Từ “Khúc đêm”, đến cõi-giới thơ Đa Mi

26 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 9298)
Từ “Khúc đêm”, đến cõi-giới thơ Đa Mi

dutule.com
(ngày 25 tháng 7-2013): Trang nhà dutule.com vừa đăng tải một bài thơ mới của Đa Mi / Lê Đình Thắng. Bài thơ của họ Lê một lần thêm, dấy động trong tôi vấn nạn “cách tân” hay làm mới thi ca, ngày càng trở thành một thôi thúc ngấm ngầm nhưng nôn nóng (một cách nghiệt ngã), trong khao khát (đôi khi mù lòa) của những người làm thơ cũ, cũng như mới hôm nay. Có người đi tìm sự …“cách tân” qua những hình thức, tưởng như…mới mẻ! Sự thực, đã lâu, chúng không còn tồn tại ở những quảng trường thi ca thế giới; vì chúng không có giá trị thực hữu. Chúng chỉ là phong trào (mode) mà thôi. Có người đi tìm sự “cách tân” (nhất là một số không nhỏ, giới làm thơ trẻ), bằng cách lao mình vào những cuộc tìm kiếm hình ảnh, ý tưởng sần sượng, vượt xa biên độ thi ca - - Vì cho rằng, như vậy là làm mới, là… “cách tân”! Mặc dù ở phạm trù thi ca, những từ, những hình ảnh đó, chỉ cho thấy lối bày hàng, những rao bán những con chữ phản cảm, dị dạng, PR…

ledinhthang-content
Nhà thơ Đa Mi

Tuy nhiên, song song với những hoang tưởng tội nghiệp kia, chúng ta cũng có những người làm thơ trẻ lắng xuống được tới dộ sâu tâm cảm, với những tư duy có đường truyền máu huyết đời thường. Nhưng không vì thế mà thơ họ không mới. Không cách tân. 

Một trong những người làm thơ trẻ đó là Đa Mi / Lê Đình Thắng, với bài thơ tiêu biểu, “Khúc đêm”.

Trong ghi nhận của riêng tôi thì, trên lộ tình thi ca (cũng như văn xuôi), Đa Mi luôn lưu lại nhiều phản ảnh cá tính; nhiều dấu vết đời thường, giữa chập trùng bóng đêm và, cô quạnh bất phân ly. Tựa đó là hai mặt của đồng tiền định mệnh họ Lê, sau mấy chục năm nổi, chìm qua nhiều giai đoạn thăng, trầm đất nước và, khủng hoảng, bế tắc văn chương.

Đa Mi với qua “Khúc đêm”, một bài thơ mà tôi cho là một khác biệt lớn, không chỉ với những người trẻ làm thơ cùng thời mà, còn là một khác biệt với chính cõi giới thơ của Đa Mi / nữa.

Trước nhất, “Khúc đêm” của Đa Mi là một bài thơ kiệm chữ / đa nghĩa. Bài thơ có 11 phân khúc. Tám phân khúc chỉ có tối đa 3 dòng. Số chữ cộng chung, nhiều nhất 15 chữ. Ba phân khúc còn lại, chỉ có 2 dòng và cũng nhiều nhất, 10 chữ, tính chung cho cả 2 dòng đó.

Mười một phân khúc này được họ Lê chia thành 2 đoạn, y cứ trên 2 khoảng thời gian, tiếp cận nhau nhưng, tự thân, chúng lại độc lập và, tách lìa, tựa 2 tâm cảnh (như hai vật) đặt cạnh nhau, cho người đọc một tâm cảnh thứ ba (tâm cảnh khác – Hình ảnh một vật khác)
Mở đầu đoạn thứ nhất của “Khúc đêm là màu đen đặm đặc (solid):

“Đêm rồi
đêm tôi đen”


Ngữ cảnh “đen” đậm đặc dẫn tới phản xạ tự nhiên là nhu cầu xua tan bóng đêm. Nhưng nhu cầu xua tan bóng đêm, với tác giả, không chỉ chút ánh sáng mà là nhu cầu an ủi, vỗ về:

“thắp một niềm ấm nóng.”


