HÀ QUANG MINH - Những đồng chiều, cuống rạ, bỏ sau lưng

21 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 6462)
HÀ QUANG MINH - Những đồng chiều, cuống rạ, bỏ sau lưng

“Có bao nhiêu gió cho vay cánh đồng”

Thơ N.V.T

Một trưa Sài gòn, tháng Năm, tôi bước ra khỏi nhà, trong cái nắng đỉnh Hạ, đi về phía hẹn với Trí. Ở đó, tôi biết, có một người cùng Trí đợi tôi, một người tôi đã nghe tên nhiều mà chưa từng gặp mặt. Tôi tò mò muốn biết con người ấy có đúng như mình vẫn luôn hình dung hay không, một chút tò mò được ẩn dấu dưới vẻ bất cần bề ngoài của tôi, vẻ bất cần mà nhiều người cho rằng đó là hiện thân của kiêu ngạo. Ừ, dù sao thì cũng chỉ là một con người thôi mà. Ai hay ho thế nào, tôi vẫn còn phải dò xét đã. Những ngợi khen ngoài kia, với tôi, nhiều khi đều chỉ là lầm lẫn cả.

Và cứ thế, tôi đi, đi về phía Nguyễn Vĩnh Tiến… Chúng tôi uống rượu trưa, điều mà tôi rất ghét. Buổi trưa là khi tôi bắt đầu một ngày, uống vào, chỉ làm cho buổi chiều trở nên nặng trĩu, một buổi chiều vô công rỗi nghề. Những xã giao ban đầu xoay quanh chai vang đầu tiên cũng chỉ đủ cho một cuộc trò chuyện thông thường, không để lại ấn tượng gì đậm nét. Nhưng rồi chai thứ hai, chai thứ ba đi qua. Trí đã ngưng không uống nữa. Tính Trí là vậy, uống chỉ ở mức độ vừa đủ để thưởng thức. Còn tôi, khi đã mềm môi, mưu sự tại nhân, hành sự tại men cả. Tôi để men cuốn tôi đi tiếp, đi miết, đi cho đến tận cùng của cuộc chơi. Và những giọt rượu huyết dụ đã đẩy tôi đến ngã rẽ bất ngờ của cuộc hạnh ngộ, ngã rẽ khi mà Tiến chìa ra cho tôi tấm ảnh cũ, ố màu, được chụp lại và lưu lại trong điện thoại của anh. “Minh có nhận ra ai không?”, Tiến cười, nhỏn. nhoẻn. Tôi kinh ngạc, ngỡ ngàng, bừng. tỉnh. Tôi nhận ra tôi, đau đáu tuổi thơ xưa, năm tôi 14 tuổi. Trong tấm ảnh cũ ấy, tôi đứng nghiêm cẩn như ‘ông cụ’ bên cạnh một nụ cười mới đây thôi, nhỏn. nhoẻn. Lạ kỳ thật. Làm sao Tiến lại có bức ảnh này? Và tại sao Tiến lại đứng đó, bên cạnh tôi, ở trong không gian cũ ấy? Vậy là tôi đã lầm. Tôi và Tiến đã gặp nhau từ xưa, rất xưa, từ khi tôi mới là một thằng bé con không hơn không kém. “Năm ấy thi thơ, em được giải nhất hay giải nhì gì đó, còn emh được giải ba. Minh còn nhớ không? Anh vẫn còn giữ một tập thơ em gửi tặng anh, sau bữa đó mình còn đi café với nhau một lần nữa đấy”. Ký ức cũ bỗng cuồn cuộn quay về. Thằng bé tôi, 14 tuổi, bỏ dở kỳ nghỉ hè với ngoại ở Đà nẵng để bắt tàu nhanh quay về Hà nội nhận giải thưởng thơ. Những năm ấy đã quá xa rồi, những năm đầu thập niên (19)90s. Tôi nhớ, ba vẫn thường len lén lấy những bài thơ tôi viết, đánh máy lại sạch sẽ, gửi đăng báo, gửi tham dự các cuộc thi dùm tôi. Thằng bé con ngày xưa bỗng nhiên quay về. Nó đấy, trong đôi mắt đuôi dài đã có dấu chân chim nhưng vẫn trong lay láy của Tiến đấy. Tiến đã cho tôi thấy lại mình, ngồi trên chuyến tàu một mình, nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn những đồng chiều cuống rạ trôi đi, trôi đi qua mắt mình. Nhìn những đứa trẻ chăn trâu ngồi trên con-vật-gia-tài lặng ngắm đoàn tàu qua ước mình một lần viễn du trên cánh tàu như thế và hình dung ra, đã có một tiền kiếp nào, tôi chính là đứa trẻ trâu trên lưng con-vật-gia-tài ấy. Tôi bỗng nhiên chìm đi, nhòa đi, mê. man…

nguyenvinhtien-content
Nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tiến

