rồi em bỏ ta đi trong buổi sáng Sài gòn đầy lá hay buổi chiều nắng ăn lốm đốm da em như những con đường một chiều khiến những người tìm nhau không thể vòng xe trở lại
rồi em bỏ ta đi để ta lại như con sâu kèn (con sâu kèn ngủ vùi trong bao kín tối tăm suốt một đời không thể tự mình rúc lên những hồi còi thê thiết) như con đom đóm lập lòe cơn mê điên tưởng cùng em hoan lạc tắt ngấm chút lửa tàn đứng lên nghìn tuyệt vọng em buồn bã như đêm thoảng hồi chuông tuyệt vọng rồi em bỏ ta đi chẳng cách chi khác được lệ có lỡ ứa trào cũng khăn mình chậm lấy đớn đau ở hôm nay đời sau còn nhắc mãi khi em bỏ ta đi có nghe lòng trống trải? khi em bỏ ta đi có nghe rừng gió mãi ngày đã thổi sương theo tình hoang mang rất vội qua những miền hư hao ta ngồi nghe gió nổi em môi đỏ ráng chiều có nghe lòng sắp tối đêm gần kề bên ta bảo ta: ngươi thấy tội Du Tử Lê (Trích “Đời mãi ở phương đông". XB 1974) ............ (*) Trần Duy Đức soạn thành ca khúc.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Trong lịch sử tân nhạc Việt, dường như không có một nhạc sĩ nào nổi tiếng ngay với sáng tác đầu tay, ở tuổi niên thiếu, khi chỉ mới 14, 15 tuổi, như trường hợp Cung Tiến
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
Hay ước nguyện cuối cùng trước khi nhắm mắt, không chỉ của giới trẻ mà, của rất nhiều văn nghệ sĩ thời đó là, một lần được đứng dưới những ngọn đèn vàng của ga Lyon!
Du Tử Lê là Thi Sĩ Một Đời. Thi Sĩ Viết Hoa, tôi viết và biết về thi sĩ như thế. Ông không chỉ làm thơ. Ông sống với thơ. Sống bằng thơ. Thơ với ông là một.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.