HỒ SĨ VỊNH - Thơ Đương Đại Đang Khủng Hoảng?

24 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 9788)
HỒ SĨ VỊNH - Thơ Đương Đại Đang Khủng Hoảng?

Đi tìm nguyên nhân của thực trạng trên của thơ đương đại, từ một hướng tiếp cận văn hóa đọc, tôi chọn ra mấy nội dung học thuật sau:

hosivinh-w-content

Giáo Sư Hồ Sĩ Vịnh


1.Mơ hồ về lý tưởng xã hội của thơ ca.
Làm thơ là sáng tạo, là đam mê, có khi say nhiều hơn tỉnh. Người cổ đại gọi nhà thơ là "nhà tiên tri". Các nhà thơ lớn thường nhận mình là "nhà thơ - công dân", là "tiếng dội" của cuộc sống, là hơi thở của thời đại. Muốn xứng đáng với danh hiệu đó, nhà thơ phải có tài đã đành, nhưng trước hết phải có lý tưởng xã hội, phải dồn tích năng lượng, nhiệt huyết của mình để ngọn lửa cảm hứng sáng tạo luôn cháy sáng. Lý tưởng xã hội là mục đích cao nhất, là lẽ sống đẹp nhất của nhà thơ. Lý tưởng cần cho mọi người. Ông vua không làm đúng lý tưởng của mình, thì dân có quyền lật đổ. Sáng tạo, tự do mà không vì con người, không có mục tiêu thì chỉ là hư tưởng, vô dụng. Mươi năm gần đây, hiện tượng một số nhà thơ trẻ muốn nổi danh ngay, liên tiếp đưa ra những tuyên ngôn cao ngạo. Những câu thơ buông tuồng, thô thiển thỉnh thoảng xuất hiện trên các trang báo. Ngày xưa các nhà thơ lớn đã có lời răn: "Danh lợi, tước lộc thường đi đôi với vạ lớn" (La Ẩn - nhà thơ đời Đường trong bài "Ngụ hoài" có câu: "Danh lợi ngoài thân chớ vội cầu/ Tước lộc có vui nhưng vạ lớn"). Văn chương, thơ ca là sự nghiệp của nghìn đời (văn chương thiên cổ sự). Nhà thơ là con ong khôn ngoan biết hút mật ở các loài hoa về xây tổ ấm cho thơ, cho cộng đồng, chứ không đi đốt bậy người đời, dễ bị người ta châm lửa, hun khói xua đuổi, có khi vỡ cả tổ. Nhà thơ có quyền viết bất cứ đề tài nào, khai thác mọi nỗi niềm sâu kín của tâm trạng: nổi đau, niềm vui, hạnh phúc, bất hạnh ... nhưng khi bài thơ được công bố thì nó không còn là của riêng nhà thơ mà của xã hội, là đối tượng cảm thụ của hàng trăm nghìn thị hiếu khác nhau. Khen - chê, chấp nhận - từ chối là chuyện của dư luận xã hội. Nhà thơ không vì được khen mà cao ngạo, bị chê mà chán nản. Hiệu ứng của sự khen - chê nằm ở tài năng, trước hết là ở tấm lòng người viết, ở lý tưởng xã hội mà nhà thơ theo đuổi. Một số người cứ thiên kiến nghĩ rằng, lý tưởng xã hội là cái nằm ngoài văn chương, do sự áp đặt của một tổ chức nào đó. Không phải! Nó là bầu máu nóng, là cảm hứng chủ đạo của bất cứ nhà thơ nào dù chỉ viết một dòng. Để khẳng định một thái độ sống, một nhà sinh quan được lý tưởng xã hội định hướng, Chế Lan Viên viết: "Ta đẻ ra đời, sao khỏi những cơn đau/ Hãy biết ơn vị muối của Đời cho thơ chất mặn".
 