Rồi sau lần hội ngộ đó, tôi và Tiến bỗng nhiên gần nhau hơn. Tôi bắt đầu nhìn anh bằng đôi mắt hiền lành hơn, đôi mắt đã không còn những màu kiêu ngạo. Và tôi nhìn thấy ở đó là cả một trời lý thú. Chúng tôi không gặp lại nhau nhiều nhưng gần như luôn luôn giữ một nối kết thường nhật trên mạng, bằng những đối đáp với nhau về thơ phú. Vả tôi chợt nhận ra, những cảm nhận ban đầu của tôi, những cảm nhận chủ quan của những ngày chưa gặp Tiến buổi trưa tháng Năm ấy không sai lệch là mấy. Tôi đã từng hình dung Tiến hồn nhiên lắm lắm, hồn nhiên đến không ngờ. Nhưng thực sự, Tiến còn hồn nhiên hơn cả tôi đã từng hình dung nhiều lần. Bởi ngoài sự hồn nhiên vốn dĩ, Tiến còn giữ nguyên được cả sự ngạc nhiên, sự ngạc nhiên với tất cả những gì xung quanh anh, sự ngạc nhiên giữ chân anh làm nghệ sỹ.

Có chuyện kể rằng, trong một chuyến đi Nhật, Tiến đã ‘đi lạc’ khiến chủ nhà phải hốt hoảng tìm kiếm vì sợ anh sẽ muộn giờ tàu. Người ta cho 2 tiếng đồng hồ thảnh thơi để mỗi thành viên trong đoàn được tự mình thăm thú trước khi về tập trung lại tại bến tàu. Mọi người đều đúng hẹn, chỉ mình Tiến mất tích. Và đến khi anh được tìm ra, anh vẫn đang ngơ ngẩn chụp lại những kiến trúc đẹp tuyệt vời của thành phố ấy. Thế là có chuyện “Tiến hồn nhiên đi lạc” từ đó. Nhưng tôi không nghĩ là Tiến đi lạc. Người ta chỉ lạc khi mình định ra cho chính mình một cái đích cụ thể mà thôi. Còn Tiến thì không. Đời Tiến luôn là những chuyến đi, đi để mà đi, để hưởng trọn cái cảm giác lang thang sướng khoái, đi không hề cần biết đích đến. Mà đã chẳng có đích đến, sao có thể gọi là đi lạc đây??? Rồi tôi bắt đầu đọc thơ Tiến nhiều hơn, nghe ca khúc của Tiến nhiều hơn. Tôi nhận ra, anh không phải là một nhà thơ, không phải là một nhạc sỹ đơn thuần mà anh là một nghệ sỹ tạo hình âm thanh và câu chữ. Cái chất kiến trúc trong Tiến bộc lộ rất rõ, với những lớp lang, hình khối mơ hồ trong thơ và nhạc. Trong thế giới ấy của anh, người ta có thể hình dung ra rất rõ những bậc thềm, chiếu nghỉ, tam quan, hàng hiên, mái ngói… Thật lạ. Nhìn những bản thiết kế mà Tiến vẽ hiện đại thế nào thì thơ và nhạc của Tiến lại ‘kiến trúc’ nên những thứ cổ kính đến đối nghịch. Dường như, Tiến không thể thoát ra được khỏi những làng quê bé nhỏ bắc bộ thì phải. Anh như đứa trẻ con, ngơ ngác giữa chốn thị thành, đôi mắt lay láy vẫn còn vương lại những đồng chiều, cuống rạ, bỏ sau lưng…

Thí dụ:

Chiều nay đã thấy mùa Đông
Lù lù đợi sẵn cuối đồng gặt xong.....
Người bay trong khói đốt đồng
Làm tôi cứ tưởng đám đông nhạt nhòa.....
Thế rồi Lạnh Lẽo qua phà
Giắc gieo một tím hoa cà bên sông
Chiều nay gió, một làn Đông
Một làn hoa cúc, mắt trông một làn.....

