Trịnh Sơn, Người Sớm Tìm Được Cách-Nói-Khác Cho Thơ Mình.

21 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 7116)
Trịnh Sơn, Người Sớm Tìm Được Cách-Nói-Khác Cho Thơ Mình.

Yếu tính của thi ca theo tôi, trước, sau vẫn là cách-nói. Rõ hơn, cách-nói- khác về mọi rung động, cảm nhận, suy nghĩ… Khởi tự căn bản này, vẫn theo tôi, nó giúp người đọc phân biệt được phong cách thơ của nhà thơ này, với nhà thơ khác. Nó như một thứ ID, một loại thẻ-nhận-dạng-thi-sĩ.
Từ điểm nhấn vừa kể, tôi nghĩ, Trịnh Sơn đã tìm được cho cõi giới thi ca mình, những cách-nói-mới.
Thí dụ một trong những bài thơ tôi được đọc gần đây của Trịnh Sơn, bài: “Đêm Vắng Gì Như Vắng Một Đêm” - - Ngay từ cách chọn nhan đề cho bài thơ của mình, họ Trịnh đã cho thấy cách-nói-mới kia.
Trịnh Sơn không chỉ gây ấn tượng cho người đọc bằng tựa bài thơ mà, ngay khổ thơ thứ nhất của bài 3 khổ của mình, họ Trịnh đã buông giây cung, bắn về chân trời, những mũi tên “cách-nói-khác”. Như:

“…Làm thân cây gánh gồng mùa
“Gánh gồng những đám mây chỉ biết bay qua mà quên trở lại
“Gánh gồng nhánh tầm gửi đã cướp mất nỗi cô đơn của tôi
“Và những chiếc lá bỏ đi khi chưa nhận nụ cười
“Diệp lục ơi
“Sự sống chảy trong người hay người gieo sự sống?...”

 
Nếu phân đoạn lại 6 câu thơ trên, chúng ta sẽ có chí ít cũng hai cánh cửa mở ra hai cách nói mới.
Cách nói mới thứ nhất là Thân cây gánh gồng mùa, gánh gồng mây bạc tình, gánh gồng cả những nhánh tầm gửi một thứ khách không mời…
Và, tiếp tới cách nói thứ hai: “những chiếc lá bỏ đi chưa nhận nụ cười / Diệp lục ơi…”
Trịnh Sơn không dừng ở đấy. Khổ thơ mở đầu của “Đêm Vắng Gì Như vắng Một Đêm” chỉ là khúc dạo đầu. Đoạn Intro. Hoặc nó mới chỉ như tiếng chim báo bão - - Lưu ý (dẫn dụ) người đọc (hay chính họ Trịnh) hân hoan bước vào tâm bão cách nói khác, với câu chữ như “Nỡ nào đuổi năm cũ vào phong bao lì xì”:

“Chiếc son ngoan hơn công chúa ngủ trong rừng
“Mọng môi ký ức
“Rưng rức giao thừa
“Nỡ nào đuổi năm cũ vào phong bao lì xì
“Phố đêm ấy vắng gì như vắng một đêm
“Chảy qua anh đi em
“Tràn qua anh đi em
“Tất cả niềm tin và hy vọng
“Hoa thơm cùng trái đắng
“Nghe tết trở mình mừng thôi nôi tình sầu
“Đào hờn ngoài kia mai giận trong này”

.
Bên cạnh những cách nói mới kể trên, tôi nghĩ, chúng ta cũng đừng quên, thơ Trịnh Sơn còn ắp đầy tính lạc quan rất… “trai tráng”. Một tâm thái khá hiếm trong cảnh tình thi ca hôm nay, của chúng ta. 
Với một nhà thơ đã tìm thấy cho mình, những cách-nói-khác, như Trịnh Sơn, tôi nghĩ, có dễ không nên nói thêm một điều gì, về cõi-giới thi ca đĩnh đạc, với diện mạo đậm nét này.

Du Tử Lê

(Feb. 21-2013)

trinhson-content

Trịnh Sơn

Đàn bà đẻ ra tôi

 

Đàn bà đẻ ra tôi

Tôi biết

năm 20 tuổi

 

Nàng rơi giọt máu đỏ trên khăn trải giường và chỉ vào đó gọi bằng chứng sự đồng trinh

Đồng trinh

Tôi có hiểu hết nghĩa đồng trinh

mà bấy lâu nay chỉ tôn thờ Đức Mẹ

nhìn nàng

hăm hở

Maria

 

