4 câu hỏi nhỏ mong ông trả lời đó là:
02 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6729)
Tôi có mua và đã đọc cuốn “Khói trắng thiên đường” của ông. Câu hỏi của tôi là ông có thể cho tôi biết là có bao nhiêu phần trăm sự thật trong truyện này?
25 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 11489)
Nhà văn Đào Hiếu sinh tại Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Tốt nghiệp cử nhân văn chương, đại học Văn khoa Sài Gòn 1972. Sau năm 1975, ông công tác tại báo Tuổi Trẻ và nhà xuất bản Trẻ... Cùng gia đình, ông hiện sống tại Sài Gòn
24 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7665)
Thưa ông: Những đề tài đó có xuất phát từ những cảm nghiệm cá nhân của ông không? Nếu có thì chừng bao nhiêu phần trăm?
04 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7569)
Kim Loan : Thưa anh, theo tôi nghĩ, người viết phiếm như ông thì bất cứ lúc nào, đi đâu cũng lắng tai nghe, thâu nhận...để rồi về viết. Như thế đời sống lúc nào cũng lăm lăm dòm ngó mọi chuyện để viết, thế thì chán chết. Chẳng lúc nào mình sống thoải mái, phải không thưa anh?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21391)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16121)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17782)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10484)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19024)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5294)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1980)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2593)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2374)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23699)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20142)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8973)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10064)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9344)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12520)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31971)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21632)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26780)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24182)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22993)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21132)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19050)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20277)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17793)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16851)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26087)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33370)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35672)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,