LÊ ĐÌNH ĐẠI - 3 đoản văn

21 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 10756)
LÊ ĐÌNH ĐẠI - 3 đoản văn

 

Hãy thử một lần bước đi 

Có một thiền sư hỏi thính chúng: “Cái gì là quan trọng nhất trong đời bạn?” Rồi cũng chính ngài trả lời: “Bước chân là quan trọng nhất”. Đúng vậy, những bước chân an lạc, những bước chân tỉnh thức là quan trọng nhất. Lo âu, bực bội, toan tính đều rụng rơi dưới bước chân đó. Ấy là về tâm, còn thân thì sao? Nếu bạn có bệnh – mà ai lại chẳng có bệnh – thì tôi có thể trả lời rằng những bệnh mãn tính hầu hết đều thu được lợi lạc, có khi lợi lạc rất lớn, đến mức coi như ổn định bệnh hẳn. Dĩ nhiên, muốn chữa bất cứ bệnh gì đều phải chữa đúng phương pháp với thuốc men, dinh dưỡng, rèn luyện, chuyển hóa tâm ý, thay đổi lối sống… Trong đó đi bộ là một trong những phương thuốc hiệu nghiệm, là những giây phút thư giãn tích cực tuyệt vời. Đi bộ, nếu hợp nhất thân và tâm về một mối thì trở thành hình thức và nội dung cao nhất của việc đi, đó là đi thiền:

“Từng bước gió mát dậy

Từng bước nở hoa sen”.

 

ledinhdai-content
Bác sĩ Lê Đình Đại và nhà thơ Nguyễn Lương Nhật 1992

Ở quê tôi, có một bà cụ đi bộ chân không mang dép giẫm lên sỏi đá bình thường. Cụ tuy gầy, mảnh khảnh nhưng sức khỏe rất tốt. Mỗi sáng cụ vào núi, vai quảy một chiếc đòn xóc, để chiều quảy ra một gánh củi tươi xanh.

 

Chúng ta nên đi bộ bằng dép đế bằng hoặc đế thấp.

Trong một dịp đi công tác vào Sài Gòn, tôi bỗng nghĩ rằng, nếu dân thành phố này biết đi bộ trong những cự ly gần, biết đi xe đạp trong những cự ly xa hơn thì thành phố đỡ biết bao vấn nạn: chết người, kẹt xe, ồn ào, ô nhiễm… (10.280 người chết do TNGT ở VN năm 2002!).

Cách đây vài tháng, một thầy thuốc hiền lành dưới chân đèo Hải Vân tặng tôi cuốn Kinh Lời Vàng, bất ngờ thay khi đọc đến trang 96, Đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, đi bộ có 5 công đức. Những gì là 5?

(1). Chạy giỏi.

(2). Có sức mạnh.

(3). Trừ ngủ.

(4). Ăn uống dễ tiêu mà chẳng sinh bệnh.

(5). Làm cho người tu dễ được định ý, làm cho được định ý và lâu lắm”.

Lúc đó, tôi vui mừng reo lên gọi điện thoại đọc nguyên văn cho anh tôi ở Cần Thơ nghe bài kinh cô đọng vô cùng giá trị chứng minh một cách hùng hồn những công đức lớn lao của việc đi bộ. Đi bộ thật là lý thú, thời gian vui sống chiếm ưu thế, khởi đầu và hoàn thành một ngày trong tâm trạng hân hoan, tính cáu gắt dường như đã lùi vào dĩ vãng, bởi vậy tôi luôn ngợi ca việc đi bộ, học thuộc lòng 5 công đức như thuộc lòng 5 giới và sẵn sàng truyền lại cho bất cứ ai.