Ngay cả trong những sáng tác mới mà Tiến đưa tôi nghe cũng vậy. Chất liệu âm nhạc thì hiện đại lắm nhưng cái thần của nó vẫn chẳng thoát ra khỏi bờ đê đầu làng. Nó cứ mang mang buồn, cái buồn của một chiều mùa đông, khói rạ lên hoang hoải ở những cánh đồng gặt xong còn trơ lại những xác xơ tiêu điều. Cái buồn ấy, nhiều khi ta bỏ quên vì những ồn ào phố thị. Nhưng nó còn hằn sâu mãi ở môt tạp chí giữa tháng, có cột mục Chân dung người nổi tiếng trong anh, dù là anh ở Hà nội, Sài gòn hay Paris, Toulouse. Và nhiều khi, ngồi với Tiến, mình để cái buồn của Tiến chạm vào, tự nhiên thấy hai mắt mình nhòa lệ, rưng. rưng…

Điển hình như ca khúc “Lên Chùa” của Nguyễn Vĩnh Tiến. Mỗi lần nghe, tôi như cảm, thấm được, không chỉ tiếng chuông mà, cả những khằn rêu thời gian mênh mang hồn tính dân tộc trong giai điệu lẫn ca từ… (*) Cách đây vài tuần, tôi nhắn tin cho Tiến “bao giờ anh qua Pháp vậy Tiến ơi?” và anh đã trả lời “Tháng Mười em ạ. Đang buồn vì sắp phải xa Việt nam”. Chúng tôi đã cùng im lặng sau câu trả lời ấy. Để rồi chỉ một tuần sau đó, Tiến hồ hởi gọi tôi “Anh vừa đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất” và hai anh em đã có một đêm ngồi uống thật sâu, giữa cơn mưa cuồn cuộn của Sài gòn trong một mé quán nhỏ. Trong cuộc nhậu ấy, chúng tôi đã nói rất nhiều về thi ca, về âm nhạc và về cả những khát vọng quá lớn của mình. Và khi tôi chợt nhắc về khái niệm “Vũ trụ song song” mà chúng tôi vừa trao đổi với nhau cách đó mấy ngày, Tiến hồn nhiên tới mức thốt lên “tại sao anh em mình không làm chung một album với chủ đề là Vũ trụ song song nhỉ?”. Tôi mỉm cười “Ai hát anh ơi?” nhưng thực ra trong lòng, tôi cũng háo hức lắm. Một vũ trụ song song với vũ trụ này; những vũ trụ song song với vũ trụ này; những vũ trụ chạm vào nhau và lại tạo ra những vũ trụ mới, tất cả, mềm mại, như những con người, giao phối với nhau và sinh ra những con người mới. Và ở vũ trụ này, tôi và Tiến đang uống ngất ngư với nhau nhưng có thể ở một vũ trụ khác, tôi và anh đang so kè nhau trên võ đài không chừng. Chẳng thể nào biết được một tôi ở nơi nào đó và một Tiến ở nơi nào đó giờ này đang song song làm gì? Tất cả chỉ là một cú gieo xúc sắc mà thôi, một cú gieo quyết định phương án của cả một đời. Ý niệm ấy đâu cứng nhắc như bản thân khoa học là sự khô khan vốn dĩ. Nó đủ mềm mại để viết mà, song song… “Đầy người hát mà em. Lo gì?” Tiến nói xong, anh vội vã lao ra ngoài hiên mưa.

Chắc anh có điện thoại và tôi ngồi lặng một mình nghĩ về cú gieo xúc sắc. Cú gieo nào đã cho chúng tôi trở thành bằng hữu của nhau? Chắc Thượng đế là một nhà thơ nên người mới đưa ra đáp án tuyệt vời như thế, hứng khởi như thế. Và dòng suy nghĩ của tôi bỗng sững lại khi Tiến ập về vội vã nói “Anh mới tặng em bài thơ, trên facebook em đó”. Tôi mở điện thoại đọc ngay, ngấu.nghiến. “Em tôi ham chơi/ Ngồi buộc mưa rơi/ Thành từng nút thắt..../ Mai mưa vắng mặt/ Ngồi gỡ anh đan/ Hồn anh gió tràn”. Và cũng chỉ vài phút sau, tôi đã gửi lại anh, một bài họa khác, gói gọn cũng chỉ trong mười sáu chữ ấy của Tiến. “Tôi, em, chơi, ham/ Ngồi thành nút thắt/ Buộc từng mưa rơi…/ Mai anh vắng mặt/ Anh ngồi gió tràn/ Hồn gỡ mưa đan”. Đó là một cuộc chơi vui, có thể nói là đôi phần nghịch ngợm tếu táo.

