NGUYỄN VIẾT ĐĨNH - Về một thời niên thiếu

02 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 12860)
NGUYỄN VIẾT ĐĨNH - Về một thời niên thiếu

 

(Để nhớ các bạn tiểu học Hội An phố cổ, chùa Cầu)

Bạn xừng xững xuất hiện với một tên gọi rất nổ, Lê Cự Phách, mỗi khi thầy giáo Hoạt điểm danh mỗi sáng tại một lớp học, lớp nhất tỉnh lỵ, ở một vùng duyên hải miền Trung.

lophocdengu-1957-content-content

Mọi người đều ngạc nhiên quay lại nhìn bạn vì tò mò. Ơ kìa! Bạn cũng đâu có gì đặc biệt hơn người. Cũng khuôn mặt hơi rụt rè, sáng sủa trong bộ đồng phục xanh trắng tươm tất / khi chưa nghịch ngợm, hay đầu tóc rối bời, tay chân và quần áo bám bụi đất / khi vừa đá banh hay chơi đùa trong sân trường.

Tướng tá và chiều cao trung bình như mọi học sinh cùng lứa tuổi. Khuôn mặt gầy, góc cạnh, khả ái; giọng nói nhỏ nhẻ nhưng lôi cuốn. Nụ cười nhẹ, tươi, ngập ngừng, thân thiện.

Giòng đời êm ả trôi qua giữa cái nóng nhiệt đới ẩm thấp của một tỉnh lỵ nhỏ bé miền Trung trong ngôi trường nam tiểu học với thầy hiệu trưởng cao lớn kiêm giáo viên phụ trách dạy thêm một lớp. Thầy Hoạt, dân Bắc Kỳ di cư, lúc nào cũng tươm tất trong bộ complet màu trắng. Thầy phụ trách dạy lớp nhất, lớp của Phách. Tuy là lớp nhất, các học sinh đều còn nhỏ tuổi, nhưng cũng có một số lớn tuổi hơn nhiếu, ở những vùng ngoại ô phụ cận theo học.

Trường nam tiểu học ở cuối đường Trần Hưng Đạo, phía bên phải, tiếp giáp với sân vận động. Năm sau (1955), khu này có xây thêm một dãy phòng lớp dành cho trường trung học Trần Quý Cáp. Tiếp nối là nhà thương tỉnh (sau dời qua trụ sở mới phía đối diện).

Hội An là một tỉnh lỵ nhỏ, rất nhỏ. Vỏn vẹn vài dẫy phố xây theo kiểu cổ bằng gạch và gỗ. Có một dẫy phố cổ hướng mặt về khúc sông Thu Bồn nước xanh, chảy lững lờ. Bên kia là cồn bãi ,có nhà cửa, cây cối xanh tốt. Đặc biệt Hội An có rất nhiều chùa chiền của các bang hội Trung Hoa.

Hội An có một thời vang bóng, từng là một cửa khẩu quan trọng trong thời Trịnh-Nguyễn phân tranh. Lúc đó các thương thuyền ngoại quốc như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Trung Hoa, Nhật Bản... đã tập nập cập bến.

chuacauhoian_content-content

Một kiến trúc tiêu biểu và độc đáo kiểu Nhật Bản là chùa Cầu vẫn còn tồn tại ở Hội An.

Cầu lợp ngói, bắc ngang qua một con lạch sâu. Trên cầu có tượng một con khỉ bằng đá, rất xưa.

Qua thời gian cát bồi lấp, cửa biển rời xa phố cũ khoảng năm, mười cây số. Các thương thuyền ngoại quốc không còn thuận tiện ra vào. Hội An trở thành hoang vắng, lãng quên. Hoạt động kinh tế vì thế cũng tàn lụi dần.

Năm 1954-1955, Hội An đã mở rộng vòng tay tiếp đón nhiều đợt di cư của các gia đình tỵ nạn Cộng Sản từ miền bắc vỹ tuyến 17 chạy vào miền nam. Họ đã tạm trú trong khuôn viên các đình chùa cổ một thời gian dài, sau đó mới được tái định cư ở các nơi khác.

