NAM DAO - Hà Nội, Trong Mắt Một Người Mù

25 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 8544)
NAM DAO - Hà Nội, Trong Mắt Một Người Mù

Cuốn phim ‘’Hà Nội trong mắt ai’’ (HNTMA) của đạo diễn Trần Văn Thủy bắt đầu bằng tiếng ghi-ta một nhạc sĩ mù. Kính đen sụp xuống mũi, nhạc sĩ gảy đàn như thể cố nhìn cho ra Hà Nội. Mắt người mù chắc chỉ có màu đục của bóng đêm, và ai đó đã ở HN vào năm 82, thuở cuốn phim ra đời, chắc hẳn đều biết khi đêm về lác đác hai vệ đường chỉ lờ mờ hiu hắt ánh đèn dầu những hàng thuốc lá thuốc lào bán lẻ. Vâng, năm 82 dân ta còn ăn độn bobo, phố phường chỉ toàn xe đạp, nào có đâu xe gắn máy rú rít quanh bờ hồ, và rồi nay, thời đúpV-tê-U thì nào Lexus, nào Mercedes...chạy vòng vòng ngạo nghễ. Vâng, năm 82, do ông Nguyễn Khắc Viện mời, tôi được xem HNTMA ở nhà xuất bản Ngoại Văn trên phố Trần Hưng Đạo. Ông ngồi cạnh, im lặng, khắc khổ, đầu hơi cúi xuống. Tôi thì không lòng dạ nào đi dạo tìm hơi hướng cô tổ thơ nôm Hồ Xuân Hương, hay viếng Nghi Tàm thăm nơi bà huyện Thanh Quan từng cư ngụ, và cũng chẳng hề biết mộ phần của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm cũng đâu đây trong vùng sóng nước Dâm Đàm, tên xưa ta gọi Tây hồ. Hà Nội thời đó với tôi là Hà Nội đói khó, xác xơ, nghi kị đến mức ai nói gì cũng thì thào, và có cái thói quay lại xem sau lưng có ai nghe thấy mình không. Là Hà Nội lắm mưu đồ phe phái, nhan nhản nghị quyết, và đầy khẩu hiệu viết bằng sơn đỏ trên những mành tường vôi long lở. Là Hà Nội chập chững trong vòng dây những giáo điều cứng ngắc, tự trói mình và kéo luôn cả dân tộc sa vào một vũng lầy phản lại tiến hóa...Lắng đọng lại trong tâm trí tôi chỉ có tiếng trống Đăng Văn thời nhà Lê có nhắc lại trong HNTMA. Nếu ngày nay trống có hàng trăm chiếc, dân đến đánh hẳn đánh đến thủng mặt trống, âm vang vang truyền đến hàng chục đời. Ông Viện i ngậm tăm, hình như có thở dài. Rồi ông thủng thỉnh bảo, người làm phim cốt yếu nói đến hai chữ Tâm và Dân, mục đích nhắc nhủ lời Nguyễn Trãi cho những người cầm cân nẩy mực đời nay. 

namdao1-content
Nam Dao và Trần Văn Thuỷ

Nhưng thời đó tôi không hề biết Thủy gặp khó khăn, nghệ thuật anh ‘’ ám chỉ’’ và ‘’ ẩn dụ’’, khiến những kẻ có tật ắt phải giật mình. Tôi có cảm tình, nhưng sau truân chuyên lưu lạc, tôi không có dịp biết gì thêm về anh. Phải đến khi anh sang Mỹ, và các bạn tôi là Hoàng Khởi Phong và Cao Xuân Huy in ‘’ Nếu đi hết biển’’ năm 2003 và phát hành DVD ‘’ Chuyện tử tế ‘’ năm 2007 ii, thì tôi mới ‘’ hiểu ‘’ được Thủy phần nào. Tôi nói với Phong ‘’ chơi được!’’. Phong cười ‘’ quá được đi ấy chứ! ‘’ và khi đó tôi nhờ Phong liên lạc với Thủy. Thế là đến 2013 tôi mới lò mò đến thăm anh. Vui. Và rất thẳng thắn. Kể về Huy, cậu em rể hụt của tôi, Thủy nhắc đoạn anh chuyện với Huy về Hoàng Sa và phát cáu quát ‘’ Mày biết và sống mà không kể lại thì ai kể nào?’’. Nay Huy đã thành người thiên cổ, tôi xin chép lời anh trong ‘’ Nếu đi hết biển ‘’:

