Triển lãm, hội thảo về Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn

03 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 6267)
Triển lãm, hội thảo về Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn

Tiểu Muội (thực hiện)

Vào hai ngày 6 và 7 Tháng Bảy tới đây, tờ báo mạng Diễn Đàn Thế Kỷ sẽ tổ chức một cuộc triển lãm và hội thảo về hai tờ báo Phong Hóa, Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn. Cuộc hội thảo sẽ diễn ra tại hội trường nhật báo Người Việt. Nhân dịp này, ông Phạm Phú Minh, trưởng ban tổ chức, trả lời phóng viên Tiểu Muội về ý nghĩa, mục đích, và chương trình của cuộc triển lãm.
***

Tiểu Muội (NV): Thưa nhà văn Phạm Phú Minh, được biết tờ báo mạng Diễn Đàn Thế Kỷ mà ông là đại diện sẽ tổ chức một cuộc triển lãm và hội thảo về hai tờ báo Phong Hóa, Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn vào hai ngày 6 và 7 tháng 7 năm 2013 tại hội trường nhật báo Người Việt. Đây là một sinh hoạt văn học hiếm thấy tại hải ngoại, ông có thể cho biết lý do tổ chức công cuộc triển lãm và hội thảo này không?

Phạm Phú Minh (PPM)
: Kể ra, tại các nơi có đông đảo người Việt Nam tị nạn trên thế giới lâu nay cũng có tổ chức những sinh hoạt liên quan đến văn học, với tầm vóc lớn nhỏ khác nhau, đề tài khác nhau. Ví dụ năm 1995 một nhóm thân hữu của nhà văn Võ Phiến có tổ chức một đêm Võ Phiến tại Washington D.C. để nhằm vinh danh sự nghiệp văn chương của ông; một đêm tưởng niệm các nhà văn đã chết trong tù hay chết vì từng bị tù đày trong nhà tù cộng sản cũng đã được Hội Văn Bút Hải Ngoại tổ chức; ba tờ báo Thế Kỷ 21, Người Việt và Xây Dựng (San Jose) đã tổ chức Ngày Phạm Quỳnh (triển lãm và hội thảo) tại Little Saigon vào ngày 8 tháng 5 năm 1999; cuộc hội thảo “Văn học hải ngoại: Thành tựu và tiềm năng” do các tạp chí Thế Kỷ 21, Văn Học, Hợp Lưu cùng tổ chức tại Little Saigon, Nam California vào ngày 27 tháng 1 năm 2007, v.v...
Vậy cuộc triển lãm và hội thảo lần này cũng là theo nếp các sinh hoạt cùng loại trước nó.

NV: Nhưng lại là một đề tài khá xa trong quá khứ: Về hai tờ báo và một văn đoàn được lập ra cách đây 80 năm. Có một động lực gợi ý cho quyết định này không?

PPM: Nói về động lực thì có cái gần, có cái xa. Động lực gần, là mới năm ngoái (2012), một nhóm anh chị em văn nghệ tại hải ngoại đã thành công trong việc sưu tầm và điện toán hóa (scan) toàn bộ các tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay. Từ chuyện hai tờ báo cách đây tám thập niên này chỉ được nói tới như một huyền thoại, đến việc toàn bộ các số báo được scan và tung lên nhiều trang mạng trên thế giới, ai cũng có thể vào coi được, đã tác động nhiều người, trong đó có tôi, quay về tìm hiểu các biến cố văn học thuộc thập niên 1930 của thế kỷ trước, trong đó báo Phong Hóa Ngày Nay và nhóm Tự Lực Văn Đoàn là các sự kiện nổi bật.
Cũng qua tìm hiểu hai tờ báo Phong Hóa Ngày Nay, chúng tôi biết được thời điểm thành lập Tự Lực Văn Đoàn là vào tháng 7 năm 1933. Tính đến tháng 7 năm 2013 là vừa đúng 80 năm. Chúng tôi tổ chức cuộc triển lãm và hội thảo là để đánh dấu cái mốc tám mươi này.
Có dịp nhìn lại thì càng thấy phải “làm một cái gì” cho những công trình rực rỡ như thế của nền văn học Việt Nam. Dù trước kia văn chương Tự Lực Văn Đoàn đã được dạy trong chương trình Việt văn bậc trung học miền Nam, nhưng ngày nay chỉ còn là những ký ức xa mờ trong đầu óc những người lớn tuổi tại hải ngoại, còn lớp người nhỏ tuổi hơn thì hầu như chẳng biết gì. Triển lãm và hội thảo là một dịp nhắc nhở, với hiện vật, với tài liệu thuyết trình, những giá trị đích thực một thời của đất nước Việt Nam chúng ta.
Một lý do nữa cần phải nhắc nhở cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại về Tự Lực Văn Đoàn là trong suốt một thời gian dài từ khi đảng Cộng Sản Việt Nam cướp được chính quyền, họ chẳng những không dạy dỗ trong trường học mà còn liên tục đả phá và cấm đoán, chôn vùi các thành tựu văn học của văn đoàn này, cho nên những hiểu biết của xã hội về giá trị thực của Tự Lực Văn Đoàn hầu như bị triệt tiêu. Chỉ tới giai đoạn gọi là đổi mới, từ đầu thập niên 1990 trở đi cái nhìn của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam mới có phần nào “biết điều” hơn đối với Tự Lực Văn Đoàn, một giá trị đích thực của nền văn học Việt Nam.

