ORCHID LÂM QUỲNH - Bố tôi, ở chốn nhân gian không thể hiểu!!!

02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 14778)
ORCHID LÂM QUỲNH - Bố tôi, ở chốn nhân gian không thể hiểu!!!

Tôi đã tự hứa sẽ không “nói xấu” Bố nữa, nhưng bố tôi huyền bí quá, phải ghi lại để cân bằng giữa con người văn chương và con người đời thường.

be-bo-11-2013-content


Ông Bố rất qhuyền bí! đó là chữ tôi hay dùng cho những việc Bố làm hàng hàng lớp lớp mà chỉ có những người ở cùng nhà mới chứng kiến.


Bố tôi ở nhà và, ông Du Tử Lê ngoài đường, là hai người khác hẳn nhau, khác đến nổi, khó tin những bài thơ của ông Du Tử Lê là do Bố tôi... làm!? Sao chữ nghĩa hay ho, những câu thơ cao siêu và huyền bí đến thế, có thể đi ra từ một người hồn nhiên, ngây ngô, dại khờ và trẻ thơ đến như vậy.

nhasan_01_w-content

Nhà thân hữu của Bố


Về chữ nghĩa tôi cũng xin nói ra đây nỗi lòng của mình. Có ai biết được rằng làm con một ông thi sĩ khổ lắm! ở chung nhà còn khổ bội phần!. Nỗi khổ triền miên là vấn đề ngôn ngữ, mình đâu có được ăn nói bỗ bã như người trần mắt thịt được.

Tôi thí dụ:

Năm nay tôi ba chục, thật mà nói, nghề nghiệp chưa vững, học hành chưa xong, con cái chưa có, nhà cửa thì đang ở chung với Bố Mẹ... như vậy thì đúng là phải nói: Đời tôi chẳng nên cơm cháo gì. Nhưng con ông Du Tử Lê thì đâu được nói năng tuệch toạc như vậy, phải nói cho ra thơ:

Thời gian qua hun hút, và ta đã làm chi đời ta

Công danh sự nghiệp chưa có, tình yêu cũng may là suôn sẻ, chứ giả sử xui mà gặp trường hợp đến sau người khác, có muốn kêu trời rằng, ôi! Ta đã đến chậm rồi, hay bỗ bã hơn thì nói: Mãi mãi em là người đến sau. Nói vậy thì đâu phải con ông Du Tử Lê, phải nói thế này nè:

Ta tiếc thiên đàng sớm lập xong”

nhasan_03-content


Rồi sau đó có oán trách người kia, thì phải nói:


"Gieo xuống đời nhau hạt thương đau!'
"


Còn giả sử bị ông Trời bắt phong trần thì phải tự an ủi:


"Ở chốn nhân gian không thể hiểu"

"Mất hay còn chưa hẳn khác nhau đâu"


Nói chung là khó ghê gớm để nói... thơ. Nhưng với Bố thì dễ ẹc, với Bố cái gì cũng ra thơ cả:


Tóc:
Tìm nhau. cổ tích trong hương tóc


Vai:
Đôi nhánh vai gầy thương thế gian


Ngực
: Ơn em ngực ngải môi trầm


Môi:
Ngực thơm hoa bưởi môi đưa bão về


Tay:
Bàn tay Bồ Tát em đời kiếp


Lưng:
Em vui áo lụa mềm lưng phố


Ngón chân
cũng có thơ luôn, không thể thơ mộng và lãng mạn hơn:


ngày nghiêng nhớ xuống đôi vai nhỏ
nghe lá reo mừng những ngón son

nhasan_02-content


Còn Bố mà thủ thỉ thì không chỉ kiến mà sư tử (Hà Đông) cũng riu ríu bỏ núi về đồng. Nghe bố tôi thương nè:


Gối, chăn kia, thương mãi chỗ ai nằm ?!?


Hình ảnh “Em” của Bố tôi:


- Dáng em công chúa lìa cung điện

- Ơn em dáng mỏng mưa vời

- Buổi sáng em về như Quan Âm

 

“Em” mà ngoảnh mặt, Bố sẽ than:


- Em vui áo lụa mềm lưng phố
có động lòng thương kẻ cuối đường?