...Những kỷ niệm về chiến trận,...về tù đày thì nhiều, nhiều lắm. Nhưng điều đáng nhớ nhất lại không phải ở chuyện đánh trận hay chuyện tù đày, mà lại là chuyện không bảo vệ được lãnh thổ, anh ạ. Tết năm 74, tiểu đoàn tôi đang ứng chiến ở Phú Bài, Huế, thì Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa....Tiểu đoàn tôi là lực lượng trù bị của Quân đoàn, được lệnh chuẩn bị ra đánh lấy lại Hoàng Sa...Gì chứ đánh nhau để bảo toàn lãnh thổ, lính tráng tụi tui thằng nào cũng háo hức, tuy biết đi là chết nhưng đánh nhau để giành lại đất nước, từ quan đến lính chúng tôi thằng nào cũng hăm hở. Nhưng ngay lúc đó, mặt trận trong nội địa miền Trung cũng nở rộ, những cuộc tấn công lớn của những đơn vị Bắc Việt đã cầm chân chúng tôi, chúng tôi không có lệnh xuất quân đến Hoàng Sa. Tin tức, hình ảnh ...làm chúng tôi thấy nhục. Nhục chứ anh, địa danh nào trong tay Miền Bắc hay Miền Nam thì cũng là của người Việt Nam. Hoàng Sa bị Trung Cộng chiếm mà không lấy lại, tôi nghĩ, miền Bắc và cả miền Nam đều có tội với tổ tiên, với cha ông.... Ông cha ta chèo thuyền giong buồm mà vẫn bảo vệ được những hòn đào nhỏ xíu ở tít tận mù khơi. Vậy mà bây giờ, quân đội của hai miền tự nhận là thiện chiến nhất nhì thế giới lại bỏ mặc một phần lãnh thổ lọt vào tay ngoại bang. Tôi hỏi anh chứ, chính anh, anh có thấy nhục không? Một trăm năm, một nghìn năm, hay đến tận bao giờ chúng ta mới lấy lại được Hoàng Sa ?... Đã mất, hay sẽ còn mất thêm?

Buổi trưa qua đi, một thoắt. Chúng tôi ngồi với nhau, cứ thế, và bóng chiều xuống dần, nhẫn nhục, chần chừ nhưng không khác được. Chúng tôi nói đủ thứ chuyện, nhưng rồi thế sự du du nại lão hà, cuối cùng vẫn là chuyện tay gỡ tóc đã bạc màu mà lòng thì khắc khoải chưa làm thế nào kéo lại được bóng dáng một mùa xuân. Ai cũng có một cách thế riêng. Tôi lan man nói về Bờ Kia, một tiểu thuyết tôi cưu mang hai, ba năm nay nhưng chưa thực hiện được. Tôi thắc mắc đặt những tra vấn chưa thể giải đáp, bắt văn chương còng lưng mang gánh nợ đời...Thủy khoát tay, giọng đanh lạ ‘’ Việc đ... gì mà phải hư cấu, cứ bám lấy hiện thực, bao nhiêu chuyện tai nghe mắt thấy còn vượt hư cấu xa...’’ Tôi đáp, rất bản năng ‘’ Ai có dao dùng dao, ai có súng dùng súng, ai không dao không súng mà chỉ có cái miệng thì nhe răng ra cắn... Và nhổ nước bọt ‘’.

Dĩ nhiên, đó là một phản ứng hời hợt. Lẽ ra tôi phải nói HNTMA dẫu là phim ‘’tài liệu‘’ nhưng có cấu trúc thì đã là hư cấu, và chính phần hư cấu là phần hồn của tác phẩm. Giống như viết bút ký, nào đâu chỉ người thật việc thật. Và dưới ánh sáng văn chương XHCN, người tốt việc tốt. Chạm vào đến thể chất tâm linh trong con người khiến họ cảm thông chia sẻ, làm sao một tác phẩm nghệ thuật tránh được hư cấu, cách nói đơn giản là khả năng tưởng tượng một thứ hiện thực nối dài của cái thấy được, cái nghe được, cái sờ được để cho người đọc cảm được...Nhưng thôi, ngắn ngày ngắn giờ, chúng ta không nên mất thời gian vào chuyện tào lao chi tướng. Tôi kể Thủy nghe chuyện hôm trước tôi đến nhà xuất bản Tri Thức, đề nghị (đùa thôi) là Hà Nội ta nên lập ra Liên Hiệp những người tử tế, và phần tôi, tôi sẽ đề cử Thủy làm Chủ Tịch. Tôi nhủ trong lòng, Thủy này là một tay hảo hán, thứ động vật quí hiếm ngày càng mai một.