 2. Cách tân, sáng tạo là quy luật tự nhiên, tự tại của thơ ca.
Cách tân không phải là mục đích, mà chỉ là phương tiện, là thao tác kỷ xảo, là sự tìm kiếm ý tưởng mới, hình tượng mới, ngôn từ lấp lánh. Sở dĩ ta gọi trường phái thơ 1932 - 1945 là THƠ MỚI là vì các nhà thơ rất có ý thức cách tân (nhờ ảnh hưởng của giao lưu văn hóa đầu thế kỷ XX) làm xuất hiện nhiều nhà thơ tài hoa. Qui trình cách tân đưa thơ đến với số đông bạn đọc, nhất là thanh niên, học sinh. cũng không thể có thơ hay. Muốn cách tân gì thì cách, trước hết nhà thơ phải có tài. Trong thơ ca, tài năng là sự chân thật, chân thật tối đa. Ở đây nhà thơ và nhân vật trữ tình là một, trùng khít đến mức khó tách làm hai. Mọi thứ giả vờ, làm dáng, cường điệu cảm xúc của người viết thật xa lạ với tính chân thật trong thơ. Có đau thì nói đau, nỗi đau của người trong cuộc. Có đủ kiến thức để khái quát câu thơ thành triết lý sống, thì cứ việc làm, chứ vay mượn sống sượng dù là của ai cũng không khó bị người đọc lật tẩy. Trong thơ đương đại, do tâm lý hấp tấp, hiện tượng "ăn non" quả chưa chín đã hái, nên vừa chát, vừa chua. Thông thường khi làm thơ, nhà thơ khó phân biệt đâu là trái tim, đâu là bộ óc, đâu là cảm xúc, đâu là trí tuệ, đâu là phi lý, đâu là hữu lý (đánh giá thơ không có chuyện đúng - sai, chỉ có hay - dở), nhưng khi bài thơ ra đời, được đông đảo người đọc đón nhận là nhờ hình tượng thơ mới - lạ, tình cảm nhà thơ thăng hoa, năng lượng tinh - khí - thần của bài thơ tỏa sáng. Trong thơ ca kháng chiến ở cả hai giai đoạn nhiều bài thơ viết về đề tài mất mát, bi thương, về chia ly, mặc dù kỹ thuật có chỗ chưa thật hoàn hảo, nhưng vẫn đọng lại sâu thẳm trong lòng người qua nhiều thế hệ: "Màu tím hoa sim", "Núi đôi", "Quê hương", "Hương thầm", "Cuộc chia ly màu đỏ".. v.v... Viết về đề tài Tổ quốc, lãnh tụ, người phụ nữ Việt Nam, thiên nhiên đất nước, các nhà thơ đều để lại những trang thơ vừa đạt tầm triết lý, vừa mang cảm xúc dạt dào của nhiều thế hệ. Hiện nay, nhiều bài thơ được gọi là thơ - văn xuôi, nhưng đọc lên nghe sao lổn nhổn, lủng củng. Nếu là thơ thì ít ra là nhạc tính, nếu là văn xuôi là sức khái quát của văn tự sự. Khi cách tân thơ, một nhà thơ cảnh báo: Mỗi lần cách tân, thơ thường mở cửa và văn xuôi tràn vào. Có hiện tượng tàn phá của văn xuôi khi tràn vào thơ. Sự tàn phá đó đưa lại hệ lụy: Thơ mà không phải thơ. Ở chỗ này, tôi thấy nhận xét của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý là đáng trân trọng: "Tôi nhận ra sự lặp lại, mòn cũ và ồn ào trong một số bài thơ viết về đất nước hiện nay. Ít lắm những sáng tạo mới về cấu trúc, hình tượng, ngôn từ. Thơ nghiêng về sự ầm ào, cao giọng, tuyên truyền cổ vũ mà không có câu hay, những ám ảnh lâu bền. Thoạt nghe có vẻ mênh mông, hoành tráng, nhưng khi đọc kỹ bằng mắt ta thấy vô vàn sáo rỗng, cũ kỹ...". 