NV: Từ thập niên 30 của thế kỷ trước cho đến nay là 80 năm, chúng ta lại đang ở trong tình trạng là di dân sống xa xứ sở, ban tổ chức định triển lãm những gì về đề tài này? Ý chúng tôi là làm sao tìm ra những chứng liệu của thời đó để trưng bày cho quần chúng thấy?

PPM: Một câu hỏi rất hay. Thưa đúng như thế, không thể có gì để mà triển lãm nếu chúng tôi không gặp những may mắn.
May mắn thứ nhất, như tôi vừa nói, là tự dưng hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay từ một huyền thoại bỗng thành hiện thực, như là chỉ trong nháy mắt. Chỉ cần có máy computer là ai cũng có thể vào các trang web có liên hệ để xem, để đọc, ví dụ như vào thư viện của báo Người Việt Online là có thể xem từ số đầu tiên cho đến số cuối cùng. Nên nhớ là cho đến ngày nay, cả trong nước lẫn hải ngoại, chưa có tờ báo nào quy tụ nhiều họa sĩ tài danh như hai tờ Phong Hóa và Ngày Nay. Những họa sĩ này là Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Cát Tường, Tô Ngọc Vân, Đông Sơn (tức Nhất Linh), Trần Văn Cẩn, Trần Bình Lộc, Trần Quang Trân, Lê Phổ, Nguyễn Tường Lân... Họ vẽ tranh bìa, họ trình bày báo, vẽ minh họa và tranh khôi hài, v.v... với một trình độ nghệ thuật cao, khiến tờ báo dưới mắt người đọc trở thành duyên dáng, linh động, hấp dẫn. Bây giờ mang những tác phẩm mà họ tạo ra trong tờ báo đem triển lãm để lớp người 80 năm sau thưởng thức thì tôi nghĩ cũng hay và nên lắm.
Báo Phong Hóa và Ngày Nay còn mở ra nhiều chân trời mới lạ cho thời bấy giờ, như âm nhạc, y phục phụ nữ, kiểu nhà cho dân nghèo... Chúng tôi sẽ trưng bày những bản nhạc được coi như là đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam được in trên báo Ngày Nay do những nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Khoát, Lê Thương, Thẩm Oánh... sáng tác; những kiểu áo quần phụ nữ do người tạo kiểu tiên phong, họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường thực hiện và phổ biến trên khắp Việt Nam qua báo Phong Hóa trong thập niên 1930; các kiểu nhà với vật liệu rẻ tiền nhưng cao ráo thoáng mát do các kiến trúc sư thời bấy giờ như Hoàng Như Tiếp, Nguyễn Cao Luyện, Võ Đức Diên vẽ... Các hình ảnh này sẽ cho chúng ta một cái nhìn cụ thể về nhiều mặt sinh hoạt rất tiến bộ của một thời, đã để lại ảnh hưởng lâu dài cho đến ngày nay trong xã hội Việt Nam.

NV: Vâng, như thế thì riêng hai tờ báo cũng đã chứa đựng nhiều thứ để triển lãm thật. Nhưng ngoài ra còn những gì khác không ạ?

PPM: Còn nhiều thứ. Như sách của nhà xuất bản Đời Nay thuộc TLVĐ ấn hành từ thập niên 1930, 40. Chuyện này lại là may mắn nữa, có người giới thiệu cho chúng tôi một nhà sưu tập sách xưa ở Sài Gòn, và anh ấy đã nhiệt tình cung cấp cho chúng tôi hình ảnh bìa những sách TLVĐ xưa mà anh ấy có. Ở hải ngoại, thậm chí một tấm ảnh bìa sách cũ cũng không thể tìm đâu ra, đằng này chúng tôi được cung cấp cả mấy chục bức ảnh như thế, thật là một tư liệu quý chúng tôi không ngờ mình có được.
Một nguồn tư liệu khác là từ gia đình các thành viên của TLVĐ như hình ảnh, các trang bản thảo, thủ bút, phác thảo họa phẩm do chính tay quý vị ấy vẽ, v.v... Và như trên đã nói, số họa sĩ cộng tác với hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay khá đông đảo và giàu tài năng; ngoài những tác phẩm mỹ thuật các vị ấy thực hiện trên mặt báo, chúng tôi cũng cố gắng tìm được tranh của một số vị, như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Cát Tường, Nguyễn Tường Tam, Lê Phổ, v.v... để trưng bày. Ngoài những tài liệu có tính cách lịch sử, số tranh này sẽ mang lại không khí sáng tạo của cả một thời xưa, cách đây bảy, tám mươi năm.

