Gã – thằng ngu ngơ theo tiếng kèn dụ dỗ Lầm lạc từ số không đến vô cùng Chẳng hề biết cái gì có cái gì không Bộ mặt nào thật thà hay gian dối
Gã – xoè bàn tay che một đời mưa Một đời nắng đầu trần rát bỏng Sợi thòng lọng treo đầu phận số Chênh vênh bờ vực lối đi về
Thì đã thí thân cho những trò chơi cợt nhả Sá gì trượt chân lộn cổ Vẽ mặt bôi râu cho đúng vai hề
Một đời nửa tỉnh nửa mê Bởi độc tố thơm mùi ngọt sữa
Gã- con ngựa đua quên hiệu còi khởi chạy Phi dẫn đầu nhưng trệch đường đua
Ngày ra đi một kẻ dại khờ Ngày về da mồi tóc bạc Một lão già khờ dại nguyên si
Gã - đứng giữa ngày tan chiều tận Trên lưng trần đếm đủ lằn roi Đòn hội chợ của đám đông không thù oán Bởi cô đơn chính là hình án Giữa chợ đời còn rao bán tài hoa
Gã - thực sự một tên tù không tội Giam cầm trong ước lệ khung hình: Chỉ một mặt phẳng cho mọi tầm nhìn Một chiều cao cho những đường thẳng đứng Một màu xanh cho tất cả màu xanh Chỉ một lề đường được phép lưu hành Những giáo lý cũ mèm cần học thuộc Những tượng thần hết thiêng vẫn tung hô…
(Có thể giang hồ trong xép nhỏ Vài bài thơ lỡ dở lem nhem)
Gã- trần trụi đi qua thời gian Giữa mênh mông hun hút gió Với những đam mê ảo điên rồ Khi kim đồng hồ chỉ vào số trắng Trong độ chênh ngày tháng Có còn gì để trối trăn ?…
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-260-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Khi gặp Bùi Xuân Phái, thấy nhau, chúng tôi cùng bùi ngùi. Chúng tôi không nói được với nhau một lời nào!.! chỉ nhìn nhau. Mặc cho những giọt mắt già nua, hiếm hoi, lặng lẽ chảy…
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.