Bây giờ cho tôi nhắc lại một hư cấu. Trong tiểu thuyết Đất Trời, ngày nhà họ Nguyễn ở Nhị Khê bị tru di tam tộc, quạ ở đâu bay về đậu đầy Đông Đô, kêu quàng quạc từ sớm tinh mơ. Đến chiều, người người lũ lượt kéo nhau đi xem hành hình. Hàng hàng lớp lớp, họ bước về phía Ô Quan Chưởng. Có một người cao ngều nghệu, vượt những người khác một cái đầu, nhìn thì hóa ra Nguyễn Trãi, kẻ đã thắng hung tàn bằng phép Tâm công. Họ đi, lát sau thì ai cũng như ai, cao bằng nhau cả. Lại nhìn lại, thấy Nguyễn Trãi vẫn bước trong đám người, nhưng hai tay ôm đầu đã bị chém, máu loang lổ mặt đường ...

Đó là hư cấu cho thời đầu nhà Lê khi ta vừa giành lại non sông từ tay người Minh. Còn đời nay. Bây giờ đám người vẫn bước trong lòng Hà Nội giữa tiếng rú rít của xe gắn máy và xe hơi chạy vòng bờ hồ. Nay, họ thấp hẳn xuống. Nhìn lại, ai cũng ôm đầu trong tay, cắm cúi đi. Những người mất đầu đó không biết về đâu, nhưng máu từ thân thể họ thì lênh láng thành dòng trôi về phía cầu Long Biên bắc ngang sông Hồng. Dòng sông đó nước màu đỏ, ứng vào tên gọi con sông từ xa xưa, đỏ chẳng phải chỉ vì phù sa...
Hư cấu như vừa bịa có thật, và là của một Hà Nội nhìn qua mắt người không còn, hay không muốn còn, thị giác.
 
Mời các bạn xem:
Chuyện tử tế:
http://www.youtube.com/watch?v=QalueUAEAy8&feature=player_embedded
Hà Nội trong mắt ai:
http://www.youtube.com/watch?v=MBYrckvkif0&feature=player_embedded

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Chín 20244:37 CH(Xem: 69)
Màu, khối, nét, bố cục, ánh sáng đã thay ông kể mãi những câu chuyện của con người.
27 Tháng Tám 202410:07 SA(Xem: 175)
Người nhạc sĩ đã gửi vào ánh sáng một tuổi thơ biết đi đứng, chạy nhảy.
21 Tháng Tám 202410:15 SA(Xem: 228)
Bài viết sau cùng của ca sĩ Quỳnh Giao
14 Tháng Tám 20245:17 CH(Xem: 219)
Đã đến lúc phải coi biên giới là một khái niệm mở, văn hóa cũng là biên giới. Mất văn hóa là mất nước.
31 Tháng Bảy 202410:07 SA(Xem: 198)
70 năm đã trôi qua kể từ cuộc thiên di vĩ đại nhất Việt Nam đương đại.
25 Tháng Bảy 20246:38 SA(Xem: 303)
Năm tôi 25 tuổi, lần đầu nhìn thấy cô Lê Thị Ý lúc ấy đã 40 tuổi ở ngôi nhà Nhật Tảo,
14 Tháng Bảy 202412:07 CH(Xem: 611)
Tôi không nghĩ thơ ca sẽ biến mất khỏi mặt địa cầu,
07 Tháng Bảy 20245:26 CH(Xem: 522)
Hiện nay ở tuổi bảy mươi, vốn sống của tôi là nỗi buồn, là sự ám ảnh của tử sinh. Nhờ thế mà rộng lượng hơn, yêu người hơn, yêu các vật nuôi trong nhà, yêu chim chóc.
30 Tháng Sáu 20245:49 CH(Xem: 1140)
Đến chơi nhà một người bạn thấy trên bàn có một giỏ đài sen và một đĩa hoa ngọc lan.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20748)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15719)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17362)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10065)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18475)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4917)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1683)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2172)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2085)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23397)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19921)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8728)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9743)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9169)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12118)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31656)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21450)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26430)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23877)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22666)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20769)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18869)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20025)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17613)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16729)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25685)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33018)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35533)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,