Ở lãnh vực kỹ thuật thơ, với tôi, đó là liên tưởng bậc một hay, liên tưởng gần.
Đa Mi đã cố ý (hoặc vô tình?) khai thác kỹ thuật liên tưởng bậc một trong thơ của mình, ở tất cả những khúc thơ còn lại. Như:

“Đêm rồi
đêm tôi im”


Hiểu theo một nghĩa nào khác thì, im lặng, không hề luôn mang ý nghĩa tắt tiếng hoặc bật âm mà, nó có nhu cầu (phản xạ) cần một nơi chốn để gửi “lời” (mặt bên kia của “im”.) Do đấy, câu kế tiếp của khúc thứ hai này là:
“lời chui vào hương mỏng” (1)
Họ Lê cho thấy, ông rất nhuần nhuyễn với kỹ thuật liên tưởng bậc một, trong tất cả những phân khúc còn lại.
Cũng vậy, khi Đa Mi viết “Đêm rồi / đêm tôi run” - - Sự run rẩy vì lạnh, dẫn tới liên tưởng gió, bão, nên câu kế tiếp là “tám phương trời hú lộng” v.v…
Nếu phải đi tìm nội hàm tức, đúc kết mọi ý tưởng, hình ảnh…của đoạn thơ này thì đó là:

“Đêm này
Đêm tôi trôi…”

.
Bước qua đoạn thứ hai của “Khúc đêm”, Đa Mi / Lê Đình Thắng chọn “Buổi tối” làm “thi nhãn” cho phần thơ còn lại. Tuy là hai khoảnh khắc thời gian tiếp cận nhau, nhưng như đã nói, tự thân, chúng độc lập và, tách lìa, tựa 2 tâm cảnh đặt cạnh nhau, cho người đọc một tâm cảnh thứ ba.
Phân khúc mở đầu tác giả viết:

“Buổi tối tôi ra đường
Màu âm như triêu mộ (2)
Xe đi như đòi tang”


Câu thơ thứ ba của phân khúc này theo tôi là một trong những câu thơ rất mới. Đẹp tới nao lòng của Đa Mi trong “Khúc đêm”
Trung thành với chủ tâm khai thác liên tưởng bậc nhất, đọc tiếp, ta thấy những liên tưởng rất gần, rất trực tiếp như:
“Em hà hơi tôi gió” – danh từ “gió” dẫn tới liên tưởng hình ảnh “mưa” ở câu kế tác giả viết: “mưa cũng bày trò chơi”. Hoặc tính từ “đỏ” dẫn tới nhiều liên tưởng khác, trong đó có hình ảnh“máu”:

Ngọn đèn treo khé đỏ
tôi âm tường máu ai” v.v…

Đoạn thứ hai, kết thúc bằng hai câu thơ:

“Buổi tối tôi ra đường
những mặt câm như lá.”


“Những mặt câm như lá” trong “Khúc đêm” của Đa Mi / Lê Đình Thắng, không chỉ là một câu thơ mang tính ẩn dụ mới mẻ mà, còn là một câu thơ cho thấy họ Lê đã đạt tới mức cao của nỗ lực cách tân thi ca qua ngôn ngữ và hình ảnh.
Nói cách khác, đó chính là một hình thái của sự cách tân đúng nghĩa và, đáng kể của Đa Mi / Lê Đình Thắng. Họ Lê không cần phải lùng xục những hình thức đã lỗi thời hoặc những con chữ dị dạng để bày hàng, PR vậy.

Du Tử Lê,
(Garden Grove, July 2013)
--------------------
Chú thích (của người viết):
(1) Nếu có một từ nào thiếu thi tính trong bài “Khúc đêm” của Đa Mi, theo tôi, là động từ “chui” đi trước cụm từ “…vào hương mỏng” ở câu thứ ba này.

