NGUYỄN TRỌNG TẠO - Căn Phòng Của Nhà Văn Mai Thảo

10 Tháng Giêng 201612:00 SA(Xem: 5941)
NGUYỄN TRỌNG TẠO - Căn Phòng Của Nhà Văn Mai Thảo

Có những cái tên người làm tổ trong trí nhớ của tôi. Họ ở thật xa, tôi nhập tâm tên họ đã lâu, nhưng chưa một lần gặp mặt. Nhà văn Mai Thảo

maithao-tranh_dinhcuong-content-content

Một hôm tôi đang tiếp các bạn rượu đến nhà, khoảng năm 1993 gì đó, thì có điện thoại từ Mỹ gọi về. Người nói chuyện với tôi là nhà văn Mai Thảo, một cây đa cây đề của văn nghệ miền Nam thời chế độ Sài Gòn cũ; người mà tôi đã từng đọc, và từng yêu thích văn chương cũng như quan điểm nghệ thuật của ông. Tôi cũng rất kính nể ông khi đọc Tạ Tỵ viết về ông trong cuốn “Mười khuôn mặt văn nghệ” mà tôi tình cờ có được năm 1975.

Hình như ông chỉ hơn tôi vài chục tuổi, nhưng với tôi, ông là bậc cao niên vì đã thành danh từ rất sớm, và là thủ lĩnh của nhóm Sáng Tạo chủ trương cách tân nghệ thuật. Tôi nghe tiếng nói của Mai Thảo lần đầu tiên, lại nói qua điện thoại viễn liên, nhưng thật lạ, tiếng ông vang và ấm như có eco tạo âm đồng vọng trong phòng thu âm. Tôi hỏi ông: “Anh đang ở đâu mà tiếng vang như trong phòng thu thanh thế?”. Mai Thảo nói: “Mình gọi điện ở nhà, một căn phòng lầu 1 tại California”. Tôi chú ý nghe và trả lời những câu thăm hỏi về văn nghệ của Mai Thảo, nhưng hiện tượng tiếng nói ông bị khuếch đại khiến tôi nghĩ có ai đó đang nghe trộm cuộc điện thoại giữa chúng tôi. Hồi đó, những cuộc điện thoại từ nước ngoài gọi về cho tôi hoặc Hoàng Phủ Ngọc Tường thường có hiện tượng này. Và tôi phải nghĩ rằng, chắc bọn an ninh mới làm thế. Nhưng mặc kệ, tôi vẫn nói chuyện thoải mái mà không quan ngại gì cả.

Tôi nói với Mai Thảo rằng văn nghệ trong nước cũng đã khá cởi mở, nhưng vẫn chưa hết vòng kim cô. Còn ông thì nói với tôi là rất nhớ quê hương mà không biết có về thăm được nữa hay không… Và chúng tôi hẹn có dịp sẽ gặp nhau ở Mỹ hay ở Việt Nam. Hình như lúc đó ông 66 tuổi. Rồi ông bảo tôi cho ông nói chuyện với Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hóa ra trước đó ông gọi tới nhà ông Tường và biết ông Tường đang uống rượu ở chỗ tôi nên ông đã xin được số điện thoại nhà tôi để gọi. 

cao_linh_chup_hinh_mai_thao_death_valley_3-1981__ng_duc_cung_-content

Trần Cao Lĩnh chụp hình Mai Thảo

Sau cú điện thoại đó, tôi cứ bị ám ảnh về cái căn phòng của ông. Tôi hình dung một căn phòng rộng với một ngọn nến u hoài đang hắt ánh sáng yếu ớt lên gương mặt trầm tư phúc hậu của ông. Ông ngồi trên chiếc sofa vừa viết vừa uống rượu một mình. Nhưng có lẽ tôi đã hình dung không đúng về căn phòng ông ở.