Bắt đầu những buổi chiều mối đụn

thảng thốt hôn hoàng mây ôm tịch dương

cô bé ngày hôm qua là em ngày hôm nay khẳng khiu ngước mặt phố

Maria

Cơn giận dữ phá nát trái tim nguyên sơ

máu nào chẳng là máu

đời nào chẳng là đời

đánh đố nhau nông nổi đỏ ối vệt Trung Hoa

làm gì

làm gì

 

Bắt đầu những đêm mưa ngược chiều

rát da thịt thanh xuân vết bầm đen thời gian

phòng kín cửa chắn gió

Cọ vào tôi sợi dây thừng của em

Thòng lọng

không đáng sợ

Vòng tròn ấy

cái bóng nó in vào nhau mới đáng sợ

 

Đàn bà đẻ ra tôi

Tôi biết

năm 20 tuổi

 

Những chuyến xe lăn qua đời sao nặng nề đến thế

 

Chuyến xe đưa mẹ qua cầu

Hôn nhân ao nát bùn chờ sen mọc

 

Chuyến xe tiễn cha qua hoang đàng

Nhạt phèo phèo dốc người lấm bụi

 

Chuyến xe bẻ gãy kính chiếu hậu

Tuổi trẻ qua trên vai Hoàng tử Bé

 

Về đâu

Về đâu

Tôi ơi tôi ơi khóc tràn 20 năm ly không đầy

Vẩn vơ thế kỷ xanh hóa chất

Diệp lục em nuôi lá sáo Trương Chi từ thưở ấy bây giờ

 

Cây trách hoa vội tàn

Một đời cây ươm mầm ly tan

Rụng xuống rụng lên rụng qua rụng lại

 

Ước mơ em về suối hoang vu rừng rú một lần

cởi phù hoa khỏa thân

trụi trần tóc lông

mê man vú căng

rủ chim dại vong thân làm tổ

 

loang không gian ngược thị thành bụi đỏ

cao su chảy máu dọc đường

ta ngỡ ngàng chảy máu uyên ương

 

Maria

Maria

 

kỳ cọ tháng ngày bằng cỏ lau cỏ may

gội tóc vàng hoe nắng cặn

khoa tay khoa tay bay về trời níu một vì sao rơi

không cần nói nữa

 

Con suối này chảy về kia thành sông

Và sông ấy xuôi về kìa thành biển

 

Có thể bôi bẩn tình yêu như bôi bẩn chiếc khăn trải giường ư

như trăng bôi bẩn bầu trời ư

 

Hoang tàn ngày đêm hoang tàn năm tháng

Hoang tàn tự do hoang tàn tù ngục

Mộng mị không có mắt để nhìn xác thân ta rã rời đổ bóng

Lạnh ngắt Lý Mạc Sầu khóc hận Kim Dung

 

Tôi ra đời trên cánh đồng lúa mọc

Vịt trời từng đàn từng đàn ghé qua thăm

thỉnh thoảng mổ lên non nớt ngực non vài cái

thỉnh thoảng ỉa lên lởm chởm tóc xanh vài bãi

 

Nuôi nhau qua kiếp này kiếp này thôi

Lùng bùng sớm mai thức dậy chảy ra đường

Chảy ra

chảy ra

chúng ta chảy ra

Còn lại gì mỗi buổi tối bước về nhà

 

Có thể em mấy mươi năm sau tóc bạc cằm móm

Nhăn nheo Kiều vùi đầu vào ký ức bà ký ức mẹ ký ức con gái

Hơn một lần vùi nhau Tiền Đường xa ngái

 

Ấp ôm dục vọng dang tay che cả bầu trời mà làm gì

rồi hoảng hồn mỗi lần nghe “tận thế”

trời sập

chẳng bao giờ trời sập

Tái tạo lại nhau tái tạo lại mình chạy trốn được không

Thời gian cũng cần một con dao tiễn đưa cuống rốn

như mắt lá răm em cắt cuống đời anh một đêm máu đỏ khăn trải giường

 

Nàng rơi giọt máu đỏ trên khăn trải giường và chỉ vào đó gọi bằng chứng sự đồng trinh

Đồng trinh

Tôi có hiểu hết nghĩa đồng trinh

Mà bấy lâu chỉ tôn thờ Đức Mẹ

 

Vục đầu vào ổ rơm tâm hồn

Nghe tiếng rên kêu của những con vịt trời đẻ trứng

Hình elip loang lổ dần biến dạng dần thể xác địa cầu

 

Chúng ta đã đến từ một thế giới khác

Cũng như chúng ta sẽ ra đi mấy thế kỷ nữa

Khi nhung nhúc chết chóc ruồi bọ ăn vẹt trái đất này

 

Đóng chặt cửa lại để nghe mình khôn lớn

Lại mở cửa ra để thấy mình bé dại

Trống rỗng hỗn độn cuộc đời ngày qua ngày tháng qua tháng

mảng tối mảng sáng

mảng khô mảng ướt

mảng bình yên mảng hoảng hốt

mảng tắt ngấm mảng hun đốt

như nhau như nhau như nhau

 