Với công đức thứ tư: ăn uống dễ tiêu mà chẳng sinh bệnh cũng đã là một hiệu quả tuyệt diệu của việc đi bộ. Chỉ chừng đó thôi cũng cứu vãn hàng chục triệu người, nhất là ở phương Tây nơi chỉ đi xe hơi và lo nghĩ quá nhiều nên con người mắc chứng bệnh nan giải là ăn uống khó tiêu, một rối loạn dạng cơ thể, mà ngày nay y học xếp vào chương F4, là chương bao gồm các rối loạn tâm thần liên quan đến stress. Điều này thật chính xác vì từ ngàn xưa Đông y cũng đã kết luận thất tình nội thương nghĩa là bảy tình chí làm tổn thương các tạng phủ bên trong: quá vui, giận dữ, u buồn, tư lự, sầu thảm, sợ hãi và khiếp đảm (hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng).

Đi bộ với tâm rỗng rang là một phương thuốc chữa căn bệnh nan giải này. Bởi thế bà cụ mà tôi đã viết ở phần trên khi vào núi chỉ ăn cơm nguội, uống nước chè xanh nhưng rất ngon miệng. Dĩ nhiên cụ không biết khó tiêu là gì.

Giáo dục cũng vậy, học nhiều quá, ngồi ì một chỗ căng óc làm cho hệ tiêu hóa suy yếu, tỳ vị hư hại dẫn đến khó tiêu, hấp thu kém gây ra suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mà suy nhược là cửa ngõ của 1001 thứ bệnh. Cho nên một nền giáo dục toàn diện và hùng mạnh cần phải xem giáo dục thể chất cũng quan trọng như giáo dục tinh thần. Vận động, võ thuật, sống hòa mình vào thiên nhiên, đi bộ, chạy, nhảy, bơi lội, leo trèo… phải có một chỗ đứng vững chãi trong nền giáo dục hiện đại. Nếu không con người chỉ sống bằng cái đầu, ăn thực phẩm nhân tạo, ở nhà hộp bê – tông, quanh quẩn với điện thoại, ti vi, máy tính…con người sẽ trở nên tù túng, bức bách, cau có, khó chịu. Chính nó là đầu mối của các rối loạn tâm thần ngày càng khó chữa trị như lo âu, trầm cảm, ám ảnh, hoang tưởng, ảo giác, tự tử, nghiện ngập, tà dâm, bạo lực trong học đường, xung đột gia đình, khủng bố ngoài xã hội và xa hơn chính là chiến tranh trên phạm vi toàn thế giới. Xưa, đi học là học đạo làm người, ngày nay đi học chủ yếu để mưu sinh.

Hòa Thượng Tuyên Hóa vị tổ sư sáng lập Vạn Phật Thánh Thành khai thị:

“Phần lớn nền giáo dục bây giờ tuy dạy học trò, nhưng thật ra lại chú trọng đến việc bán sách (thu học phí) kiếm lời. Họ dạy làm sao để kiếm được chức vị cho cao, kiếm thật nhiều tiền, thành bậc danh nhân hay bậc nhất thế giới. Đó là họ chẳng dạy con em căn bản đạo đức làm người mà dạy cho con em tranh danh, đoạt lợi. Đó chính là bỏ gốc theo ngọn, đi ngược lại với đạo. Làm ngược lại với đạo thật là sai lầm lớn lao vô cùng”.

“Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật sẽ đưa người ta tới tử vong ngày càng nhiều, thậm chí toàn thể nhân loại có thể bị hủy diệt. Nếu nhân loại bị hủy diệt hết thì khoa học, triết học có ích gì?”

Ở một bình diện khác, khi được công đức thứ năm, tâm bạn sẽ an định. Đây chính là thiền lộ tâm an nhiên mà các thiền sư thường đề cập.

Con người có thể ngừng ăn vài tuần, ngừng uống vài ngày nhưng nếu ngưng thở vài phút thì sẽ chết. Như vậy thì cái nào quan trọng nhất: ăn-uống- thở? Mỗi ngày chúng ta thở bao nhiêu lít không khí? Khoảng 50.000 lít. Chính vì vậy, chúng ta cần có không khí trong lành để thở. Khi đi bộ, ta bước trong thiên nhiên và đó là những hơi thở trọn vẹn.

Bạn hãy thử một lần bước đi và mỉm cười.