Trở lại chuyện “ông” bạn học - Lê Cự Phách, cuối năm lớp nhất đó, “ông” đã mang đến cho bọn học sinh lớp chúng tôi, và cho cả toàn trường một ngạc nhiên, thích thú với lối diển xuất và ca ngâm đầy kịch tính trong vở kịch thơ “HẬN NAM QUAN”, trong đó “ông” đóng vai chính, vai Phi Khanh. “Ông” cũng kiêm vai trò đạo diễn.

Đó là lần đầu tiên chúng tôi, những học sinh lớp nhất tiểu học được thưởng thức kịch thơ. Cảm giác có lúc cảm động, lúc hứng khởi hào hùng còn hơn cả khi bạn đi xem những buổi nhạc kịch tài danh tại những sân khấu nổi tiếng thế giới, như New York, London, sau này.

.. “Con về đi, tận trung là tận hiếu!!
Đem gươm mài dưới nguyệt ánh trăng tan,
Nếu còn sống, con là dân nước Việt,
Chết ta thà làm quỷ nước Nam ta…”

Đó là lời Phi Khanh / Lê Cự Phách, trong trang phục tráng sĩ, đầu quấn khăn đen, run run trăn trối với Nguyễn Trãi, lúc đó đang quỳ mọp lạy cha trước khi bị lính Tàu hung hăng, một tay khua mã tấu, tay kia lôi tuốt Phi Khanh về bên kia biên giới để hành hình.

… “Ôi! Anh hùng tử, khí hùng nào tử!
Đem gương soi sử sách để muôn đời!!!”..

Cử tọa học trò choáng váng trong niềm bi phẫn cùng cực. Có người không nén được xúc động, đã rơm rớm nước mắt. Cảm xúc từ lặng người chết đứng, chợt chuyển sang hùng tráng đấu tranh. Người người đều muốn trở thành Phi Khanh - Nguyễn Trãi. Mọi người đều muốn được chết để nước Nam được sống.

Vâng! Chúng con mong mỏi được chết; chúng con xin hiến thân cho tổ quốc để đất Mẹ Việt Nam được sống muôn đời!

Cả hội trường chật hẹp, nóng bức bỗng òa vang tiếng vỗ tay vang dội, để không những tưởng thưởng các kịch sĩ tiểu học tý hon đã quá xuất sắc trong vai diễn, mà còn để tán dương tinh thần vị quốc vong thân của các bậc tiền nhân.

Nếu lúc đó có cuộc bầu chọn nhân vật diễn xuất, thì phần thưởng Oscar chắc chắn đã về tay kịch sĩ tý hon lớp nhất tiểu học đại tài, họ Lê.

Cuối năm học đó, mọi người phân tán khắp nơi. Dấu vết của trò Phách chỉ còn là những mông lung kỷ niệm về Hội An, lớp nhất tiểu học, sông Thu Bồn, chùa Tàu, phố cổ….

Khoảng 1963-1975, một thi sĩ có nhiều bài thơ rất ấn tượng với tên DU TỬ LÊ lừng lững xuất hiện trên văn đàn miền Nam. Nhiều người rất thích thơ ông, một số ít ngược lại. Đó là cuộc đời! Và giòng sông định mệnh cứ cuốn trôi cho đến ngày mất nước 30 tháng tư, 1975.

Những ngày trôi dạt trên mảnh đất tạm dung Nam Cali, người lưu vong nghe văng vẳng đâu đó nhiều bài thơ phổ nhạc với ca từ mang tính lãng mạn, đậm mùi triết học, với tâm trạng ngậm ngùi thương xót mối tình ngăn cách bởi giòng định mệnh nghiệt ngã trăm năm. Hồi sau, mới biết đó là bài nhạc chuyển thơ của một thi sĩ đã và đang nổi tiếng, Du Tử Lê.

Khoảng năm 1982-1985, họ Lê hình như có làm việc tại một văn phòng tại ngã tư đường số 1 và đường New Hope, thành phố Santa Ana, lo cho người tỵ nạn. Cùng lúc tạp chí Nhân Chứng, một trong những báo phát hành đầu tiên của người Việt tỵ nạn tại miền Nam California.

Họ Lê lúc nào cũng là một cao thủ xử dụng tuyệt chiêu lăng ba vi bộ. Với tờ báo bên tay phải, tay trái chắc chắn tung ra nhiều bài thơ tuyệt tác. Một mặt, họ Lê đã chẳng tiếc cảm xúc khi sẵn sàng trải nghiệm đời mình qua biết bao mối tình lãng mạn; mặt khác, thân phận lưu vong và nỗi hờn vong quốc vẫn âm ỉ soi mòn tâm trí một đời.

