Trần Hoàng Trúc, biểu tượng thành công với thể loại “Truyện Cực Ngắn.”

08 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 8506)
Trần Hoàng Trúc, biểu tượng thành công với thể loại “Truyện Cực Ngắn.”

Phải chăng, để đáp ứng sự kiện đa số độc giả ngày càng khan hiếm thì giờ dành cho văn chương, nên thể loại “Truyện Cực Ngắn” đã ra đời?
Phong trào này, một thời rộ lên vì được sự hưởng ứng của nhiều cây bút. Trong số đó, có cả những nhà văn thành danh, lão thành.

tranhoangtruc_01-content
Trần Hoàng Trúc

Tuy nhiên, số người thất bại với thể loại “truyện cực ngắn” ấy, thực tế, lại là con số không nhỏ! Vì vậy, gần đây, thể loại này không còn xuất hiện “rôm rả” trên các diễn đàn văn chương trong, cũng như ngoài nước.

Có nhiều cách để lý giải sự thất bại của thể loại truyện ấy.
Một trong những lý giải được nhiều người chia sẻ, đó là sự kiện người viết đã không tuân thủ “luật chơi” của thể loại “truyện cực ngắn.”

Căn bản thể loại truyện này, không chỉ là số chữ cần phải được neo cứng ở con số trên, dưới 100 chữ. Nội dung của nó, cũng không phải chỉ là một vài hình ảnh, ý tưởng mang tính ẩn dụ hay, bàng bạc một triết lý nhân sinh mơ hồ nào đấy.

Tuy “truyện cực ngắn” rất gần với thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt hoặc, Haiku của Nhật Bản(*). Nhưng, nếu ở lãnh vực thi ca, tác giả được phép gửi vào tác phẩm của mình một số ý tưởng, hình ảnh… để từ đó, độc giả sẽ cảm nhận (một cách bất trắc), những “thông điệp / message ” thì, ở “truyện cực ngắn” (vì là văn xuôi), nên nó lại đòi hỏi tác giả phải nói được điều gì đó! Một điều gì, độc giả có thể nhận biết tương đối dễ dàng. Minh bạch.
 
Đòi hỏi này là một thách thức lớn, với cả những nhà văn lão hành hoặc, đã thành danh! 
Giữa lúc thể loại Truyện cực ngắn bị coi là mất mùa thì, một nhà văn trẻ, (tôi nghĩ còn rất trẻ, ở khoảng tuổi 30, thế hệ 8x?) Trần Hoàng Trúc xuất hiện.

Họ Trần xuất hiện như một bông hoa trái mùa, với những mảng truyện cực ngắn rực rỡ ý nghĩa. Đậm màu xót xa nhân thế. Trong cõi giới “truyện cực ngắn” của họ Trần, đôi khi cũng nẫu, tươm những chát, đắng đời thường…

Nhưng, truyện cực ngắn của Trần Hoàng Trúc, bao giờ cũng khép lại bằng những cảm nghiệm hay thông điệp cụ thể, như người cố tình lật cái mặt trái của tấm áo mang tính nhân sinh huy hoắc. Tựa cái nhìn điềm tĩnh với nhiều lo lắng, thương yêu của một người…già, một hiền triết: Cuối đời bỗng ngộ ra biết bao hư, dối ở mặt bên kia thời gian. (Thời gian, chiếc bóng bất phân ly của một kiếp người).

Cá nhân tôi rất thích kết luận của truyện cực ngắn tên “Thời gian” của họ Trần, khi cô khép lại tiểu phẩm của mình, bằng câu:
“…Nhưng vì quá ngu xuẩn nên Nếp Nhăn không biết Thời Gian cũng đồng thời mang đến chúng cái chết.”

Hay, với tiểu phẩm nhan đề “Cái Gương”- - (Một thứ thẩm quyền chứng nhận “…gương mặt thánh thiện hệt thiên thần…” lừa được rất nhiều người nhẹ dạ…) Để rồi, rốt ráo:
“ ’Xoảng’ – chiếc gương vỡ tan dưới chân nàng.
“Tung tóe khắp nhà, những mảnh vỡ hiện hình cái ác.”