2003

 

Một ngón tay út 

Thằng Hiên uống rượu cả ngày, tính tình trở nên thô lỗ, đôi khi độc ác.

Gia đình có năm anh em. Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài, mẹ nó lúc nào cũng bênh vực nó như thế. Nhưng Hiên thì bất hiếu. Ngày nó lấy vợ cả nhà đều về đông đủ, ai cũng lo, cũng mừng mong Hiên tiến bộ. Nhưng rồi ngựa quen đường cũ. Vợ nó rất buồn mà cắn răng chịu đựng, ngày ngày tần tảo giúp chồng lo kế sinh nhai.

Ngày sinh nó, cha nó bị vây trốn dưới hầm bí mật. Giờ chuyển bụng mẹ nó một mình một chiếu cắn ngón tay út khấn chồng về. Hiên vừa khóc oe oe thì cha cũng vừa bị trói dẫn đi rồi hy sinh.

Bốn người anh đều lập nghiệp phương xa. Giàu út ăn, khó út chịu. Nó ở nhà với mẹ. Làm ít nhưng phung phí nhiều. Uống rượu không hơn ai nhưng rất bốc, chỉ cần bạn bè khích nhẹ một câu là Hiên nốc ừng ực cả lít! Nó say, nó quậy, mẹ tóc mỗi ngày mỗi bạc, vợ khóc thầm đêm đêm. Quả thật, ở đời cả người điên cũng chạy trốn kẻ say.

Một hôm, anh Bồng – anh ruột nó – lái xe từ Sài Gòn về. Anh là tài xế xe khách, mười mấy năm lái xe vẫn ăn chay trường. Ngay đêm đó nó cứ say, say mèm, không kể ai ra ai.

Anh Bồng không nói một lời, rưng rưng nước mắt, cầm rựa đi thẳng ra sau hè, chặt đứt ngón tay út, tự băng vết thương, rồi tịnh khẩu luôn một tháng.

Hết ngày thứ ba mươi, thằng Hiên hỏi anh:

- Tại sao anh làm vậy?

Anh Bồng im lặng hồi lâu, mới nói:

- Em hư, lỗi ở anh một phần.

Thằng Hiên bỗng òa khóc...

 

 

Mừng ơi! 

Đang là giảng viên đại học thì đột nhiên Ngô Quang Mừng phát bệnh. Anh lang thang từ Bắc vào Nam. Tại Đà Nẵng vào dịp lễ Quốc khánh, công an giữ anh lại rồi chuyển vào Bệnh viện tâm thần thành phố. Dáng Mừng cao gầy, mảnh khảnh. Anh thường nghe hoài một ảo thanh vọng lại: “Em thương anh, em yêu anh…” rồi vừa tha thẩn vừa khoái chí cười tủm tỉm.

Thấm thoắt đã sáu năm trôi qua. Sau bao năm tìm kiếm mẹ anh hay tin vào đón anh về lại quê nhà. Nhà anh nghèo, vé tàu, tiền đi đường bệnh viện đều lo chu đáo. Trước lúc ra đi, anh chào hết mọi người. Chào những bạn đồng viện từng chia ngọt sẻ bùi. Nguyễn Lương Nhựt tiễn anh bằng bài thơ:

Mừng ơi! Bạn được thành người,

Hồn cây lá cũng vui cười xôn xao…

Anh chào nhân viên, những người từng lo cho anh chén cơm, viên thuốc, từng dốc lòng dốc sức cứu anh thoát khỏi những cơn trầm uất với ý định tự sát… May thay, tất cả đã qua đi anh vẫn sống để hôm nay mẹ anh còn trông thấy đứa con trai độc nhất của bà. Bà khóc hoài, khóc mãi, nghẹn ngào đến không cất được thành lời…

Tôi dặn anh:

- Anh Mừng về quê nhớ uống Aminazin mỗi ngày, phải uống thuốc đều như ở đây thì bệnh tình mới ổn, có thể giúp mẹ anh trong lúc tuổi già. Có gì nhớ viết thư cho anh em.