- Hồn tháng Chạp cuối đời khua tiếng gậy
Em từ tâm còn đủ lượng bao dung


nhasan_04-content


Trời ơi, nói vậy mà ai không “động”, ai mà không “từ” hả trời! “động” quá cho nên đến nỗi này! Ô hình như tôi cũng đã vừa làm được câu thơ: “Động quá cho nên đến nỗi này!.” Í hay đó chứ, đâu có thua ông Du Tử Lê, gần đèn cũng sáng lên đôi chút!

Nhiều bạn bè của Bố nói, nghe ông Lê nói thì kiến trong hang cũng bò ra. Tôi đã nói ở trên, ở đó mà kiến trong hang, sư tử trong rừng sâu cũng lò dò xuống núi khi nghe Bố tôi “dụ khị”:

- tôi sẽ chỉ cho em, đây sự thật:
tấm lòng tôi… thương lắm! những đêm người!

- ân nghĩa nghìn sau vẫn chói lòa.

- em phục sinh ta từ mộ sâu

- Ơn em hơi thoảng chỗ nằm,
Dấu quanh quẩn dấu nỗi buồn một nơi
Tạ ơn em tạ ơn em!

Bố tôi mà “tạ” kiểu đó thì cứ nai lưng ra mà hầu vẫn thấy hạnh phúc ngập tràn.

maithao_dtl_content


Ai tin ráng chịu! Từ xưa nay khối người tin, trước mắt là mẹ tôi đó chứ ai xa xôi. Ngày xưa khi còn bác Mai Thảo, bác thương mẹ tôi lắm, bác sợ Bố bay bướm rồi Mẹ khổ, thỉnh thoảng Bác thăm chừng: “Lê nó có đối xử tốt với em không?” bác còn bày cho mẹ tôi: “Lê ra đường là ông Du Tử Lê, nhưng ở nhà là ông Lê Cự Phách, nếu không tốt với em thì em cho áo quần vào bịch rác nhá, vứt ra ngoài đường, đếch sợ nó nhá!”

Tôi sẽ không nói thơ nữa, đó không phải là lãnh vực của tôi. Phần Mẹ, Mẹ tôi mừng vô kể khi tôi không biết tí nào về thơ. Mẹ thú vị lắm với những câu sau đây:

Chồng tôi là một nhà thơ
Ra vào ngẩn ngẩn ngơ ngơ thế nào
Đến nay tôi rất tự hào
Con tôi chẳng có đứa nào làm thơ

Lãnh vực của tôi và của cả nhà là lom lom “canh” Bố, mỗi người tự canh một cách riêng, để mỗi tối trong bữa cơm gia đình kể cho nhau nghe. Những lúc như thế Bố tôi chỉ tủm tỉm cười, vì chắc thấy mình cũng đáng buồn cười thật!

Nhà tôi luôn có bữa cơm tối của gia đình. Cả nhà dù ai đó có thể về muộn thì cả nhà đều chờ đông đủ mới vào bàn. Có những hôm mẹ tôi đi làm về 11 giờ hay hơn thế, hay tôi về quá trễ thì cả nhà đều chờ cơm. Cơm tối gia đình rất vui, đó là dịp để cả nhà “báo cáo” tình hình của mỗi thành viên cho cả nhà nghe. Mẹ kể chuyện sở làm, tôi kể chuyện trường, Hân kể những chuyến đi show. Bố là người ít nói nhất, nhưng lại bị trả lời nhiều nhất.