Hoặc lời cảnh báo khẩn thiết, xốn xang niềm tuyệt vọng chung của nhân loại, khi chúng ta ngày càng tiến dần tới chỗ không còn thiên nhiên. Mà, sẽ chỉ có một thứ thiên nhiên… “nhân tạo,” như trong tiểu phẩm nhan đề “Cô gái kỳ lạ” cũng của Trần Hoàng Trúc.
.
Trên đây là 3 trong số 4 truyện cực ngắn của nhà văn trẻ Trần Hoàng Trúc mà, chúng tôi đã hân hạnh đăng tải ít ngày qua, ở cột mục “Văn-Bằng Hữu,” thuộc trang mạng này.
Tôi tự thấy, không thể không gửi tới Trần Hoàng Trúc lời cảm ơn, chí ít, cũng của riêng tôi.

Du Tử Lê,
(Garden Grove, May 8-2013)

………………………………………………
(*) Đại để, thể thơ Haiku quy định bài thơ chỉ có 17 âm tiết, trong 3 câu. Câu thứ nhất, 5 âm tiết. Câu thứ 2, 7 âm tiết và, câu thứ ba, 5 âm tiết. 


1. THỜI GIAN

Vì muốn biết mặt Tương Lai nên Thời Gian luôn hối hả. Nó chạy quá nhanh nên chẳng kịp kết bạn với ai, chỉ vô tình trở thành kẻ thù của Quá Khứ, Sức Khỏe và Sắc Đẹp.
Trong một giai đoạn ngắn ngủi nào đó, các Vết Thương thực sự biết ơn Thời Gian.
Duy có Nếp Nhăn luôn cổ vũ Thời Gian trên đường đua của mình:
Tiếp tục đi, nhanh nữa nào, hãy giúp chúng tôi sinh sôi nảy nở!
Nhưng vì quá ngu xuẩn nên Nếp Nhăn không biết rằng Thời Gian cũng đồng thời mang đến chúng Cái Chết.


2. CÁI GƯƠNG


Nàng có gương mặt thánh thiện hệt thiên thần. Gương mặt ấy che kín tính chây lười, giúp nàng lừa bao người nhẹ dạ.
Cùng thời gian và lỗi lầm, nét thiên thần ngày càng biến mất, từ lâu nàng không dám soi gương.
Một ngày kia, nàng nhận ra chẳng còn ai tin mình. Người ta thận trọng trước những gì nàng nói.
Còn một mình, nàng thu hết can đảm nhìn thẳng mình trong gương.
“Xoảng” – chiếc gương vỡ tan dưới chân nàng.
Tung tóe khắp sàn nhà, những mảnh vỡ hiện hình cái ác.


3. CÔ GÁI KỲ LẠ

Trong chuyến du lịch anh tình cờ gặp nàng – một cô gái thông minh, thú vị với vốn kiến thức phong phú khiến anh phải há hốc mồm.
Nàng yêu thiên nhiên đến kỳ lạ, có thể ngắm biển, leo núi, đi rừng hàng giờ không biết chán.
Kết thúc chuyến đi, anh xin số điện thoại, mắt nàng buồn xa xăm:
Vô ích thôi, em thuộc về tương lai anh ạ. Em đến từ năm 3013, khi thế giới chẳng còn biển, rừng, sông, núi… Tất cả đều là nhân tạo. Anh thật diễm phúc khi còn được tận hưởng thiên nhiên tươi đẹp này.
Anh vừa phá lên cười thì một tia sáng lóe lên. Nàng biến mất.


4. MÈO & GẤU

Khi yêu, chàng âu yếm gọi nàng là con mèo.
Khi về làm vợ chàng, con mèo bỗng trở thành gấu mẹ.
Ngày ngày gấu mẹ cặm cụi góp nhặt mật ong.
Éo le thay không ít mật bị lén mang đi nuôi một… con mèo.
Rồi con mèo lại trở thành gấu mẹ… Éo le thay… Câu chuyện kể ngàn năm không dứt.