(2) “Triêu mộ” chữ thuần Hán, có nghĩa buổi sáng-buổi tối (nói chung). Hai từ này được Lý Bạch sử dụng trong bài thơ nổi tiếng “Tương tiến tửu” của ông:
“Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai / Bôn lưu đáo hải bất phục hồi / Hựu bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát / Triêu như thanh ti mộ như tuyết…”
Bài thơ được nhiều tên tuổi lớn của chúng ta, dịch tiếng Việt như Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, Vũ Hoàng Chương, Tchya… Nhưng, thời trung học, học sinh miền Nam, được học bản dịch của một dịch giả Khuyết Danh, dịch theo thể Hát Nói:

 “Biết chăng ai: / Sông Hoàng Hà ngọn nước tại lưng trời / tuôn
 đến bể khôn vời lại được / Biết chăng nữa: / Đài gương mái tóc bạc /
 sớm như tơ mà tối đã như sương”

 (Theo Wikipedia – Tiếng Việt)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tư 202510:32 SA(Xem: 217)
Em nay đã 57 tuổi. Những nốt nhạc em viết tưởng đâu mới hôm qua, hôm kia.
06 Tháng Tư 202512:00 SA(Xem: 7776)
Điều đáng nói với tôi, không chỉ là cánh cửa văn chương dòng chính (Hoa Kỳ) đã rộng mở cho Lan Cao mà, tôi hy vọng, sau Lan Cao, những nguòi cầm bút trẻ, trưởng thành ở xứ người sẽ nối gót Lan Cao,
25 Tháng Ba 202511:01 SA(Xem: 622)
đây là tiểu thuyết đầu tay của một nữ tiến sĩ vật lý đang làm việc tại Pháp, sau tập truyện ngắn (Ảo đăng) cũng in ở Việt Nam vào năm trước.
20 Tháng Ba 20251:00 CH(Xem: 585)
Bốn mươi năm cuộc đời là bốn mươi năm thi sĩ Vũ Hữu Định khao khát, mải miết đi tìm.
10 Tháng Ba 202512:32 CH(Xem: 818)
Vừa qua họa sĩ Nguyễn Đình Thuần gọi cho biết, Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe. Mong anh tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm “cay” hơn.
21 Tháng Hai 202512:00 SA(Xem: 10980)
Chính thức xuất hiện với tập truyện đầu tay, “Khi Người Ta Trẻ”, Phan Thị Vàng Anh đã mau chóng xác lập cho mình một chỗ đứng giữa quảng trường văn chương nằm ngoài và, rất xa bóng rợp của người cha tên Chế Lan Viên và, mẹ tên Vũ Thị Thường.
15 Tháng Hai 202511:15 SA(Xem: 1238)
Tôi tin khi đời còn những người yêu nhau thì nhạc Từ Công Phụng vẫn là những tình khúc gối đầu của mọi thế hệ người tình, mãi mãi.
19 Tháng Giêng 20256:06 CH(Xem: 1844)
Truyện Khuất Đẩu, dù là truyện ngắn hay truyện vừa, mở ra trong tâm tư người đọc nhiều liên tưởng bát ngát;
24 Tháng Mười Hai 20245:29 CH(Xem: 987)
Anh Khánh Trường mỗi khi tôi nhớ đến, phải là hình ảnh của một giang hồ.
17 Tháng Mười Hai 20243:57 CH(Xem: 953)
Kim Lân chính là một kiểu tồn tại trong cái giới nhà văn kỳ lạ thời nay./.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 34680)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
(Xem: 31564)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 13303)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 20909)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 10263)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
(Xem: 515)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 16244)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6295)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3272)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 3644)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 20725)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9664)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 11046)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9763)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13415)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32848)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 22094)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27588)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24973)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23890)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21970)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19569)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20902)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18330)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17249)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 27089)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34265)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36171)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,