qua nay người ta bắt đầu lây lan câu chuyện Angelina Jolie làm “double mastectomy” để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư vú do gen lỗi BRCA1.
người bình thường và giới truyền thông báo chí thì tán dương hết mức sự dũng cảm trong quyết định hi sinh bộ ngực ngàn vàng của người nữ-anh-hùng Hollywood. còn các bác sĩ K ở việt-nam thì cho đó là điều ngớ ngẩn, không thực tế, không tưởng trong y học…
Trang Ng.
với cá nhân mình, tôi thấy Angie may mắn quá! chính xác thì cô là một người phụ nữ quá may mắn khi được sống trong một xã hội có những lương y tử tế, cởi mở và cấp tiến; một xã hội có nền y học trao quyền cho con người ta lựa chọn và định đoạt số mệnh của mình trước bệnh tật.
không bàn đến chuyện mất/còn hiện hiển của bộ ngực. bởi nếu có ngày Angie phải chemo vật vã mà sớm/muộn cũng phải đối diện với cái chết thì việc cô được “double mastectomy” (dù để ngăn ngừa) cũng đã là quá mỹ mãn. tôi dùng chữ “được” là vì y tế Mỹ đã dành cho Angie một quá trình phẫu thuật đoạn nhũ tiến hành chỉn chu và cẩn trọng trong vòng 3 tháng, từ việc giữ lại núm vú (nipple delay), đến việc lọc bỏ từng phần mô có u (kết quả FNA là u lành sau khi cắt bỏ) và kết thúc bằng phẫu thuật thẩm mỹ tái tạo ngực.
nhìn vào thống kê sơ bộ, mỗi năm thế giới có khoảng 458.000 bệnh nhân chết vì ung thư vú và việt-nam có hơn 25.000 bệnh nhân ung thư vú, người phụ nữ nào cũng mong được “thành toàn” như Angie.
ung thư vẫn là một từ làm người dân sợ hãi đến tận tâm can. Angelina Jolie
các vị “thiên thần áo trắng” việt-nam, không phải tất cả các vị đều sẽ trải nghiệm cái gọi là ung-thư nên xin các vị đừng tiếp tục thể hiện rõ đặc tính chủ quan, hời hợt và vô tâm của mình trong các phát biểu liên quan. khi ung bướu sài-gòn ra quyết định đầu tiên để tôi làm “mastectomy” thì điều duy nhất tôi được biết chính là chi phí (dịch vụ) phẫu thuật và chi phí mua thêm dao mổ chống di căn (nếu muốn); được biết thêm nữa là khả năng tôi có được nằm nội trú trên giường một người (chung trong căn phòng hơn 12 giường) hay không… chẳng có bất cứ một ai nói với tôi về các sự lựa chọn hay các “phương án hạn chế tổn thương lớn nhất cho bệnh nhân” và (cơ bản hơn nữa) cũng không một ai nói về những điều khác nhau của trước/sau khi người ta “mastectomy” như thế nào. ngay tại thời điểm đó, bởi vì họ nói đoạn-nhũ xong sẽ tái tạo ngực lại cho tôi nên tôi vẫn cho rằng việc tái-tạo ngực sẽ cứu vãn những gì đã mất. bản thân 2 chữ tái-tạo, với tôi, lúc đó rất lớn lao. tôi, tuyệt nhiên không biết bất cứ điều gì khác cho đến khi nhìn vào ngực của mình (sau phẫu thuật) và ngực của những chị bệnh nhân cùng phòng.
đến bây giờ, tôi vẫn tự hỏi: họ đã ra tay cứu mạng tôi hay đã cẩu thả đắp lên đời sống tôi (và những người phụ nữ khác) một nấm mồ thiếu cẩn trọng. nấm-mồ: những mỏm thịt lồi lõm nhấp nhô không núm vú đã nói đúng nghĩa của nó trên cơ thể những người đoạn-nhũ (ngay cả khi đoạn nhũ có tái tạo). nếu các vị có tâm và có lòng cẩn trọng thì biết đâu các vị đã không cẩu thả xuống tay cắt một nhát cắt tận tuyệt trên đời sống của một người phụ nữ.
có cách gì để cho các vị “thiên thần áo trắng” ở việt-nam bớt chủ quan và ngậm cái mồm chỉ biết nhai đi nhai lại giáo điều đầy sĩ diện cá nhân như thế?!
những ngày chemo còn ở nhà Nam, anh bác sĩ Khương (tu nghiệp tại viện Tim của SGH) có chia sẻ một điều rằng: trước khi anh tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân, bà giáo sư bác sĩ ở viện Tim cứ hỏi đi hỏi lại anh những câu đại loại như: anh có chắc chắn không? anh nghĩ bà không biết rằng ở việt-nam những ca như thế này anh làm nhiều lắm rồi. lúc đó tôi vì cả nể nên không nói với anh rằng khi bà hỏi như vậy tức là bà muốn chắc anh biết anh đang mổ cho 1 con người có sự-sống và có đời-sống (của con người). đặc biệt khi bệnh nhân là một người phụ-nữ, anh phải càng thận trọng hơn. những câu hỏi như vậy là để gõ vào cánh cửa Y đức trong lòng các bác sĩ phẫu thuật việt nam: các người đang phẫu thuật trên cơ thể một con người chứ không phải vá vỏ xe đạp, cắt tiết heo hay mổ gà. nếu còn viện cớ abcd hay hoàn cảnh này kia để ngụy biện thì xin các vị rủ lòng từ tâm, chọn lấy một cái nghề khác để mà kiếm tiền, để mà nhận lấy cái sự trọng vọng của thiên hạ chứ đừng có ướm mình cái nghề của Y đức.
và, vì nền y tế việt-nam của chúng ta như thế, nên hiểu là ai cũng mong được như Angie!
Gửi ý kiến của bạn