Ông tung hứng hạnh phúc bằng nhiều chiêu thức ngoạn mục. Từ thơ văn chuyển sang nhạc, họa! Lãnh vực nào ông cũng đạt đến điểm cuối của thăng hoa. Ông là phù thủy của chữ nghĩa! Là ảo thuật gia của màu sắc và âm thanh.

Rất nhiều bài thơ của ông đã trở thành tiêu biểu và ấn tượng một thời!

“Khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển” …
Đời lưu vong không có một ngôi mồ”…

Bài thơ trên, có lúc đã là đề tài tranh cãi không đoạn kết. Giới yêu thơ rất thích. Kẻ sĩ đấu tranh mong muốn được thực hiện giấc mơ ngay bây giờ, lúc cuối đời! Giới bán bảo hiểm nhân thọ rất thất vọng. Cứ đà này còn ai muốn mua bảo hiểm nhân thọ? Giới mộ bia, quan tài, Peek Family, Tobia càng khó chịu hơn! Kiểu bó chiếu trôi sông này xem ra quá tiện lợi, không rềnh rang tốn kém, tiết kiệm tối đa. Nhưng nó lại gây ra một dây chuyền tiêu cực cho các thương vụ cây gỗ, sản xuất quan tài, mộ bia, diễn trình tụng niệm, đất chôn. Kinh tế tỵ nạn e rằng vì thế gặp phải khó khăn lớn?

“Ở chỗ nhân gian không thể hiểu”…

…..”Đi với về cùng một nghĩa như nhau”…

Những câu thơ đẹp trong nhiều bài thơ bất hủ của ông có khi là tiêu đề, có khi là lời kết trong những buổi họp mặt bỏ túi tại quán Nguyễn Huệ, Café Factory hay một nơi nào đó vùng tiểu Saigon.

Đọc thơ họ Lê rất nhiều, nhưng không biết là ai. Khoảng 1986-1987, một tình cờ, bạn cũ Hội An tiết lộ tiệu sử, so sánh hành tung, rồi đi đến kết luận “bất khả tư nghị”: DTL là LCP của thời 10 tuổi, lớp nhất tiểu học Hội An, Phố Cổ, Chùa Cầu, của thời những kỷ niệm mờ nhạt, chừng đã mất dấu, nay lại hiện về.

Từ đó, ngày lại ngày tình bạn lại ấm lên với những bắt tay nồng nhiệt đâu đó khi tình cờ gặp gỡ giữa đường. Nhiều lúc cả hai đều nhắc về Hội An, thành phố nhỏ, thân thiết của thời niên thiếu, đến vài người bạn cũ, đến bài thơ Hận Nam Quan với niềm hạnh phúc trẻ thơ, rất khó bắt gặp ở tuổi xế chiều!

DTL đã có một gia tài đồ sộ về thơ, văn, nhạc, họa. Việc thẩm định giá trị những tác phẩm ấy là phần vụ của những nhà phê bình văn học.

Ở đây, chỉ có cảm tính và cảm xúc chi phối tình bạn đã trôi nổi trên dưới 60 năm, có lúc tưởng chừng đã mất, có lúc hiện ra trước mặt, hàng ngày.

Lê ơi! Hãy nhớ lại thời lớp nhất Hội An phố Cổ, chùa Cầu, để thả hồn mình về lại thời xa xưa, khi còn bé với những mơ ước tinh khôi nhưng hào hùng về con người và đất nước Việt Nam!

Lê ơi! Chúc bạn sức khỏe để còn sáng tác nhiều vần thơ hay, lạ, xưng tụng vạn vật thiên nhiên, tuyên dương tình yêu, tình bạn, tình người!

 

Nguyễn Viết Đĩnh

09/01/2013

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Sáu 20241:40 CH(Xem: 4988)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 1740)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 2224)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 2133)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 23448)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 14915)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 2158)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 2426)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 7921)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 7630)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20824)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15780)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17446)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10131)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18577)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4988)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1740)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2224)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2133)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23448)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19960)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8763)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9774)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9203)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12169)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31688)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21481)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26472)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22704)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20814)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18905)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20052)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17650)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16763)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25729)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33055)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35559)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,