- Dạ vâng, nhất định rồi.

- Anh “đăng ký thường trú” ở đây thật lâu, trước lúc anh đi, tôi hỏi đùa một câu nhé. Thế anh có biết mình bị điên không?

- Vâng, có điên nhưng….

- Nhưng sao?

Mừng siết chặt tay tôi rồi nói nhỏ nhẹ: - Em điên, điên thật nhưng em không khùng… vào đây xung quanh em đều là người bệnh tâm thần vậy mà em thấy dễ chịu hơn hồi còn đi dạy học. Xa họ em rất buồn, em biết rồi chẳng bao giờ có thể quay lại đây nữa. Người ở tù lâu xa tù còn nhớ huống gì em.

Nói đến đó Mừng bỗng ôm chầm tôi rồi bật khóc nức nở, nước mắt thấm ướt chiếc áo blouse, tan trong lòng tôi nồng ấm…

Tôi tiễn hai mẹ con Mừng lên đường. Trong cánh tay người mẹ, Mừng bước đi chầm chậm…Tôi biết, anh đang đi về phía ấy…quê anh…Phương ấy thâm trầm và thơ mộng…

Đã bao năm trôi qua, đã bao lần tôi muốn bỏ nghề đi làm việc khác mà sao tôi vẫn ở đây? Dường như có một sợi dây vô hình, một tình yêu xanh thẳm níu giữ chân mình…và tại sao tôi lại yếu mềm đến thế! Hôm chia tay với Mừng, cái ngày xa xưa ấy trong mắt mình ngấn lệ…

Giờ đây, tôi mới thật sự hiểu mình. Tôi biết, tôi đang đi về phía ấy… Người đi về phía thâm trầm và thơ mộng…

 

Lê Đình Đại

(Trích tập “Gió từ bàn tay mở”)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười Một 202410:41 SA(Xem: 13)
Từ lúc trung học đệ nhị cấp, tôi đã là người cọp sách chuyên nghiệp.
31 Tháng Mười 20245:51 CH(Xem: 144)
Ở hai bên con đường một chiều đi tới miền khuất mặt, nhiều thứ đẹp lắm, chạy nhanh thở gấp thì không thấy được đâu.
31 Tháng Mười 20248:41 SA(Xem: 48)
Chỉ định ghé vào tiệm sách mua mấy chiếc bao thư và một lọ hồ dán mà ông lại lang thang giữa các quầy sách gần hai giờ đồng hồ
21 Tháng Mười 20248:22 SA(Xem: 97)
Thời đó, lũ con trai chúng tôi khoái chơi với ve sầu, dế hơn là bươm bướm.
13 Tháng Mười 20242:31 CH(Xem: 349)
Mãi mãi tôi chờ quỳnh dưới đáy hồ nước xanh trong và thơm như môi nàng.
25 Tháng Chín 20247:47 SA(Xem: 566)
Bên bờ Đông Hồng Hải, trong buổi chiều đang chìm dần theo một Mặt Trời rất đỏ, có người trai Lebanon lặng lẽ giữa những nỗi-niềm-chung-riêng-quá-đỗi
15 Tháng Chín 20249:22 SA(Xem: 650)
Ngược dòng. Tôi ngược dòng trận đại hồng thủy và loạt vỡ núi kinh dị trong lịch sử khí hậu Việt Nam...
07 Tháng Chín 20249:21 SA(Xem: 681)
hãy nghĩ về những ngọt ngào thú vị ngày xưa
31 Tháng Tám 20248:20 SA(Xem: 789)
Ước gì có ai vẽ được linh hồn của những giọt mưa!
21 Tháng Tám 20245:08 CH(Xem: 723)
Phán quan để tập giấy trắng xuống trước mặt tôi.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21060)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15944)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17590)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10305)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18770)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5127)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1865)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2415)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2252)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23567)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20052)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8861)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9898)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9274)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12330)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31818)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21554)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26602)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24040)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22833)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20947)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18980)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20157)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17720)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16807)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25883)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33202)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35609)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,