5. BỐ THUÊ


Đến ngày hẹn, anh lại sắm lên người bộ trang phục hải quân, huýt sáo một điệu nhạc vui vẻ rồi đón xe đến một thị trấn, bấm chuông ngôi nhà có giàn hoa giấy quen thuộc.
Thằng bé vừa trông thấy anh liền nhảy cẫng:
A! Ba về!
Nàng đón anh bằng nụ cười cảm kích bởi từ lâu anh không còn chịu nhận tiền để thực hiện “nhiệm vụ” đặc biệt giúp xua tan những nghi hoặc về bố trong đầu thằng bé.
Đêm nằm cạnh “con trai”, anh len lén nhìn sang nàng, trống ngực thình thịch:
“Ba” về với hai mẹ con luôn có được không?


6. HOA TÂM HỒN

Tối nào bà cũng kể chuyện cổ tích cho cháu nghe. Một hôm cháu ngước đôi mắt trong veo hỏi bà:
Tâm hồn là gì hở bà?
Bà xoa đầu cháu dịu dàng:
Nói cho cháu dễ hiểu thì tâm hồn cũng như một cây hoa trong mỗi người chúng ta. Nếu được nuôi dưỡng bằng những đức tính tốt, tâm hồn sẽ vươn cao, nở hoa thơm ngát. Bằng ngược lại, tâm hồn sẽ mọc gai tua tủa làm tổn thương những người xung quanh. Tâm hồn và trí tuệ đều như xạ hương vậy, không ai có thể che đậy được nó cháu ạ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tư 202510:32 SA(Xem: 231)
Em nay đã 57 tuổi. Những nốt nhạc em viết tưởng đâu mới hôm qua, hôm kia.
06 Tháng Tư 202512:00 SA(Xem: 7777)
Điều đáng nói với tôi, không chỉ là cánh cửa văn chương dòng chính (Hoa Kỳ) đã rộng mở cho Lan Cao mà, tôi hy vọng, sau Lan Cao, những nguòi cầm bút trẻ, trưởng thành ở xứ người sẽ nối gót Lan Cao,
25 Tháng Ba 202511:01 SA(Xem: 628)
đây là tiểu thuyết đầu tay của một nữ tiến sĩ vật lý đang làm việc tại Pháp, sau tập truyện ngắn (Ảo đăng) cũng in ở Việt Nam vào năm trước.
20 Tháng Ba 20251:00 CH(Xem: 586)
Bốn mươi năm cuộc đời là bốn mươi năm thi sĩ Vũ Hữu Định khao khát, mải miết đi tìm.
10 Tháng Ba 202512:32 CH(Xem: 825)
Vừa qua họa sĩ Nguyễn Đình Thuần gọi cho biết, Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe. Mong anh tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm “cay” hơn.
21 Tháng Hai 202512:00 SA(Xem: 10984)
Chính thức xuất hiện với tập truyện đầu tay, “Khi Người Ta Trẻ”, Phan Thị Vàng Anh đã mau chóng xác lập cho mình một chỗ đứng giữa quảng trường văn chương nằm ngoài và, rất xa bóng rợp của người cha tên Chế Lan Viên và, mẹ tên Vũ Thị Thường.
15 Tháng Hai 202511:15 SA(Xem: 1240)
Tôi tin khi đời còn những người yêu nhau thì nhạc Từ Công Phụng vẫn là những tình khúc gối đầu của mọi thế hệ người tình, mãi mãi.
19 Tháng Giêng 20256:06 CH(Xem: 1846)
Truyện Khuất Đẩu, dù là truyện ngắn hay truyện vừa, mở ra trong tâm tư người đọc nhiều liên tưởng bát ngát;
24 Tháng Mười Hai 20245:29 CH(Xem: 988)
Anh Khánh Trường mỗi khi tôi nhớ đến, phải là hình ảnh của một giang hồ.
17 Tháng Mười Hai 20243:57 CH(Xem: 954)
Kim Lân chính là một kiểu tồn tại trong cái giới nhà văn kỳ lạ thời nay./.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 34685)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
(Xem: 31564)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 13304)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 20909)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 10264)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
(Xem: 517)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 16246)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6297)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3273)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 3645)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 20726)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9665)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 11048)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9763)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13416)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32849)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 22094)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27589)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24975)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23890)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21972)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19570)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20903)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18330)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17249)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 27092)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34267)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36171)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,