Khi Tôi Chết Hãy Đưa Tôi Ra Biển - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Tịnh Hiếu
Ý kiến bạn đọc
01 Tháng Giêng 20138:00 SA
Thiên Phụng
Khách
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển đời lưu vong không cả một ngôi mồ vùi đất lạ thịt xương e khó rã hồn không đi sao trở lại quê nhà
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển nước ngược dòng sẽ đẩy xác tôi đi bên kia biển là quê hương tôi đó rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối biết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển đừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi những năm trước bao người ngon miệng cá thì xá gì thêm một xác cong queo
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển cho tôi về gặp lại các con tôi cho tôi về nhìn thấy lệ chúng rơi từ những mắt đã buồn hơn bóng tối
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển và trên đường hãy nhớ hát quốc ca ôi lâu quá không còn ai hát nữa (bài hát giờ cũng như một hồn ma)
khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết đời lưu vong tận tuyệt với linh hồn. 12.77 (Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển, Trích Thơ Tình / Love Poems, in lần thứ 4.) 1. Chúng tôi đã tìm nghe lại bài nhạc phổ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, do ca sĩ Lê Hồng Quang trình bày. Bài nhạc có cấu trúc (AA’- BB ’- A’- Coda) -Đoạn AA’ viết ở cung trưởng. -Đoạn BB’ chuyển qua cung thứ, nét nhạc với phần hòa âm chứa đầy kịch tính và phát triển tự do theo hướng cảm xúc của tác gỉa. (do đó lời ca đã hoàn toàn do ông phóng tác). -Lặp lại đoạn A’. -Coda để kết. Thuộc loại Ca khúc nghệ thuật, nên thường chỉ được các ca sĩ có đẳng cấp chọn để trình diễn trong các chương trình Nhạc thính phòng với Dàn nhạc giao hưởng qui mô rộng lớn. 2. -Còn bài thơ dài cả trăm câu “Khúc Thụy Du” của nhà thơ Du Tử Lê , có thể giữ nguyên chỉ đọc với chữ nghĩa riêng của Thơ để thấy hết được sự ghê rợn, dã man, tàn bạo của chiến tranh. ………………………………… trên xác người chưa rữa trên thịt người chưa tan trên cánh tay chó gặm trên chiếc đầu lợn tha tôi sống như người mù tôi sống như người điên tôi làm chim bói cá lặn tìm vuông đời mình… -Và cũng có thể chỉ để nghe âm thanh thiết tha của giai điệu từ bài nhạc phổ của nhạc sĩ Anh Bằng với những câu thơ được chọn lựa chất chứa đầy hình ảnh sống động của đôi lứa quấn quýt yêu nhau vội vã. ………………………………. Đừng bao giờ anh hỏi Vì sao ta yêu nhau Vì sao môi anh nóng Vì sao tay em lạnh Vì sao chân anh run Vì sao chân không vững Vì sao và vì sao… -Phần hoà âm câu kỳ với điệu Boston Rock thúc giục rộn rã càng lộ rõ giọng hát non trẻ của ca sĩ Lê Hiếu. -Chúng tôi vẫn thích nghe ca sĩ Tuấn Ngọc hơn, giọng anh cao vút, vang khoẻ, dày dạn và lão luyện hơn. (Thiên Phụng)
Tác giả cho biết, năm 1980, không biết từ đâu, ông nhận được một bức thư viết tay của H.T., người mà ông đã phải chia tay vào những phút cuối cùng của ngày 30 tháng 4-1975, tại Saigòn.
Tác giả viết năm 1978, sau ba năm làm ca hai, mỗi đêm khuya, khi trở về từ sở làm, ông thấy, truớc sau chỉ có một vầng trăng dõi theo lộ trình hiu quạnh của ông
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.
đời lưu vong không cả một ngôi mồ
vùi đất lạ thịt xương e khó rã
hồn không đi sao trở lại quê nhà
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
nước ngược dòng sẽ đẩy xác tôi đi
bên kia biển là quê hương tôi đó
rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối
biết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi
những năm trước bao người ngon miệng cá
thì xá gì thêm một xác cong queo
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
cho tôi về gặp lại các con tôi
cho tôi về nhìn thấy lệ chúng rơi
từ những mắt đã buồn hơn bóng tối
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và trên đường hãy nhớ hát quốc ca
ôi lâu quá không còn ai hát nữa
(bài hát giờ cũng như một hồn ma)
khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết
đời lưu vong tận tuyệt với linh hồn.
12.77
(Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển, Trích Thơ Tình / Love Poems, in lần thứ 4.)
1.
Chúng tôi đã tìm nghe lại bài nhạc phổ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, do ca sĩ Lê Hồng Quang trình bày.
Bài nhạc có cấu trúc (AA’- BB ’- A’- Coda)
-Đoạn AA’ viết ở cung trưởng.
-Đoạn BB’ chuyển qua cung thứ, nét nhạc với phần hòa âm chứa đầy kịch tính và phát triển tự do theo hướng cảm xúc của tác gỉa. (do đó lời ca đã hoàn toàn do ông phóng tác).
-Lặp lại đoạn A’.
-Coda để kết.
Thuộc loại Ca khúc nghệ thuật, nên thường chỉ được các ca sĩ có đẳng cấp chọn để trình diễn trong các chương trình Nhạc thính phòng với Dàn nhạc giao hưởng qui mô rộng lớn.
2.
-Còn bài thơ dài cả trăm câu “Khúc Thụy Du” của nhà thơ Du Tử Lê , có thể giữ nguyên chỉ đọc với chữ nghĩa riêng của Thơ để thấy hết được sự ghê rợn, dã man, tàn bạo của chiến tranh.
…………………………………
trên xác người chưa rữa
trên thịt người chưa tan
trên cánh tay chó gặm
trên chiếc đầu lợn tha
tôi sống như người mù
tôi sống như người điên
tôi làm chim bói cá
lặn tìm vuông đời mình…
-Và cũng có thể chỉ để nghe âm thanh thiết tha của giai điệu từ bài nhạc phổ của nhạc sĩ Anh Bằng với những câu thơ được chọn lựa chất chứa đầy hình ảnh sống động của đôi lứa quấn quýt yêu nhau vội vã.
……………………………….
Đừng bao giờ anh hỏi
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay em lạnh
Vì sao chân anh run
Vì sao chân không vững
Vì sao và vì sao…
-Phần hoà âm câu kỳ với điệu Boston Rock thúc giục rộn rã càng lộ rõ giọng hát non trẻ của ca sĩ Lê Hiếu.
-Chúng tôi vẫn thích nghe ca sĩ Tuấn Ngọc hơn, giọng anh cao vút, vang khoẻ, dày dạn và lão luyện hơn.
(Thiên Phụng)