Đề tài không chừng, có hôm này hôm kia, đủ khía cạnh cuộc đời. Có hôm đề tài là: Nếu có kiếp sau, sẽ thích làm đàn ông hay đàn bà. Tôi muốn làm đàn ông. Mẹ tôi thì muốn làm y chang như cũ (ý là muốn làm vợ bố lần nữa!? Eo ơi!) Bố thì muốn làm... đàn bà, lý do là để coi thử thế nào. Tính bố nhẹ nhàng, nói năng nhỏ nhẹ, lại ưa ăn mặc đẹp, quần màu này phải đi với áo màu này, và áo len thì phải khoác hờ lên cổ kể cả những hôm trời nóng phát rồ lên. Cho nên quyết định chung của cả nhà là cầu xin Thượng Đế cho bố tôi làm "chân dài" ở kiếp sau. Bố tôi tủm tỉm, chắc là thỏa chí lắm. Rồi hỏi Bố sẽ lấy ai làm chồng, Bố rất đăm chiêu, suy nghĩ lao lung làm như mình sắp là đàn bà thật. Mẹ tôi cũng coi bộ hoang mang không kém. Tôi đánh bạo hỏi: Bố “lấy" Bác T. làm… chồng Bố OK không? Cả nhà nín thở, chờ đợi.

Thôi, ngang đây tôi không muốn tiết lộ câu trả lời của Bố. Nhưng vui đáo để!

Chưa bao giờ tôi hỏi Bố nghĩ thế nào khi cả nhà cứ đem Bố ra cười trong buổi cơm. Ba mẹ con cứ thi đua nhau kể và Bố chỉ tủm tỉm, rất thiền. Thương vậy đó! Tôi thương Bố lắm, dạo sau này, vì bác sĩ nói ăn rau rất tốt, nên vừa vào bữa ăn là Bố ngốn nghiến rau, hết đũa nọ đến đũa kia, ăn giống như trả nợ cho xong. Sau đó thì vì đã ăn rau nên coi như tha hồ ăn thịt mỡ, da, lòng... Hôm nào mẹ kho thịt mỡ, bố tôi lấy đũa rẻ làm hai phần mỡ và thịt. Sau đấy ngang nhiên gắp miếng mỡ, bỏ phần thịt lại. Bố an tâm vì ngay từ đầu bữa đã ăn mấy đũa rau rồi. Cũng thế, mỗi ngày chạy trên treadmill, nhưng miệng phì phà thuốc lá, vì vững tin rằng vừa hút thuốc vừa chạy treadmill coi như... không hút thuốc.

Gần như Mẹ tôi đi làm suốt ngày, có hôm cắt cớ hỏi Bố: “Ở nhà anh làm gì?” “Anh làm thơ” Làm thơ cũng là “làm” trời ạ! Nghe vậy Mẹ tôi giao cho một công việc đời thường hơn, công việc dưới trần thế. Số là Mẹ đi làm về rất trễ, thường khoảng 9 giờ tối Mẹ có mặt ở nhà, cũng có hôm 11 giờ đêm mới về.

Sáng trước khi đi làm, Mẹ đã lo sẵn thức ăn, tối về chỉ hâm lại. Phần việc giao cho Bố là nấu dùm nồi cơm. Tôi kèm theo đây tấm hình Bố nấu cơm để biết kỹ thuật nấu cơm của một ông thi sĩ (Làm sao mà hiểu ở chốn nhân gian này có kiểu nấu cơm như thế!)

noicom-content


Bố không hề nhìn thấy nồi cơm bị kẹt sợi dây điện to tổ chảng nên làm sao bấm nút cook, mà cũng khôn lắm nghen, biết lấy napkin xếp lại để chèn vào. “Nồi cơm nhà mình bị hư, anh bấm nút hoài không được nên phải chèn bằng napkin” Bố hỉ hả vì sáng kiến của mình.

