Triển lãm tranh lần đầu, Houston 2012, thi sĩ 70 tuổi. Hệt như Rabindranath Tagore lần đầu bầy tranh tại Gallerie Pigalle, Paris 1930. Cả hai đều gốc thơ. Tagore vì cô tri kỷ Victoria Ocampo mà vẽ. Du Tử Lê chắc cũng vậy thôi. Vì em, làm sa di tụng kinh còn được, huống hồ làm hoạ sĩ. Thấy họ hệt nhau, tôi đã tìm coi, mà không tìm được tí ti hơi hướm Tagore nào trong thơ hay tranh Du Tử Lê.
Thì ra, khi đã là nhà thơ thứ thật, muốn giống người khác cũng chẳng được. Định mệnh bắt anh phải làm một cái đỉnh riêng rẽ, lẻ loi. Hơi mệt, nhưng đành cười mà chịu.
Tranh Du Tử Lê dĩ nhiên cũng đủ bẩy mầu của cầu vồng như ai. Các nhà nghiên cứu hội hoạ có thể thấy vàng đất, xanh trời, lục nhạt kia từng có trong The Yellow Curtain của Henry Matisse, 1915, khi chàng hoạ sĩ Paris tiền chiến bước từ Fauvist color - mầu của trường phái dã thú- sang trừu tượng. Cũng có thể thấy xanh lá, hồng hoa, đen đặc kia được ném lên khung bố theo kiểu Jackson Pollock hay Mark Tobey, mấy tay abstrack expressionist -hoạ sĩ trừu tượng biểu hiện kiểu Mỹ- đã khiến New York thay thế Paris thành kinh đô hội hoạ thế giới thời hậu chiến.
Riêng tôi, có thể vì bản thân từ bé sống lê la đầu đường xó chơ, cứ thấy lấp ló trong tranh Du Tử Lê cái hồn du mục kiểu Gypsy, chất sơn xịt kiểu graffiti, vẽ loạn trên tường. Đây là thứ nghệ thuật đường phố, xưa thường thấy nó bên đống rác, nay thì đã leo lên những bức tường trong trụ sở Google hay Facebook, cả trong những nhãn hiệu thời trang 2012 đắt tiền nhất, như kiểu khăn choàng Carré Hermes trên vai bà Nữ hoàng Anh.
Một cái mũ Jean, nửa gọng kính, nửa khuôn mặt. Đó là tranh Du Tử Lê tự hoạ 2012, y chang bộ dạng thi sĩ. Vẫn tranh Du Tử Lê, trên cái khung đen có hình người muốn bay, cục tròn xanh như bóng bay trên đầu, cục tròn vàng như cục xiềng bên chân. May quá, nhờ có cái xiềng, nếu không, chắc anh không còn trên mặt đất. Tên cái tranh 2013 này không là tự hoạ, mà sao tôi thấy nó giống thi sĩ còn hơn là tự hoạ. Coi tranh lan man như tôi, chắc sẽ thấy đủ thứ kể hoài không hết. Mà có kể hết cũng vô ích.
Vì với Du Tử Lê, thấy vậy mà không chỉ có vậy. Còn nữa. Nhiều nữa. Nhưng đó là những thứ mà chính người coi tranh sẽ thấy, khi “để cho cái tranh tự nó biểu hiện nó” như Tagore đã viết khi bị hỏi về ý nghĩa những bức tranh của ông.
Trần Dạ Từ,
(Jan. 2013)
Thì ra, khi đã là nhà thơ thứ thật, muốn giống người khác cũng chẳng được. Định mệnh bắt anh phải làm một cái đỉnh riêng rẽ, lẻ loi. Hơi mệt, nhưng đành cười mà chịu.
Tranh Du Tử Lê dĩ nhiên cũng đủ bẩy mầu của cầu vồng như ai. Các nhà nghiên cứu hội hoạ có thể thấy vàng đất, xanh trời, lục nhạt kia từng có trong The Yellow Curtain của Henry Matisse, 1915, khi chàng hoạ sĩ Paris tiền chiến bước từ Fauvist color - mầu của trường phái dã thú- sang trừu tượng. Cũng có thể thấy xanh lá, hồng hoa, đen đặc kia được ném lên khung bố theo kiểu Jackson Pollock hay Mark Tobey, mấy tay abstrack expressionist -hoạ sĩ trừu tượng biểu hiện kiểu Mỹ- đã khiến New York thay thế Paris thành kinh đô hội hoạ thế giới thời hậu chiến.
Riêng tôi, có thể vì bản thân từ bé sống lê la đầu đường xó chơ, cứ thấy lấp ló trong tranh Du Tử Lê cái hồn du mục kiểu Gypsy, chất sơn xịt kiểu graffiti, vẽ loạn trên tường. Đây là thứ nghệ thuật đường phố, xưa thường thấy nó bên đống rác, nay thì đã leo lên những bức tường trong trụ sở Google hay Facebook, cả trong những nhãn hiệu thời trang 2012 đắt tiền nhất, như kiểu khăn choàng Carré Hermes trên vai bà Nữ hoàng Anh.
Một cái mũ Jean, nửa gọng kính, nửa khuôn mặt. Đó là tranh Du Tử Lê tự hoạ 2012, y chang bộ dạng thi sĩ. Vẫn tranh Du Tử Lê, trên cái khung đen có hình người muốn bay, cục tròn xanh như bóng bay trên đầu, cục tròn vàng như cục xiềng bên chân. May quá, nhờ có cái xiềng, nếu không, chắc anh không còn trên mặt đất. Tên cái tranh 2013 này không là tự hoạ, mà sao tôi thấy nó giống thi sĩ còn hơn là tự hoạ. Coi tranh lan man như tôi, chắc sẽ thấy đủ thứ kể hoài không hết. Mà có kể hết cũng vô ích.
Vì với Du Tử Lê, thấy vậy mà không chỉ có vậy. Còn nữa. Nhiều nữa. Nhưng đó là những thứ mà chính người coi tranh sẽ thấy, khi “để cho cái tranh tự nó biểu hiện nó” như Tagore đã viết khi bị hỏi về ý nghĩa những bức tranh của ông.
Trần Dạ Từ,
(Jan. 2013)
Gửi ý kiến của bạn