Gầm rú thế kỷ trên lưng ngựa

những con ngựa 4 chân

những con ngựa 3 chân

những con ngựa 2 chân

rồi sẽ không cần chân nữa

Lai tạo tâm hồn lai tạo con đường lai tạo bầu trời

Lai tạo cả kiếp sau của mình

Nếu có thể

 

Đã dài ngày chạy trốn

Đã rộng đời buồn hiu

 

Mênh mông thăm thẳm

Tháng 7 lâu

Mưa ngâu ngắn

Ngưu Lang đành Ngưu Lang

Chức Nữ yêu người khác

 

Nàng rơi giọt máu đỏ trên khăn trải giường và chỉ vào đó gọi bằng chứng sự đồng trinh

Đồng trinh

Tôi có hiểu hết nghĩa đồng trinh

mà bấy lâu chỉ tôn thờ Đức Mẹ

 

Đàn bà đẻ ra tôi

Tôi biết

năm 20 tuổi

-----------------

Đêm Vắng Gì Như Vắng Một Đêm

Nghe tết trở mình tôi không hát nữa

Không đi nữa

Không thở nữa

Làm thân cây gánh gồng mùa

Gánh gồng những đám mây chỉ biết bay qua mà quên trở lại

Gánh gồng nhánh tầm gửi đã cướp mất nỗi cô đơn của tôi

Và những chiếc lá bỏ đi khi chưa nhận nụ cười

Diệp lục ơi,

Sự sống chảy trong người hay người gieo sự sống?

 

Chiếc radio chơ vơ góc phòng suốt mùa đông câm nín

Qua thân thể tôi cọ rửa

Âm thanh gì như tiếng chim ca ngày xưa

Tiếng em ngày xưa

Nức nở

Bụi gai anh nhọc công trồng rồi chẳng nhớ

Kỷ niệm run run như mới chỉ bắt đầu

 

Chiếc son ngoan hơn công chúa ngủ trong rừng

Mọng môi ký ức

Rưng rức giao thừa

Nỡ nào đuổi năm cũ vào phong bao lì xì

Phố đêm ấy vắng gì như vắng một đêm

 

Chảy qua anh đi em

Tràn qua anh đi em

Tất cả niềm tin và hy vọng

Hoa thơm cùng trái đắng

Nghe tết trở mình mừng thôi nôi tình sầu

Đào hờn ngoài kia mai giận trong này

 

11/2012

TRỊNH SƠN.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 20244:08 CH(Xem: 156)
Từng xuất bản 6 cuốn sách về Đà Lạt, nhưng cuốn thứ bảy này là tác phẩm đầu tiên dành cho lứa tuổi thiếu niên.
31 Tháng Ba 20248:31 SA(Xem: 238)
Nhà thơ Nguyễn Văn Gia có đóng góp sáng tác cho Tuyển Tập Tình Thơ Mùa Thu
22 Tháng Ba 20245:31 CH(Xem: 229)
Tôi nghĩ Huy Tưởng sẽ làm thơ đến hơi thở sau cùng.
15 Tháng Ba 20243:03 CH(Xem: 342)
Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe.
09 Tháng Ba 20249:20 SA(Xem: 280)
Chúng tôi nâng cốc rượu nhớ về người đã khuất nhưng cứ ngỡ người họa sĩ thân thương vẫn quanh đây
23 Tháng Hai 202411:31 SA(Xem: 448)
Ngay cả trong những thời điểm đen tối nhất, một nhà văn như Ngô Thế Vinh vẫn có thể mang đến cảm giác hy vọng và cảm hứng.
16 Tháng Hai 20243:58 CH(Xem: 482)
Tôi ấn tượng mãi về sự im lặng khó hiểu ấy, cả hai ông ngồi bên nhau hàng giờ đồng hồ mà chỉ lặng im và nước mắt nhòe ướt trên đôi mắt của họ...
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 1262)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
27 Tháng Giêng 20244:29 CH(Xem: 616)
Nhân vật tôi của “Dòng sông không ra biển” là cô gái giàu trải nghiệm từ học vấn, đời sống đến chuyên môn nghề nghiệp.
21 Tháng Giêng 20248:53 SA(Xem: 1020)
Đứng hay ngồi trước tác phẩm của Giang, bạn chỉ cần thở vào một hơi và để tâm hồn lắng xuống,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17072)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19012)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9195)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22481)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14022)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19191)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7908)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8825)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8505)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30726)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20822)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25521)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22917)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21741)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19800)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18062)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24517)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,