NV: Có vẻ đã nhiều thứ quá cho một phòng triển lãm...

PPM: Tổng quát là như thế. À, còn một thể loại khá đặc biệt, đó là những cuốn sách của Tự Lực Văn Đoàn được dịch sang tiếng nước ngoài mà suốt mấy tháng qua chúng tôi đã lùng kiếm ráo riết trên... khắp thế giới. Xin lỗi, đó chỉ là một lối nói cường điệu cho vui, sự thật chúng tôi đã liên lạc với giới sách vở của một số nước, và kết quả chúng tôi đã có được: Ba cuốn từ Nhật Bản, ba cuốn từ Pháp, một cuốn từ Nga, một cuốn từ Úc. Riêng Hoa Kỳ thì chỉ có một cuốn tiểu thuyết, nhưng các truyện ngắn của Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam thì được dịch sang tiếng Anh khá nhiều. Cầm những cuốn sách mình đã quen thuộc từ thuở bé như Hồn Bướm Mơ Tiên, Anh Phải Sống, Đoạn Tuyệt, Gánh Hàng Hoa, v.v... nay được dịch và xuất bản bằng tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh, lòng tôi cảm thấy rất tự hào và xúc động.

NV: Những trình bày vừa rồi là các thông tin về phần triển lãm của chương trình. Xin cám ơn ông, và xin hẹn gặp lại trong một cuộc phỏng vấn khác để được nghe ông trình bày về phần hội thảo.
(nguồn Người Việt)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Chín 20249:05 SA(Xem: 179)
Họa sĩ Hồ Hữu Thủ - người được mệnh danh "thuật sĩ sơn mài" - qua đời ở tuổi 84 tại nhà riêng sau khi viêm phổi cấp, chiều 9/9.
25 Tháng Tư 20247:47 SA(Xem: 1258)
Nhà văn Nguyên Vũ-Vũ Ngự Chiêu qua đời ngày 19 Tháng Tư, 2024 tại Houston, TX, Hoa-Kỳ, hưởng thọ 82 tuổi (1942-2024).
24 Tháng Tư 20248:53 SA(Xem: 1380)
Nhà văn Linh Bảo qua đời ngày 22/4/2024, Hưởng thọ 98 tuổi
30 Tháng Ba 20249:23 SA(Xem: 1737)
Nhà thơ Viên Linh, sáng lập viên, chủ nhiệm, chủ bút tạp chí Khởi Hành ở Mỹ, vừa qua đời lúc 11 giờ 11 phút sáng Thứ Năm, 28 Tháng Ba, 2024
19 Tháng Mười Hai 20233:09 CH(Xem: 1885)
Thấm thoát Quán Văn đã ra được trăm số báo.
29 Tháng Mười Một 20236:29 SA(Xem: 2121)
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn qua đời lúc 7 giờ 15 phút tối Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một, tại bệnh viện Fountain Valley, California, hưởng thọ 87 tuổi.
06 Tháng Chín 20239:23 SA(Xem: 2998)
Nhạc sĩ Đan Thọ từ trần ngày 4 Tháng Chín, 2023 tại Hoa Kỳ, hưởng thọ 99 tuổi.
13 Tháng Tám 202312:59 CH(Xem: 2352)
"Làm con dân một nước có đặc điểm địa lý đất dài tới đâu biển ôm theo tới đấy cùng với hàng nghìn đảo lớn nhỏ mà chưa nghĩ suy, chưa hiểu thấu, chưa làm gì vì tình trạng biển đảo của đất nước là có tội"
15 Tháng Bảy 202310:11 SA(Xem: 2668)
Cảm tạ nhà thơ Tôn Nữ Thu Dung đã có nhã ý tặng sách, cũng như đem đến nhân gian một trời thơ vô ngần hoa cỏ.
28 Tháng Năm 20234:13 CH(Xem: 2079)
SÁCH ĐƯỢC BÁN TRÊN AMAZON.COM https://www.amazon.com/dp/1088102549?psc=1&ref=ppx_yo2ov_dt_b_product_details
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20748)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15719)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17361)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10065)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18475)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4917)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1682)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2172)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2085)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23397)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19921)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8728)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9743)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9169)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12118)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31655)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21450)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26430)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23877)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22666)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20769)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18869)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20025)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17613)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16729)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25684)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33018)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35532)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,