3. Không có phông văn hóa, thiếu tri thức triết - mỹ, nhà thơ khó đi được xa.
Có nhà văn hóa nói, gốc của cây thơ là phù sa văn hóa, là tri thức của nhiều lĩnh vực khoa học và là sự lịch duyệt, trải nghiệm. Nhà thơ mà chỉ dừng lại ở cảm xúc bàng bạc, trí tuệ nông cạn, tầm tưởng tượng thiếu hụt... thì dễ dẫn đến tình trạng rối loạn hình tượng, nghèo nàn ngôn ngữ. Đó là chưa nói sự bắt chước vồ vập một vài khuynh hướng thơ hiện đại, hậu hiện đại của bên ngoài. Giả dối là điều tối kỵ trong nghệ thuật, rất tối kỵ trong thơ. Nói chuyện với các nhà thơ trẻ, M.Gorki đã phân biệt nhà thơ và người thợ thơ. Người thứ nhất luôn ý thức, phấn đấu nhọc nhằn để có tâm lý sự kiện, thân phận ngang trái của con người, chiều sâu tình cảm, tính đa nghĩa, đa sắc của ngôn ngữ thơ; còn người thứ hai thường bằng lòng, dễ dãi trước nhiều hiện tượng dồn dập của cuộc sống, sa đà vào lối liệt kê, chắp nối từ ngữ, thiếu vắng cảm hứng thi ca, nên thơ biến thành vè. Liên quan tới nội dung này, tôi nêu hai ý niệm vẻ đẹp câu thơ và cái mới trong thơ. Có nhà mỹ học nói, mọi thể chế chính trị sẽ qua đi, câu thơ đẹp vẫn tồn tại mãi mãi. Điều đó đúng khi cái Đẹp gắn liền với cái Thiện. Nhà triết học Đức, E.Căng nói đại ý: Lý tưởng của chân lý là của Thượng đế, còn lý tưởng của cái Đẹp là của con người. Cái trước nằm ở giai đoạn "cảm thụ tự nhiên", còn cái sau là "cái phải trở nên". Thơ gắn với Chân, Thiện, Mỹ giống như thỏi nam châm có sức hút, sức cảm hóa mọi thị hiếu, mọi người đọc ở nhiều thời đại. Còn cái mới trong thơ tìm ở đâu? Tất nhiên không phải từ trên trời rơi xuống, cũng không phí công lục lọi trong đống phế loại từ ngoài biên giới lọt vào, càng không phải vắt óc trần trụi nghĩ ra. Nó ở trong biển kiến thức mênh mông và sâu thẳm của loài người. Nó có được là nhờ tài năng, tầm nhìn, sự định hướng sức bay của trí tưởng tượng (tưởng tượng thiếu định hướng dễ biến thành "con điên trong nhà"). Nhà thơ phải cậy học vấn. Xin đừng hiểu nhầm học vấn là bằng cấp, học vị, mà là thực học, thực tài, trải nghiệm cuộc sống. Nhà thơ Pháp Ch. Beaudelaire rất quí trọng trường học đường đời: "Tôi có quá nhiều kỷ niệm như thể đã sống nghìn năm để đòi hỏi sự đọc". Còn Đổ Phủ: "Đọc thơ phú vạn quyển, hạ bút như hữu thần". Có thể có học vấn mà thơ không hay, nhưng có bài thơ hay, câu thơ để đời thì nhà thơ có học vấn cao rồi đấy! Cha ông ta thường dạy: "Bản chất của văn chương tự học vấn mà ra, học vấn uyên bác thì văn viết mới hay. Có lẽ nào văn chương lại làm cho người ta kiêu căng!?" (Lê Quí Đôn). Trong biển cả tri thức khổng lồ của nhân loại, có cái vừa cao siêu, vừa thiết thực, vừa bổ ích, vừa vô bổ, việc đi tìm cái mới trong đời sống và trong nghệ thuật để ứng dụng vào lý thuyết thơ và sáng tạo thơ cũng phải liệu sức mình, giống như bơi trong biển cả; cần biết cách đọc, cách tiếp cận, chớ lóa mắt, tuyệt đối hóa một hiện tượng nào, dù là thần tượng. Paul Bourjée cho rằng, nhà thơ cần phải biết các triết thuyết, tri thức xã hội học, tâm lý học mới nhất mà mình đọc được và cần theo đuổi "niềm say mê trí tuệ". Các nhà thơ trẻ cần giữ vững bản lĩnh khi tìm đến cái mới, cái lạ. Không phải cái mới, cái lạ nào cũng đi tận cùng sáng tạo. Những dữ kiện nào cần cho thơ? - Đó là sự săn đuổi những đề tài xã hội và thân phận con người, tri thức cần và đủ cho cảm hứng, phản xạ, kho tàng ngôn từ, kỷ xảo thơ (vần, âm luật, điệp âm, hình ảnh, văn khí...). Mọi thứ bắt chước kỳ quặc, thô kệch, mọi thứ suy nghĩ rối rắm, ngôn từ bệnh hoạn (mot malade) hiện tượng làm ô nhiễm ngôn ngữ, cách diễn đạt rắc rối, gượng gạo, vờ vĩnh về đề tài tình dục, tình yêu nam nữ đều xa lạ với thơ đương đại và hệ lụy là bạn đọc xa lánh.
(Nguồn Lê Thiếu Nhơn)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
