
Về Từ Vô Vọng
về tự một dòng sông
em nồng nàn như biển
gió cuốn muôn nghìn năm
lấp chôn tình vô vọng
về tự một mùa đông
em rầu rầu sương cỏ
hồn mưng mưng mây mù
mắt bơ phờ cõi nhớ
về tự một ngày mưa
em não nùng oan khổ
cây khẳng khiu đợi chờ
lá một đời héo úa
về tự một tình đau
môi ứ tràn máu mặn
ngực ngậm lời trăm năm
Tên Quốc Duy khá xa lạ với nhiều người, kể cả tôi. Tuy nhiên, QD có một chất giọng trầm ấm đầy nam tính, và có trình độ khá vững về kỹ thuật thanh nhạc nên khi hát các nốt thấp nhất (về từ một….) không bị mờ đục, và khi hát ở nốt cao nhất (…nhớ) vẫn vang khỏe và ngân độ dài của nốt đến cuối nhịp. Đặc biệt là QD hát chuẩn xác không sai bất cứ một chi tiết nào của bản nhạc từ những nốt luyến láy nhỏ đến tất cả các dấu trong tiếng Việt, nhất là các chữ có dấu “hỏi”
Có điều QD không có giọng riêng như Sĩ Phú, Elvis Phương, Tuấn Ngọc, Vũ Khanh… mà dù ta có nhắm mắt lại nghe thì vẫn nhận ra sắc giọng riêng của từng người. Còn QD, dù tôi đã nghe đi nghe lại cả tuần nay nhưng vẫn không thể nhận ra được âm sắc riêng của giọng hát anh. Hay là QD đã ứng dụng quá nhiều kỹ thuật thanh nhạc khi chuyển qua thể loại ca khúc phổ thông chăng?
2. Nhạc sĩ Thanh Trang, nổi tiếng nhất với ca khúc “Duyên Thề”. Những dịp nói chuyên về âm nhạc ông đều khuyên giới trẻ nên tự viết giai điệu và tự đặt lời cho các ca khúc của mình thì nó tự do phóng khoáng hơn. Còn phổ nhạc cho một bài thơ, theo ông nó bị gò bó, tù túng như phải giải một đề thi bắt buộc nên nét nhạc không thể nào bay bổng và giai điệu cũng khó có thể phát triển tự do theo ý mình được.
Hoạ sĩ Tạ Tỵ thì khắt khe hơn, chỉ xin trích một vài đoạn ngắn trong bài viết dài của ông đã được đăng trên trang nhà “…Thơ có cái hay của thơ. Nhạc có cái hay của nhạc. Thơ để đọc, để suy gẫm về lời và ý thơ, chứ không phải để nghe tiếng đàn, tiếng sáo cùng các nhạc khí làm mất hết cái uy thế của thơ, thơ chỉ còn là phần phụ, phần chính là nhạc. Sự thực cả hai đều là chính, nếu ta đừng giao duyên chúng với nhau. Ngay như bài Khúc Thụy Du, một bài thơ rất hay của Du Tử Lê, khi nó được phổ nhạc, thì kỹ thuật âm nhạc đã nắm giữ phần chính, thơ chỉ còn là phần lời hát…”
3. Tôi thích tất cả các sáng tác riêng của nhạc sĩ Đăng Khánh (nên từ giọng hát của Nguyên Khang tôi đã ký âm bài Sài Gòn Buồn Cho Riêng Ai…? với ít lời bình để tặng ông) và chọn cả ba bài thơ phổ nhạc của ông đều là của nhà thơ Du Tử Lê: Lệ Buồn Nhớ Mi, Em Ngủ Trong Một Mùa Đông, K.khúc Của Lê, vì chúng tổng hợp cả ba khuynh hướng chính như:
-Một là ghép hai ba bài thơ lại với nhau.
-Hai là bổ sung ý, thay đổi lời đến cả nửa bài thơ.
-Ba là hầu như giữ trọn ven cả bài thơ.
Và tôi yêu thích nhất “K.Khúc Của Lê” do bài thơ được giữ hầu như trọn vẹn, với hy vọng nó sẽ ở vị trí trung dung giữa hai quan niệm của nhạc sĩ Thanh Trang và họa sĩ Tạ Tỵ?
Cũng như ca sĩ Quốc Duy, tên Tịnh Hiếu cũng khá xa lạ với nhiều người. Điều đáng quí là nếu chưa tự viết giai điệu và đặt lời cho ca khúc của mình thì TH đã chọn hình thức thơ phổ nhạc, nhưng luôn cố gắng giữ hầu như trọn vẹn tất cả các bài thơ.
Điển hình là bài “Em Nồng Nàn Như Biển” chỉ có đảo câu và đảo nhóm chữ để nét nhạc về chủ âm cho có cảm giác kết thúc vậy thôi:
a/ Đảo câu:
ngực ngậm lời trăm năm
hồn đìu hiu rủ bóng
b/ Đảo nhóm chữ:
lá một đời héo úa
lá héo úa một đời
Mà như vậy, hình như nó cũng không sai văn phạm nữa?
Lá héo úa một đời
(s) (v) (adv)
Kính chúc BBT/DTL và quí độc gỉa một năm Ất Mùi An Khang Thịnh Vượng.
(Diệu Huê/giáo viên nhạc)