Cơm vẫn sống và cả nhà đói meo. Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.

cakoi_02-content

Cá Koi chờ thức ăn


Tuy không phải làm bất cứ công việc nào trong nhà, nhưng Bố tôi bận lắm. Sáng ngủ dậy “phải” ngắm chim, ngắm cá chừng nửa tiếng, ngắm chim, cá, chứ không phải ngắm thức ăn, nước uống của chúng, nên nếu thức ăn có cạn, nước có khô... chuyện đó là chuyện của nhân gian, Bố tôi không hiểu! không dính dáng gì đến người cõi trên là Bố. Sau khi “ngắm”, Bố ra quán cà phê, ngày nào cũng đi, kể cả lễ, tết, weekend, mưa gió bão bùng. Mẹ tôi gọi việc Bố ra quán cà phê mỗi sáng là job full time. Hôm nào chậm ra, là chuông điện thoại réo inh ỏi. Có lúc Mẹ tôi cũng rầu rĩ chút chút. Nhưng nếu có những buổi sáng Bố nằm ẹp trên giường, vì nóng sốt, cảm cúm, biếng ăn, mà không ra cà phê được thì Mẹ tôi lại rầu rỉ hơn gấp bội. Rồi thì Mẹ lại mong Bố ra cà phê, và cứ hỏi dò: “Anh ráng ngồi dậy ra cà phê cho thoải mái người!” Bố mà đi ra quán sau vài ngày nằm bẹp thì không gì Mẹ hạnh phúc hơn.

ket-content

Két cũng chờ thức ăn


Năm tôi 15 tuổi, Bố âu lo nói với Mẹ: “T. ơi! Con nó đã lớn mà sao anh chưa thấy nó có bạn trai? Anh hơi lo.” Đến năm tôi 23 tuổi, tôi có bạn, bạn tôi đi làm 9 giờ tối mới về và ghé thăm tôi. Thì lệnh của Bố, bạn tôi chỉ được ở chơi tối đa 10 giờ đêm phải về. Hôm nào bạn tôi ở lại trễ là y như rằng phòng Bố Mẹ vẫn còn sáng đèn, và chỉ tắt khi biết chắc bạn tôi đã về. Ban đầu tôi tưởng người thức “canh” tôi là Mẹ, ai ngờ đó là Bố, năm ấy tôi đã 23 tuổi! Một năm sau chúng tôi thành hôn và điều kiện duy nhất Bố đòi đàng trai là: Con gái tôi không làm dâu! Vợ chồng tôi ở chung với Bố Mẹ từ đấy.

Thời gian đầu H. không nói rành tiếng Việt nên không gia nhập cộng đồng nói xấu Bố, về sau, vì H. là người ở gần Bố nhiều nhất nên chuyện về Bố, H. là người biết rõ hơn bất cứ ai trong nhà. Việc trở thành con rể của Bố cũng làm hao hụt mức thu nhập của H. không ít. Những khách hàng hay 'đe' H.: Bác là bạn của Bố cháu, cháu phải lấy giá thật rẻ cho Bác. Xui cho H. bạn Bố quá nhiều nên mức thu nhập từ công việc làm ăn càng ngày càng bị bào mòn.

Vậy chứ nếu khách hàng không biết gốc gác của H. thì H. cũng bằng cách này hay cách nọ khiến họ phải biết H. là ai.


Mà trong nhà, đâu phải chỉ H. là như vậy!


Ý kiến bạn đọc
17 Tháng Tư 20246:56 CH
Khách
Nhìn cái hình hai người đứng kề nhau, mới thấy em có cái mủi, miệng và cái cằm y chang chú Du Tử Lê
09 Tháng Hai 20148:00 SA
Khách
Một cô con gái tuyệt vời.! Hèn chi cả thế giới y khoa không bỏ qua cơ hội nghiên cứu về gene .Chúc cô bạn có nhiều bài hay, tự nhiên như thế nữa.Dù cho ta ở xa quê. Lời thưa vẫn cứ đề huề Việt nam.Tặng bạn hai câu cù lần như rứa đó hỉ! Chúc vui .
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Sáu 20241:40 CH(Xem: 4782)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 1553)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 2059)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 1963)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 23302)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 1971)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 2276)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 7771)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 7487)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
27 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 12430)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20514)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15386)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17204)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 9904)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18303)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4782)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1553)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2059)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1962)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23302)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19839)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8635)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9642)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9102)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11987)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31531)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21405)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26334)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23762)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22541)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20652)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18793)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19938)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17547)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16666)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25546)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32902)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35478)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,