24 Tháng Ba 20235:18 CH(Xem: 60)
Tôi gặp nhà văn Minh Quân lần đầu tại nhà nhà văn Võ Hồng ở Nha Trang năm 1973.
04 Tháng Ba 202310:00 SA(Xem: 179)
Chưa bao giờ tôi ước mình là công dân một nước khác.
27 Tháng Hai 202310:33 SA(Xem: 198)
Thi sĩ Nguyên Sa đã nói “Làm thơ hay dễ lắm. Thơ hay như một đường gươm bén. Làm thơ dở mệt lắm, giống như đi cày!” Khi gặp anh, tôi nói rất tâm đắc câu nói về chuyện làm thơ hay của anh. Nguyên Sa nói thêm, thật ra không có thơ dở. “Cái gọi là thơ dở không phải là thơ!”
24 Tháng Giêng 20233:21 CH(Xem: 181)
Nhà văn hóa Nguyễn Vỹ đã gắn bó, hoạt động năng nổ, đầy tâm huyết nên có con đường mang tên Nguyễn Vỹ!
06 Tháng Giêng 20239:23 SA(Xem: 225)
Năm 1943, Nguyễn Bính cùng Vũ Trọng Can và Tô Hoài rủ nhau làm một chuyến giang hồ từ Hà Nội vào Sài Gòn.
30 Tháng Mười Hai 20222:00 CH(Xem: 227)
Nói về chuyện mê đồ cổ thì chắc không ai bằng Vương Hồng Sển
05 Tháng Mười Hai 202210:08 SA(Xem: 283)
Có khi nào chúng ta tự đặt ra câu hỏi: đời sống văn học cần nhà phê bình để làm gì?
28 Tháng Mười 202211:40 SA(Xem: 414)
làm thơ mà không có chất liệu sống, thì khác gì muốn nấu cơm nhưng hết gạo
15 Tháng Mười 20224:05 CH(Xem: 497)
Sau 1954, tôi sống nhiều năm ở Hà Nội, nhưng lúc này tôi lại biết một ông Lưu Trọng Lư khác:
10 Tháng Mười 202210:37 SA(Xem: 686)
Trần Tuấn Kiệt là một nhà thơ lớn. Không chỉ vì anh từng hai lần đoạt giải Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Toàn quốc (VNCH) - thường được gọi là “Giải thưởng Tổng Thống” vì do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khởi xướng thành lập năm 1967. Trần Tuấn Kiệt đoạt Giải nhất bộ môn Thơ năm 1967 - 1969,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 7654)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8644)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18136)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 5858)
Trong sinh hoạt âm nhạc tại miền nam VN, 20 năm (1954-1975) rất nhiều người biết tên tuổi nhạc sĩ Ngọc Chánh.
(Xem: 8426)
Họ Phạm còn được nhìn nhận là người khai sáng môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, ở miền nam California.
(Xem: 16143)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 4577)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
(Xem: 221)
Thơ Du Tử Lê sang trọng, giàu hình tượng, điển tích cùng với mối liên tưởng phong phú đi sâu vào tầng lớp sinh viên, trí thức.
(Xem: 9934)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 10089)
“Ngay sau khi gặp ông, tôi đã bước sang “chặng đường ngỡ ngàng.” Không ngỡ ngàng sao được khi mà đứng bên ông
(Xem: 15806)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5632)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5516)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 5925)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6119)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26431)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18296)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21655)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19586)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18051)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15481)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14580)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14772)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13801)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13595)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20683)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 27880)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32130)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,