Năm 1997 sau khi Mai Thảo qua đời, tôi đọc được bài viết của Nguyễn Hưng Quốc có mấy câu nói về căn phòng của ông: “nhà riêng của ông – đúng hơn là phòng riêng trong một chung cư dành cho người già – ở California… Trong lúc ông nói chuyện, tôi đảo mắt nhìn quanh. Một kệ sách. Một cái bàn. Một cái giường chiếc phủ nệm trắng. Một cái Tivi nhỏ và năm bảy chai rượu nằm trong góc. Là hết. Lúc ấy, tôi nghĩ ngay đến một câu thơ của Nguyễn Bính: Quán trọ nhà thơ như chiêm bao”. Còn Tâm Hư lại nói về căn phòng khá kỹ: “dường như mình đã nhiều lần ngồi ở Cafe Song Long, thành phố Westminster, ngước mắt nhìn lên căn gác ngày nào Mai Thảo ở. Gần đây – nói vậy nhưng cũng đã cách hơn năm rồi – cùng ngồi với Khánh Trường và Ngô Thế Vinh cũng ở chỗ đó. Và rồi bỗng nhớ lại dăm điều ba chuyện: Hoàng Khởi Phong nói rằng lúc đầu Mai Thảo ở căn apartment tầng trên, về sau đau yếu phải dời xuống tầng dưới. Và HKP từ xa về dọn vào ở ngay căn Mai Thảo đã ở (tầng trên). Sau này, HKP đi rồi đến lượt Khánh Trường dọn vào. Cả hai bạn mỗi sáng đi làm đều hé cửa nhìn vào xem Mai Thảo còn sống không”. Nguyễn Xuân Hoàng cũng viết về căn gác của Mai Thảo: “Tôi nhớ căn phòng Mai Thảo ở trên lầu 1 trong một chung cư nằm sau nhà hàng Song Long trên đường Bolsa. Mỗi buổi sáng chỉ cần bước chân xuống cầu thang đi mấy bước là anh có thể vào quán này. Một đĩa bánh mì thịt nguội, một ly cà phê đen và một điếu thuốc buổi sáng đầu ngày.Thịt nguội để đó, không ăn, cà phê thì uống, thuốc lá không thể không cháy trên môi.” Thế nhưng, Nguyễn Xuân Hoàng cho biết, có lúc Mai Thảo không bước xuống quán Song Long, vì anh đã có cái Trà Thất trước cửa, trên hàng lang. Đó là một cái sofa không biết của ai khiêng ra bỏ. Mai Thảo ngồi đó uống trà, hút thuốc, sưởi nắng, trầm tư. Ông thả tầm mắt qua suốt khu parking, sang phía bên kia chỗ khu nhà giàu có những vòi nước phun lên. Cạn tuần trà, lúc nắng đã lên cao, Mai Thảo rời căn nhà bước xuống đường phố”… Hình dung về căn phòng ấy, tôi bỗng nhớ mấy câu thơ buồn buồn của ông:

Nửa khuya đợi bạn từ xa tới

Cửa mở cầu thang để sáng đèn

Bạn tới lúc nào không biết nữa

Mưa thả đều trên giấc ngủ đen.

Nhưng tôi không được gặp Mai Thảo như đã hẹn qua điện thoại. Mãi mãi không được gặp ông. Và căn phòng ông ở chắc đã được thế vào một ai đó chứ không phải là bảo tàng cuối cùng của nhà văn. Và những chai rượu ông từng dùng chắc cũng phiêu bạt để rồi không còn dấu tích gì của ông. Chỉ còn lại những trang văn mà tôi đã từng đọc và đã từng yêu mến quý trọng người đã làm ra nó.

Nguồn: nguyentrongtao.org

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Chín 20235:56 CH(Xem: 44)
Cùng chọn hệ thống xa lộ thông tin chằng chịt trên mạng Internet làm chốn rong chơi. Cùng trượt êm qua thế giới phẳng, ảo, ngày nọ họ tình cờ gặp rồi quen nhau.
15 Tháng Chín 20233:38 CH(Xem: 101)
Hòa ngước nhìn bầu trời rạng đông, nghĩ tới những việc phải làm trong một ngày tinh khôi còn vẹn nguyên trước mặt.
14 Tháng Chín 202311:59 SA(Xem: 102)
Tôi nhớ Sài Gòn da diết.
14 Tháng Chín 20239:20 SA(Xem: 57)
Ông kéo tay bà chỉ đàn chim đang khuất dần trong mây “Bà nhìn thấy không... Nhàn trắng lại bay về...”.l
09 Tháng Chín 202310:34 SA(Xem: 110)
Có người nhìn thấy cô ta leo qua thành cầu, bước theo tay vịn đi lần ra xa.
02 Tháng Chín 202310:14 SA(Xem: 128)
Sáng nào, nếu trời không mưa, bà Hai cũng vắt cái khăn rằn lên vai, chụp cái nón lá đã tưa vành lên đầu,
26 Tháng Tám 202310:03 SA(Xem: 170)
Có một chi tiết mà tôi nhớ mãi khi đọc lịch sử. Mỗi khi người Tầu xâm chiếm nước ta họ thường bắt các vương triều của ta giao nộp người tài.
23 Tháng Tám 20235:48 CH(Xem: 169)
Có những người trai thương gái quan niệm tình yêu một cách kỳ lạ lắm: yêu, nhưng mà đòi hỏi người yêu phải đẹp bất cứ phương diện nào: nói phải đẹp, cười phải đẹp, ăn phải đẹp.
22 Tháng Tám 20235:35 CH(Xem: 141)
Chỉ một góc trăng thôi, nhợt nhạt soi mái tóc nàng đổ dài xuống lưng, tràn trên đôi cánh tay gầy guộc, hư hao...
22 Tháng Tám 20232:16 CH(Xem: 132)
Bát không phải tên cụ, Bát chỉ là bậc thứ tám trong cái thang phẩm hàm chín bậc của triều đình.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 11181)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 17673)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8045)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 6916)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 32223)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 12896)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 422)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
(Xem: 460)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
(Xem: 5511)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 5406)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 16329)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 6057)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 6109)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6320)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 7254)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 27313)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18804)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 22590)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19992)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18832)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 16209)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14942)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 15861)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 14376)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 14035)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 21359)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28864)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32594)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,