Nhưng nó chợt làm cho tôi hiểu, giữa cuộc đời dài này, kiếm tìm một người để có thể ngồi lại với nhau bằng những thứ tưởng như vô bổ như thế đâu dễ. Vài hôm nữa, Tiến sẽ đi rồi, chàng Candide hồn nhiên, ngạc nhiên sẽ đi rồi. Dịp gặp lại anh, ngồi uống cùng anh chắc cũng còn lâu lắm. Và tôi cứ hình dung ra, ở một phương trời rất xa, trong cái lạnh của mùa đông châu Âu, giữa những bông tuyết rơi xứ lạ, vẫn có một đôi mắt đau đáu nhìn của một trẻ thơ ngỡ ngàng với tất cả những gì xung quanh mình, ngỡ ngàng vì biết mình phải ra đi nhưng vĩnh viễn không thể trả lời được tại sao mình lại bỏ lại phía sau lưng những đồng chiều, cuống rạ. Trong hơi thở ấy vẫn sẽ có mùi khói rơm mang mang cuối ngõ. Trong cái nhìn ấy vẫn có một bờ cát dài ven sông, những bãi ngô non phất cờ cuối bãi. Con người ấy không bao giờ thoát được khỏi quầng ký ức ấy quanh mình, cho dù, song song đây, anh đang lơ vơ ở một vũ trụ nào, xa lắm…

Sài Gòn October 2013

Hà Quang Minh.

___________

(*) Quý bạn đọc có thể được ca khúc này từ:

http://www.baihatyeuthich.vn/musics/view/865/Len-chua/nghe-nhac


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
24 Tháng Ba 20235:39 CH(Xem: 41)
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ.
22 Tháng Ba 20233:29 CH(Xem: 51)
Lâu lắm rồi Ngần mới lại khóc, những giọt nước mắt buồn đến tê dại.
12 Tháng Ba 20231:11 CH(Xem: 112)
Khải nói qua điện thoại, từng chữ một nhả chậm.
23 Tháng Hai 202310:06 SA(Xem: 395)
Ừ! Nó phải trở lại thôi. Nợ trần chưa dứt. Cõi nhân gian đang đợi nó về...
07 Tháng Hai 20239:28 SA(Xem: 265)
Và cuối cùng sau một tuần dò la, săn đón, sáu Liên nhờ hai cô gái là Huế và Nhạn, đã dụ được Thơm để làm mồi tế thần cho ông Phiêu.
04 Tháng Hai 20231:37 CH(Xem: 434)
Cô ngước nhìn mảnh trăng trên đồi, nghe như trăng đang thầm thì kể chuyện
26 Tháng Giêng 202310:52 SA(Xem: 238)
Trên vách tường bóng cha cúi xuống, tiếng đàn bầu lại rung lên trong đêm, khắc khoải, đợi chờ...
23 Tháng Giêng 202310:45 SA(Xem: 204)
Hãy nhìn dương thế của chúng ta mà xem. Thật đáng tởm.
22 Tháng Giêng 202312:20 CH(Xem: 172)
Sau hơn sáu mươi năm, kể lại chuyện xưa, tôi chỉ còn biết mỉm cười!
11 Tháng Giêng 20239:04 SA(Xem: 325)
Tôi thầm gọi: Hoàng Sa ơi, hẹn ngày về lại Hoàng Sa!
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 7648)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8637)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18131)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 5853)
Trong sinh hoạt âm nhạc tại miền nam VN, 20 năm (1954-1975) rất nhiều người biết tên tuổi nhạc sĩ Ngọc Chánh.
(Xem: 8421)
Họ Phạm còn được nhìn nhận là người khai sáng môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, ở miền nam California.
(Xem: 4571)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
(Xem: 216)
Thơ Du Tử Lê sang trọng, giàu hình tượng, điển tích cùng với mối liên tưởng phong phú đi sâu vào tầng lớp sinh viên, trí thức.
(Xem: 9933)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 10088)
“Ngay sau khi gặp ông, tôi đã bước sang “chặng đường ngỡ ngàng.” Không ngỡ ngàng sao được khi mà đứng bên ông
(Xem: 4555)
Thi ca lan tỏa không chỉ trong từng ngóc ngách của căn nhà ông ở
(Xem: 15799)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5627)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5513)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 5924)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6113)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26427)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18295)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21642)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19583)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18051)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15475)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14579)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14767)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13797)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13587)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20676)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 27875)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32123)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,